avatart

khach

icon

Như thế nào là đầu tư trái phiếu?

Chứng khoán

- 30/07/2018

0

Chứng khoán

30/07/2018

0

Đầu tư trái phiếu là một trong những loại đầu tư an toàn và tăng giá trị tài sản nhanh nhất. Là một nhà đầu tư chuyên nghiệp nhất định bạn sẽ không bỏ qua nó và phải biết như thế nào là đầu tư trái phiếu?

Mục lục [Ẩn]

Trái phiếu là gì ?

Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn. Phát hành trái phiếu là đi vay vốn.

Trái phiếu về bản chất là một khoản vay có kỳ hạn, trong đó người mua trái phiếu (trái chủ – bondholder) cho bên phát hành trái phiếu (bond issuer) vay.

Người phát hành có thể là doanh nghiệp (trái phiếu trong trường hợp này được gọi là trái phiếu doanh nghiệp – corporate bond), một tổ chức chính quyền như Kho bạc nhà nước (trong trường hợp này gọi là trái phiếu kho bạc – Treasury bond), hay chính phủ (trong trường hợp này gọi là công trái hoặc trái phiếu chính phủ – government bond).

Đầu tư trái phiếu là hình thức chứng khoán do các công ty phát hành ra để huy động vốn đầu tư, có một mệnh giá nhất định.

Những đặc điểm của đầu tư trái phiếu là gì?

Thu nhập của trái phiếu là tiền lãi, là khoản thu cố định thường kỳ, và không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Trái phiếu là chứng khoán nợ, vì vậy khi Công ty bị giải thể hoặc phá sản thì trước hết Công ty phải có nghĩa vụ thanh toán cho các Trái chủ (bondholder) trước, sau đó mới chia cho các Cổ đông (shareholder).

Với những đặc điểm trên, trái phiếu có tính ổn định và chứa đựng ít rủi ro hơn cổ phiếu. Vì vậy, trái phiếu là loại chứng khoán được các nhà đầu tư ưa chuộng.

Tổng quan thị trường đầu tư trái phiếu Việt Nam

Hiện nay trên thị trường đã có 04 loại trái phiếu được phát hành và giao dịch trên thị trường gồm:

  • TPCP do Bộ tài chính ủy quyền cho Kho bạc Nhà nước tổ chức phát hành.
  • Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do Doanh nghiệp, các ngân hàng chính sách của nhà nước và các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng thuộc đối tượng được cấp lảo lãnh theo quy định.
  • Trái phiếu chính quyền địa phương: ví dụ Hà Nội, TPHCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai
  • Trái phiếu doanh nghiệp

Xem ngay: Có nên mua trái phiếu ngân hàng khi thị trường đang biến động? Để có thể chọn kênh đầu tư thông minh nhất và sinh lời cho bạn.

Đầu tư trái phiếu Chính Phủ

Các hình thức đầu tư trái phiếu tại Việt Nam

Phần này người viết chỉ trình bày dưới góc độ hoàn thiện chứng từ để đầu tư trực tiếp trái phiếu hoặc gián tiếp đầu tư trái phiếu thông qua công ty quản lý quỹ.

  • Đầu tư trực tiếp: Trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết.
  • Đầu tư qua quỹ: Trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết, trái phiếu doanh nghiệp đã niêm yết, trái phiếu chính phủ.

Thực hiện đầu tư trực tiếp trái phiếu chính phủ và trái phiếu đã niêm yết đã có quy trình hướng dẫn cụ thể qua các văn bản của BTC, UBCKNN, Trung tâm lưu ký, Ngân hàng lưu ký sẽ không được đề cập đến.

Đầu tư trái phiếu trực tiếp​

Quy trình thực hiện:

Tổ chức tư vấn phát hành cho Doanh nghiệp sẽ thực hiện tìm kiếm khách hàng, và làm các tư vấn cần thiết cho Khách hàng/Nhà đầu tư trên cơ sở hồ sơ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp. Từ đó, Khách hàng/Nhà đầu tư thực hiện hoàn thiện quy trình đầu tư.

Bước 1: Nhà đầu tư ký hợp đồng đặt mua/hợp đồng mua sơ cấp với tổ chức phát hành.

Bước 2: Nhà đầu tư chuyển tiền thanh toán cho tổ chức phát hành theo thời gian quy định và nhận giấy chứng nhận sở hữu/giấy xác nhận số dư sở hữu từ Tổ chức phát hành hoặc Đại lý quản lý chuyển nhượng.

Bước 3: Đến hạn thanh toán lãi/gốc, Tổ chức phát hành/Đơn vị được TCPH ủy quyền thành toán chuyển tiền thanh toán lãi/gốc cho Nhà đầu tư.

Đầu tư trái phiếu gián tiếp​

Nhà đầu tư có thể đầu tư gián tiếp thông qua việc mua chứng chỉ quỹ đầu tư trái phiếu của Công ty quản lý quỹ. Thông thường trên thị trường hiện nay các quỹ này là các quỹ mở. (Quỹ đóng không còn hấp dẫn: các quy định chặt chẽ, dẫn đến thanh khoản kém, NAV có thể cao, nhưng giá chứng chỉ quỹ vẫn thấp….).

Nắm vững những kiến thức về đầu tư trái phiếu để tránh những rủi ro

Bạn nên tham khảo ngay: Những kiến thức cơ bản về lãi suất trái phiếu bạn cần biết để có thể tự mình tính toán khoản lãi suất trái phiếu mà bạn có ý định mua.

Quy trình thực hiện:

Tổ chức tư vấn phát hành cho Quỹ hoặc Quỹ sẽ thực hiện tìm kiếm khách hàng, và làm các tư vấn cần thiết cho Khách hàng/Nhà đầu tư trên cơ sở hồ sơ phát hành chứng chỉ quỹ. Từ đó, Khách hàng/Nhà đầu tư thực hiện hoàn thiện quy trình đầu tư.

Quỹ này là quỹ đầu tư trái phiếu: Chỉ được mua trái phiếu và có tỷ lệ nhất định cho từng loại trái phiếu của các lĩnh vực khác nhau (bất động sản bao nhiêu %, ngân hàng bao nhiêu %,…..)

Bước 1: Nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch đăng ký mua chứng chỉ quỹ cho đại lý ủy quyền phân phối (lần đầu hay lần tiếp theo đều phải mở tài khoản).

Bước 2: Thực hiện đặt lệnh mua bán theo quy định. Mỗi quỹ sẽ có mẫu biểu phiếu đặt lệnh khác nhau, nhưng có các nội dung cơ bản bắt buộc.

Bước 3: Nắm giữ và chuyển đổi hoặc mua bán lại khi có nhu cầu rút vốn/rút tiền khỏi quỹ.

Các quy trình đầu tư quỹ đầu tư trái phiếu được quản lý chặt chẽ bởi các quy định hoạt động theo văn bản pháp luật, tính minh bạch cao. Các bước thực hiện đều được công bố rõ ràng.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về đầu tư trái phiếu nhất định bạn phải biết. Với hình thức đầu tư trái phiếu này bạn có thể làm tăng giá trị tài sản mình một cách đáng kể. Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư bạn nên giữ một cái đầu tỉnh táo, sáng suốt để không mắc những rủi ro.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *