avatart

khach

icon

Vay vốn thế chấp sổ bảo hiểm xã hội có hợp pháp không?

Kiến thức vay thế chấp

- 28/05/2021

0

Kiến thức vay thế chấp

28/05/2021

0

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) mới, người lao động có toàn quyền xử lý, sử dụng sổ BHXH hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật. Vậy vay thế chấp sổ bảo hiểm xã hội có hợp pháp không?

Mục lục [Ẩn]

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động có quyền được giữ sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) để quản lý, theo dõi quá trình đóng bảo hiểm xã hội của chủ doanh nghiệp. Lợi dụng điều này, tại một số địa phương đã xảy ra tình trạng người lao động đem sổ bảo hiểm xã hội đi thế chấp ngân hàng để vay vốn tín dụng.

Thế chấp sổ BHXH có vi phạm pháp luật?

Căn cứ Điều 317 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về thế chấp tài sản như sau:

"Điều 317. Thế chấp tài sản

1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp".

Như vậy việc người lao động thế chấp sổ bảo hiểm xã hội để vay tiền là không trái với quy định của pháp luật. Đây chỉ là một giao dịch dân sự thông thường.

Vay thế chấp sổ bảo hiểm xã hội

Vay thế chấp sổ bảo hiểm xã hội

Sổ BHXH vay được bao nhiêu tiền? Thế chấp ở đâu?

Khi vay thế chấp sổ bảo hiểm xã hội số tiền được vay thường thấp hơn so với mức trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần. Khách hàng có thể tham kham khảo bài viết: Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần cập nhật mới nhất để biết thêm thông tin. Ngoài ra, số tiền được vay còn phụ thuộc vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội và quy định của tổ chức cho vay. Mức cho vay thường khá thấp chỉ từ 5 - 15 triệu đồng.

Tuy nhiên, đây là hình thức vay vốn khá rủi ro với bên cho vay nên có rất ít tổ chức chính thống chấp thuận cho vay. Không có một ngân hàng, công ty tài chính nào triển khai sản phẩm cho vay thế chấp bằng sổ bảo hiểm xã hội. Vì vậy, bạn chỉ có thể vay vốn bằng hình thức này thông qua các tiệm cầm đồ.

Có được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội đã thế chấp không?

Cầm đồ, thế chấp sổ bảo hiểm xã hội là điều KHÔNG được phép. Người lao động cầm cố sổ bảo hiểm không những KHÔNG được cấp lại sổ mới mà còn có thể bị phạt đến 01 triệu đồng.

Theo Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm. Sổ là cơ cở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định. Luật này cũng quy định người lao động có trách nhiệm bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, nhiều người lao động mang sổ bảo hiểm xã hội đi cầm cố, sau đó đề nghị cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp lại sổ với lý do bị hỏng, bị mất. Trong những trường hợp người lao động đã thế chấp, cầm cố sổ bảo hiểm xã hội thì không được cấp lại sổ mới.

Đồng thời, theo khoản 1 Điều 27 Nghị định 95/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, trong trường hợp này, người lao động còn có thể bị phạt từ 500.000 đồng - 01 triệu đồng vì hành vi kê khai không đúng sự thật.

Theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội, người nào tham gia bảo hiểm xã hội thì chỉ người đó được hưởng các quyền lợi hoặc thân nhân được hưởng trong trường hợp người đó bị chết (chế độ tuất). Do đó, bên nhận cầm cố sổ bảo hiểm cũng không được lĩnh lương, trợ cấp hay hưởng bất cứ quyền lợi nào khác từ sổ bảo hiểm của bên cầm cố.

Vì vậy, sổ bảo hiểm xã hội đã thế chấp sẽ KHÔNG được cấp lại mà còn có thể bị phạt hành chính. Và bên nhận thế chấp cũng không được hưởng lợi ích từ sổ bảo hiểm xã hội của người thế chấp.

Khách hàng nên tham khảo các sản phẩm vay thế chấp ngân hàng, so sánh lãi suất, điều kiện, thủ tục để lựa chọn được gói vay phù hợp nhất.

Vay thế chấp sổ bảo hiểm xã hội có hợp pháp không?

Vay thế chấp sổ bảo hiểm xã hội có hợp pháp không?

Rủi ro khi vay thế chấp bảo hiểm xã hội

Việc thế chấp bảo hiểm xã hội tiềm ẩn nhiều rủi ro, đối với người lao động, người nhận thế chấp và cả cơ quan bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:

Đối với người lao động

Có rất nhiều trường hợp, sau khi thế chấp sổ BHXH để vay tiền, không ít lao động đã đến cơ quan BHXH báo mất sổ và đề nghị cấp lại do thủ tục khá đơn giản. Người lao động chỉ cần có đơn trình báo mất sổ BHXH, đơn đề nghị cấp lại sổ BHXH có xác nhận của chính quyền địa phương, giấy xác nhận quá trình đóng BHXH, giấy xác nhận chưa được giải quyết trợ cấp một lần của cơ quan BHXH, tờ khai cấp sổ…

Sau đó, người lao động nộp những giấy tờ trên cho cơ quan BHXH, trong thời hạn giải quyết theo quy định, cơ quan BHXH sẽ cấp lại sổ BHXH cho NLĐ. Đến hạn, họ có thể cầm sổ BHXH này để đi nhận trợ cấp BHXH một lần với đầy đủ giấy tờ thật và người thật.

 Tuy nhiên, đối với những người lao động đã mang sổ BHXH đi thế chấp để vay tiền, nếu gian dối trong việc khai mất sổ để làm lại sổ mới mà bị cơ quan BHXH phát hiện, người lao động sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP. Theo đó, người lao động sẽ bị phạt tiền từ 500.000-1.000.000 đồng nếu có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp.

Đối với người nhận thế chấp

Thực chất sổ BHXH chỉ có giá trị khi người lao động đến cơ quan BHXH xác định đúng nhân thân, đúng cơ sở dữ liệu thì mới được giải quyết và hưởng chính sách. Đến khi đó, bên nhận thế chấp sổ BHXH có nguy cơ mất trắng, và khó có thể thu hồi lại được số tiền đã cho vay, bởi sổ BHXH họ giữ trong tay không có giá trị hoặc không còn giá trị trong trường hợp họ báo mất và xin cấp làm lại sổ BHXH.

Trong trường hợp này, bên cho vay cần có công văn gửi doanh nghiệp nơi người lao động làm việc hoặc cơ quan BHXH đề nghị phối hợp trong việc cấp và chi trả chế độ cho người lao động đã đem sổ BHXH thế chấp để vay tiền.

Đối với cơ quan bảo hiểm xã hội

Trên thực tế, cơ quan BHXH không có trách nhiệm chi trả tiền chế độ BHXH của người lao động cho ngân hàng nếu ngân hàng không được người lao động ủy quyền theo luật định. Lý do là vì việc hưởng chế độ BHXH mang tính đặc thù, gắn liền với nhân thân của một cá nhân nhất định và đối tượng hưởng được luật quy định cụ thể nên cơ quan BHXH phải thực hiện việc giải quyết, chi trả các chế độ BHXH đúng đối tượng và tuân thủ các quy định của pháp luật.

Do đó, nhằm hạn chế những tranh chấp phát sinh sau này liên quan đến việc thế chấp sổ BHXH, các doanh nghiệp, cơ quan BHXH cần tăng cường tuyên truyền đến người lao động về những hậu quả pháp lý khi mang sổ BHXH đi thế chấp, đồng thời có hình thức xử lý nghiêm đối với những cá nhân cố tình khai báo gian dối.

Trên đây là những thông tin về vay thế chấp sổ BHXH, mà bạn có thể tham khảo. Để giải đáp mọi thắc mắc bạn có thể để lại thông tin liên hệ, nhân viên TheBank sẽ liên hệ giải đáp nhanh nhất.

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

4 (4 lượt)

4 (4 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn vay thế chấp

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH LÃI SUẤT VAY VỐN

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *