avatart

khach

icon

Những kiến thức cơ bản về lãi suất trái phiếu bạn cần biết

Chứng khoán

- 30/07/2018

0

Chứng khoán

30/07/2018

0

Khi tham gia vào thị trường trái phiếu, bạn nhất định phải hiểu rõ tất cả các thông tin liên quan về lãi suất trái phiếu nhằm giảm thiểu rủi ro khi có biến động diễn ra.

Mục lục [Ẩn]

Trái phiếu là gì?

Trái phiếu được xem là chứng nhận nghĩa vụ nợ của công ty phát hành với nhà đầu tư, hay còn gọi là người sở hữu trái phiếu với khoản tiền cụ thể, được gọi là mệnh giá trái phiếu, trong một khoản thời gian cụ thể xác định cùng mức lợi tức đã được quy định trước.

Người phát hành trái phiếu có thể là doanh nghiệp, tổ chức chính phủ hoặc nhà nước.

Người mua trái phiếu có thể là cá nhân, doanh nghiệp hoặc chính phủ.

Nhà phát hành trái phiếu có thể là doanh nghiệpNhà phát hành trái phiếu có thể là doanh nghiệp

Xem ngay: Có nên đầu tư trái phiếu công ty để có lợi suất cao hay không? Để có thể chọn kênh đầu tư khôn ngoan nhất và mang lại nguồn thu đều đặn cho bạn.

Lãi suất trái phiếu là gì?

Lãi suất trái phiếu hay còn được biết đến là lãi suất danh nghĩa, thường được ghi trên trái phiếu hoặc người phát hành sẽ công bố trước khi mua.

Lãi suất này sẽ được xác định theo một tỉ lệ phần trăm nhất định so với mệnh giá trái phiếu. Hơn nữa, lãi suất trái phiếu còn được xem là căn cứ để xác định lợi tức trái phiếu – là tất các các phương pháp tính lợi nhuận.

Có 5 loại lợi tức trái phiếu phổ biến mà bạn cần quan tâm khi tham gia thị trường này, với mỗi lợi tức khác nhau sẽ có cách tính toán khác nhau:

  • Lợi tức đáo hạn
  • Lợi tức hiện tại
  • Lợi tức danh nghĩa
  • Lợi tức thu hồi
  • Lợi tức thực nhận

Lãi suất đáo hạn của trái phiếu là gì?

Lãi suất đáo hạn hay còn gọi là lợi tức đáo hạn là thông số lợi nhuận phổ biến hiện nay. Lãi suất đáo hạn thường được dùng để tính toán xem nếu trái phiếu được giữ đến kỳ đáo hạn và tất cả các trái phiếu này được tái đầu tư ở mức tỉ lệ lợi tức đáo hạn thì mức lãi trái phiếu là bao nhiêu.

Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp là những trái phiếu do doanh nghiệp nhà nước, các công ty cổ phần hoặc trách nhiệm hữu hạn phát hành để tăng vốn hoặc mở rộng kinh doanh. Trái phiếu doanh nghiệp có nhiều loại và khá đa dạng. Vì thế lãi suất cũng được phân thành nhiều loại, cụ thể như sau:

  • Lãi suất cố định được tính cho trái phiếu mà lợi tức được xác định trước theo một tỷ lệ phần trăm cố định tính theo mệnh giá của trái phiếu.
  • Lãi suất biến đổi được tính cho trái phiếu mà lợi tức được trả ở từng kỳ là khác nhau và tính theo lãi suất biến đổi dựa vào một lãi suất tham chiếu.
  • Lãi suất bằng không được tính cho trái phiếu mà người mua không nhận được lãi nhưng lại được mua với giá thấp hơn mệnh giá quy định và được hoàn trả số tiền đúng bằng mệnh giá khi đến ngày đáo hạn.

Như đã đề cập bên trên, tùy vào từng doanh nghiệp và kỳ hạn trái phiếu mà sẽ có lãi suất trái phiếu 5 năm, lãi suất trái phiếu 10 năm khác nhau. Vì thế bạn cần biết rõ về mức lãi suất này trước khi mua để có sự tính toán đầu tư hợp lý nhằm tối đa lợi nhuận kiếm được.

Xem ngay: Trái phiếu ngân hàng Vietinbank an toàn cao, sinh lời tốt để có thể có được một kênh tài chính an toàn và sinh lời.

Lãi suất trái phiếu chính phủ

Nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Chính phủ, chính phủ phát hành trái phiếu để huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân cũng như các tổ chức kinh tế, xã hội. Bởi vì chính phủ luôn được coi là nhà phát hành uy tín nhất trên thị trường nên trái phiếu chính phủ được xem là ít rủi ro nhất.

Vì thế, lãi suất trái phiếu chính phủ thường sẽ thấp hơn so với trái phiếu doanh nghiệp. Bạn có thể tham khảo mức lãi suất chính phủ theo bảng dưới đây, tính từ thời điểm ngày 01/07/2018:

Thời gian Hiện tại 1 tháng trước 1 năm trước
Lãi suất trái phiếu 5 năm 3,61% 3,753% 4,848%
Lãi suất trái phiếu 10 năm 4,743% 4,658% 5,634%

 Lãi suất khác nhau với từng thời gian đáo hạnLãi suất khác nhau với từng thời gian đáo hạn

Nhìn chung thị trường trái phiếu có phần phức tạp đối với những nhà đầu tư mới nhưng bạn có thể yên tâm rằng, thị trường trái phiếu vẫn được quy định giữa sự cân bằng rủi ro và lợi nhuận, khá giống với thị trường chứng khoán. Vì thế khi tham gia thị trường này, ngoài việc nắm rõ các thuật ngữ cơ bản, bạn cũng nên biết các chỉ số tính toán cơ bản để tìm ra những điểm quen thuộc của nhân tố thị trường để có thể giảm rủi ro xuống mức thấp nhất.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *