avatart

khach

icon

Quản lý tài chính cá nhân là gì? Bí quyết quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Tài chính cá nhân

- 25/11/2019

0

Tài chính cá nhân

25/11/2019

0

Bí quyết để trở nên giàu có chỉ đơn giản là bạn cần hiểu rõ tài chính cá nhân là gì, cần quản lý tài chính cá nhân qua phương pháp nào cho hợp lý. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để giúp cuộc sống của bạn thoải mái hơn

Mục lục [Ẩn]

Với tiền bố mẹ cho hay tiền lương hàng tháng, làm thế nào để bạn biết cách chi tiêu hợp lý để hàng tháng vẫn chi đủ dùng mà vẫn có tiền để dành, không phải đi vay mượn?

Dù bạn là sinh viên hay người đã đi làm thì vấn đề tài chính chi tiêu vẫn luôn là vấn đề nhức nhối khiến bạn đau đầu suy nghĩ. Chi tiêu sao cho thông minh? Đầu tư sao cho hiệu quả? Hay kiểm soát tài chính thế nào để túi luôn có tiền?... là những thắc mắc của hầu hết mọi người.

Tài chính cá nhân hiểu một cách đơn giản là việc quản lý tài chính mà mỗi cá nhân hoặc một gia đình thực hiện để lập ngân sách, tiết kiệm và chi tiêu các nguồn tiền mặt theo thời gian. Kế hoạch này có tính đến các rủi ro tài chính và các sự kiện trong tương lai.

Thông thường khi lập kế hoạch tài chính cá nhân, cá nhân sẽ xem xét sự phù hợp với nhu cầu của mình về nhiều vấn đề như các sản phẩm ngân hàng (tài khoản tiết kiệm, thẻ tín dụng và các khoản cho vay tiêu dùng), đầu tư cá nhân (chứng khoán, trái phiếu, bất động sản) và bảo hiểm (bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn). 

Nói như vậy để biết rằng giữa rất nhiều kế hoạch đã nói ở trên, việc quản lý nếu không biết cách sẽ thực sự là khó khăn. Bạn có bao giờ tự hỏi: Vì sao tiền đi đâu mất, vì sao không tiêu gì sao lại hết tiền hoặc bạn luôn gặp khó khăn vào khoảng thời gian cuối tháng?. 

Thực tế là việc không ghi chú lại những khoản chi của bạn, bạn sẽ không bao giờ biết được tiền của bạn đi đâu và liệu bạn có sử dụng tiền của mình một cách hiệu quả hay không. Vậy nên ghi chú như thế nào? nên quản lý tài chính cá nhân ra sao? Hãy cùng Thebank tìm hiểu ngay sau đây.

Quản lý tài chính cá nhân là gì?

Quản lý tài chính cá nhân hiểu theo cách đơn giản nhất là bạn tự làm một kế toán tài chính cho bản thân hoặc gia đình. Kế hoạch này ghi rõ việc thu, chi, đầu tư, tiết kiệm trong gia đình bạn, cũng giống như các khoản tiền ra vào mỗi tháng của các công ty. 

Mục tiêu của việc hiểu rõ quản lý tài chính cá nhân là xử lý các vấn đề tiền bạc ở hiện tại và chuẩn bị kế hoạch chi tiêu cho tương lai một cách hiệu quả nhất.

Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân?

Có rất nhiều lý do để bạn quản lý tài chính cá nhân nhưng lợi ích dễ thấy nhất là nó có thể giúp cá nhân hoặc gia đình kiểm soát được mọi chi tiêu của họ. Thế nên mới có những tình huống bạn lương 5 - 7 triệu/tháng nhưng vì biết quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, biết chi tiêu gì, đầu tư vào việc gì… nên bạn có thể mua được nhà sau 6 - 7 năm ở thành phố. Còn có những người lương hơn 10 triệu/tháng nhưng vì không có kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư nên mãi vẫn không đạt được những dự định mình đặt ra.

Thiết lập ngân sách chi tiêu hàng tháng

Thiết lập ngân sách chi tiêu hàng tháng

Chính vì vậy, nếu tất cả mọi việc cần đến tiền bạc đều nằm trong bản kế hoạch quản lý tài chính cá nhân của bạn thì chắc chắn bạn sẽ không bao giờ rơi vào hoàn cảnh túng thiếu chỉ vì trước đó đã trót tiêu tiền theo kiểu “vung tay quá trán”. Bấy nhiêu đấy cũng đủ để bạn thấy quản lý tài chính cá nhân thực sự là phương pháp giúp bạn quản lý thông minh thu nhập mình có để luôn có tiền.

Xem thêm: Đừng để mất oan tiền vì không biết quản lý tài chính cá nhân là gì?

Bí quyết quản lý tài chính cá nhân hiệu quả để luôn có tiền

Với những phân tích ở trên, có thể thấy việc quản lý tài chính cá nhân rất quan trọng trong quá trình phát triển sự nghiệp của mỗi người. Chính Robert Kiyosaki – tác giả của bộ sách “Dạy con làm giàu” đã viết: “Không quan trọng là bạn có bao nhiêu tiền trong túi mà điều quan trọng là bạn giữ lại được bao nhiêu tiền và làm cho số tiền đó sinh sôi nảy nở nhiều hơn”. Vậy làm sao để túi luôn có tiền? Có cách nào để quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả nhất?

Nói về việc quản lý tài chính cá nhân, các chuyên gia tài chính đã đưa ra khá nhiều những lời khuyên hữu ích. Sau đây là một số bí quyết quản lý tài chính cá nhân hiệu quả mà Thebank muốn chia sẻ cho các bạn, để từ đó mỗi người sẽ có cho mình một cách quản lý tài chính cá nhân riêng cho mình.

Học cách chi tiêu dưới khả năng cho phép

Có thể đọc qua bí quyết này bạn sẽ nghĩ tại sao phải chi tiêu có phần kiêng dè như vậy? Tại sao phải bắt chính mình phải “khổ” theo cách đó?... Nhưng thực chất bí quyết này được xem là phương pháp rất hiệu quả trong quản lý tài chính cá nhân.

Theo đó, để thực sự sống tốt ở mức độ cho phép, bạn hãy mặc định khả năng của mình thấp hơn khả năng thực tế một chút rồi thay đổi lối sống phù hợp với định mức đó.

Sống dưới mức khả năng có nghĩa là bạn sẽ tìm kiếm những món đồ phù hợp chứ không phải một món đồ làm thỏa mãn bản thân, chẳng hạn chọn một ngôi nhà nhỏ hơn, mua những bộ quần áo từ kệ giảm giá.

Chính cố vấn tài chính của Northwestern Mutual, Chantel Bonneau cho rằng: “Nếu bạn có thói quen này, bạn có thể điều chỉnh các chi tiêu không hợp lý theo hướng tiết kiệm hơn và dành dụm cho các mục tiêu có ý nghĩa hơn như mua 1 ngôi nhà hoặc đi du lịch. Luôn kiểm soát chi tiêu bằng 1 ứng dụng di động, 1 cuốn sổ nhỏ hay 1 người có trách nhiệm, bất cứ cách nào có thể giữ cho bạn hướng đến mục tiêu đã đề ra.”

Học cách tiết kiệm tiền ngay từ bây giờ

Học cách tiết kiệm tiền ngay từ bây giờ

Học cách quản lý tiền hiệu quả nhất

Quản lý tiền nghe có vẻ đơn giản nhưng thực chất để có hiệu quả nhất, bạn cần phải có phương pháp bí quyết. Rất nhiều trường hợp chi tiêu “vung tay quá trán” dẫn đến cháy túi là vì bạn chưa biết cách quản lý số tiền mà mình có.

Để quản lý tiền hiệu quả nhất, bạn có thể áp dụng phương pháp “6 cái lọ” hay nguyên tắc quản lý tài chính 50/20/30.

Phương pháp “6 chiếc lọ”

Đây được xem là công thức nổi tiếng đã lan rộng toàn thế giới và nhiều người đã thành công khi áp dụng phương pháp này.

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 6 cái lọ

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 6 cái lọ

Cụ thể, bạn hãy hoạch định các khoản cần chi tiêu và chuẩn bị 6 cái lọ (có thể là két sắt hay tài khoản ngân hàng) - gọi là 6 quỹ tài chính. Mỗi cái lọ là tên một khoản chi phí như: Chi phí chi tiêu cần thiết hàng ngày, phí học hành, phí hưởng thụ, phí tiết kiệm, phí phát sinh tự do, phí cho đi…

Mỗi khi có tiền có thể là lương, thưởng, lợi nhuận bán hàng, hoặc bất kể nguồn thu nhập nào, bạn hãy chia khoản tiền này vào 6 cái lọ. Việc này cần làm ngay, tạo thành thói quen. Nếu áp dụng công thức này chắc chắn tương lai tài chính của bạn sẽ có sự phát triển hơn.

Hoặc bạn cũng có thể quản lý chi tiêu của mình theo các nhóm chi tiêu với phương pháp quản lý tài chính 50/20/30. 

Phương pháp 50/20/30

Đây cũng là phương pháp được đánh giá mang lại nhiều hiệu quả và thành công.

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 50/20/30

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 50/20/30

Theo đó, phương pháp quản lý tài chính này sẽ chia thu nhập của bạn thành từng nhóm riêng biệt như:

  • Nhóm 50%: Nhóm chi tiêu thiết yếu: Trong nhóm này sẽ bao gồm các khoản cần chi tiêu hàng ngày, hàng tháng như tiền ăn, tiền ở, tiền đi lại, tiện điện nước…
  • Nhóm 30%: Nhóm linh hoạt: Đây là nhóm dành cho khoản chi tiêu hưởng thụ, mua sắm, du lịch, giải trí…
  • Nhóm 20%: Nhóm tích lũy - mục tiêu tài chính: Nhóm này bao gồm các khoản tiền tích lũy để đầu tư cho tương lai, hay dự phòng cho những việc bất ngờ xảy đến, và cũng có thể là khoản tiền tích lũy để bạn trả nợ nếu có.

Với 2 phương pháp nói trên, chắc chắn tình hình tài chính của bạn sẽ được cải thiện đáng kể. Bạn sẽ không còn phải lo lắng đến những lần “cháy túi” như đã từng.

Kiểm soát chi tiêu bằng các công cụ, phần mềm

Trước đây, hình thức truyền thống thì mọi người thường sử dụng để quản lý chi tiêu là ghi chép vào 1 cuốn sổ nhỏ để có thể kiểm soát các khoản chi tiêu hàng ngày của mình. Tuy nhiên, với sự phát triển công nghệ hiện nay, bên cạnh phương pháp quản lý “thủ công” nói trên, bạn có thể sử dụng các công cụ, phần mềm hay app quản lý tài chính cá nhân để việc quản lý mang lại hiệu quả tốt nhất.

Theo đó, với cách quản lý bằng việc sử dụng các phần mềm, sẽ giúp bạn không còn mất công ghi chép và tính toán mà vẫn nắm rõ các mức chi tiết của mình hoặc gia đình. Cụ thể, các ứng dụng, phần mềm sẽ tổng hợp giúp bạn các khoản chi tiêu một cách nhanh chóng và tiện lợi. 

Hiện nay trên thị trường có các ứng dụng, phần mềm quản lý tài chính cá nhân hiệu quả có thể kể tên như: Money Lover, Sổ thu chi Misa, PocketGuard, HomeBudget… Các bạn hãy lựa chọn cho mình một ứng dụng thích hợp nhất.

Với các công cụ quản lý này bạn hoàn toàn có thể thực hiện việc quản lý ngay trên website hoặc app trên điện thoại thông minh.

Để tìm hiểu chi tiết về các công cụ quản lý kiểm soát chi tiêu bạn có thể tham khảo bài viết:

Top 5 phần mềm quản lý tài chính gia đình miễn phí

Học cách thiết lập ngân sách

Quản lý ngân sách ở đây không phải là chế độ kiêng cữ hà khắc mà giống như việc bạn thực hiện 1 “chế độ ăn uống” cân bằng. Đây giống như 1 lối sống “lành mạnh” chứ không phải giải pháp tức thời. Thiết lập ngân sách vững chắc từ tháng này qua tháng kia sẽ giúp bạn không có cảm giác bị tước đoạt.

Nói về việc thiết lập ngân sách, chuyên gia Chellie Campbell, tác giả cuốn sách From Worry to Wealthy gợi ý về 3 ngân sách: Thấp, trung bình, cao, từ đó bạn sẽ quyết định mức nào vào đầu mỗi tháng. Cụ thể:

  • Ngân sách thấp là khi bạn làm ra ít tiền hơn hoặc cần tiết kiệm cho 1 điều gì đó đặc biệt như mua nhà hay mua xe.
  • Ngân sách trung bình là khoản tiền bạn đang làm ra và sử dụng nó cho những sinh hoạt điều độ hàng tháng và ngân sách cao là khi bạn sắp cho các khoản tiền mới.
  • Ngân sách cao là mức thu nhập của bạn đủ để chi trả cho các chi tiêu, sinh hoạt và ngoài ra bạn có thể để ra một khoản tích lũy, tiết kiệm.

Tuy nhiên, với mỗi nhóm đối tượng sẽ có các cách thiết lập tài chính khác nhau theo công thức như sau:

  • Người nghèo: Tiết kiệm = Thu nhập - Chi phí
  • Người giàu: Chi phí = Thu nhập - Tiết kiệm

Có thể thấy việc thiết lập ngân sách là điều cần thiết trong quản lý tài chính cá nhân. Đây có thể xem là cách để bạn hoạch định chính xác tài chính cho mình.

Thiết lập ngân sách hợp lý

Thiết lập ngân sách hợp lý

Học cách lựa chọn chi tiêu ưu tiên

Khi bỏ ra 1 khoản tiền mua thứ gì đó, bạn hãy xác định nó quan trọng với bạn tới mức nào. Hãy đảm bảo bạn có kế hoạch và đây là ưu tiên quan trọng nhất. Đấy cũng chính là lý do bạn cần hoạch định được nhu cầu cá nhân và các khoản cần chi tiêu để cân nhắc trước khi quyết định. Hãy theo dõi ví dụ sau để bạn có thể hiểu hơn về bí quyết quản lý này.

Khi bạn có nhu cầu tìm kiếm nhà ở để phục vụ cho việc ăn ở sinh hoạt hàng ngày, bạn nên cân nhắc việc: Nên mua nhà hay thuê nhà tại thời điểm đó.

Nếu bạn chọn mua nhà thì tại thời điểm đó bạn cần quan tâm đến thị trường bất động sản, về tình hình giá cả, chất lượng, tiện ích, vị trí và phù hợp nhu cầu hay không… 

Và quan trọng là nếu chọn mua, bạn hãy chắc chắn là bạn có khả năng chi trả cho các chi phí về ngôi nhà hay các khoản lãi suất nếu mua trả góp và các khoản phát sinh thêm trong vai trò là chủ sở hữu, bao gồm tiền bảo hiểm, tiền sửa chữa nhà, thuế....

Thực tế hiện nay cho thấy việc mua nhà không quá khó khăn khi mức thu nhập của bạn ổn định và đảm bảo chi trả được các khoản khi mua nhà. Nếu bạn có thu nhập ổn định nhưng chưa đủ tiền để mua nhà thì có thể hoàn toàn tìm hiểu thêm các dịch vụ cho vay tài chính cá nhân tại các ngân hàng, công ty tài chính.

Nếu chọn thuê nhà thì đồng nghĩa với việc đây là hình thức lựa chọn nhà để ở tạm thời, bạn sẽ phải phụ thuộc vào người cho bạn thuê căn nhà đó. Hơn hết, bạn cần đảm bảo được số tiền thuê nhà và tiền sinh hoạt kèm theo. Các khoản phát sinh không vượt quá 30% tổng thu nhập của cả gia đình (hoặc tổng lương của bạn).

Hay ví dụ: Tháng này bạn có 4 kế hoạch chi tiêu là tiền điện nước, tiền ăn ở, tiền đóng học phí, tiền mua sắm quần áo mới/đi chơi cuối tuần. Nhưng số tiền bạn đang có khá eo hẹp, vậy thì hãy tạm thời loại tiền đi chơi hoặc tiền mua sắm quần áo mới qua một bên vì nó chưa thực sự cần thiết. Hãy ưu tiên những khoản chi tiêu quan trọng hơn.

Do đó, trước khi quyết định chi tiêu một khoản nhu cầu nhất định bạn cần phân tích mặt lợi - hại và cân nhắc số tiền phải chi với số tiền mà bạn đang sở hữu, liệu có đủ phù hợp và duy trì hay không.

lựa chọn chi tiêu ưu tiên

Lựa chọn chi tiêu ưu tiên

Học cách tiết kiệm thông minh

Đừng tiết kiệm theo kiểu “tiết kiệm càng nhiều càng tốt” mà phải đặt mục tiêu tài chính vào bối cảnh cụ thể để biết chính xác bạn cần tiết kiệm bao nhiêu và bao lâu thì đạt tới mục tiêu đó.

Bạn có thể đặt mục tiêu tiết kiệm để tạo ra một quỹ dành cho các trường hợp khẩn cấp, quỹ tiết kiệm để trả các khoản nợ nếu có hay quỹ tiết kiệm dành cho hưu trí.

Quỹ dành cho các trường hợp khẩn cấp là quỹ được sử dụng cho các tình huống khẩn cấp. Chính bởi bạn không thể lường trước được điều gì bất ngờ xảy ra như: Đau ốm, bệnh tật, cháy nổ, sửa chữa…. vì vậy bạn hãy thực hiện kế hoạch tài chính thật tốt để có một khoản tiền tiết kiệm, phòng trừ những trường hợp bất ngờ không kiểm soát được.

Quỹ tiết kiệm dành cho hưu trí: Tiết kiệm hưu trí thật sự là một hình thức tiết kiệm thông minh. Số tiền này có thể chăm sóc bạn về già khi mà bạn không còn đủ khả năng lao động và kiếm thu nhập để trang trải cho cuộc sống hàng ngày.

Bí quyết của việc tiết kiệm cho nghỉ hưu nằm ở chỗ bắt đầu sớm. Khi bắt đầu sớm, bạn sẽ có thể chia nhỏ số tiền hàng tháng ra và vẫn có được số tiền mà mình muốn khi nghỉ hưu. Càng bắt đầu sớm thì số tiền tiết kiệm hàng tháng càng ít đi. Bằng cách đó bạn sẽ tận dụng được lãi suất cộng gộp theo thời gian. 

Hơn nữa, khi đã có đủ tiền, bạn sẽ có thể đi làm khi thật sự muốn, chứ không bắt buộc nữa.

Quỹ tiết kiệm để kiểm soát nợ nần: Ở độ tuổi trưởng thành, khi bước sang tuổi 30, nợ nần là tình trạng phổ biến và tồn tại dưới nhiều dạng: Nợ tiền kinh doanh, tiền cưới hỏi, mua nhà, mua đất, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ…

Nếu bạn không thể kiểm soát được các khoản nợ và tiền lãi trả hàng tháng thì bạn sẽ bị rơi vào tình trạng không thể trả được nợ, điều này sẽ gây cho bạn rất nhiều ảnh hưởng.

Vì vậy bạn cần vạch ra một chiến lược hay kế hoạch để giải quyết những khoản nợ này. Bạn có thể lên kế hoạch tiết kiệm một khoản tiền mỗi tháng để trả nợ dần theo tháng/năm. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo được khoản nợ không bị dồn trả quá nhiều vào một thời điểm.

Đa dạng các khoản thu nhập

Để chủ động cho các khoản chi tiêu, tiết kiệm hay trả nợ trong thời gian sớm nhất, thì bạn có thể cân nhắc nếu có thể hãy nhân bản khoản thu nhập của bạn.

Nếu bạn chỉ sống dựa vào khoản thu nhập từ tiền lương, thì tình trạng chi tiêu hầu hết là đầu tháng lĩnh lương và cuối tháng là hết tiền. Điều này khiến bạn dường như không thể để ra được số tiền tiết kiệm mong muốn để phục vụ cho mục tiêu và nhu cầu cũng như trả nợ của bản thân.

Bởi lẽ, nếu bạn là người đã có gia đình thì gánh nặng gia đình, cộng với các khoản chi cố định và phát sinh mà bạn không lường trước được, thì với số tiền lương thu nhập một nguồn phải chi cho nhiều nguồn không thể đáp ứng đủ.

Vì vậy, bạn có thể tự tạo cho mình nhiều nguồn thu nhập khác nhau như đầu tư (tiền, vàng, đá quý, chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu…), gửi tiết kiệm, kinh doanh.... đa dạng các khoản thu nhập theo nhiều lĩnh vực mà bạn am hiểu.

Xem thêm: Làm thế nào để trở thành một nhà đầu tư tiền thông minh?

Đa dạng các khoản thu nhập

Đa dạng các khoản thu nhập

Hãy gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực, lệch lạc

Đa số mọi người đều nghĩ rằng nên quản lý tài chính lúc đã có nhiều tiền. Người nghèo, ít tiền chi tiêu bao nhiêu sẽ nắm rõ được.

Những điều này thực ra không chính xác. Bạn nên biết việc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả sẽ đem lại cho bạn nhiều lợi ích tuyệt vời hơn bạn tưởng tượng rất nhiều.

Theo đó, quản lý tài chính cá nhân không phải là tằn tiện từng xu một. Nhiều người cho rằng, quản lý tài chính cá nhân với việc thiếu tự do và không tận hưởng cuộc sống. Nhưng bạn nên biết, quản lý tài chính cá nhân thực chất đang cho phép bạn có tự do tài chính. Theo đó, khi tự do tài chính bạn sẽ không phải lo lắng về cơm áo gạo tiền. Lúc này bạn sẽ có thời gian, tâm trí để học tập, tận hưởng, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống lên gấp nhiều lần.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về quản lý tài chính cá nhân và bí quyết để quản lý tài chính một cách hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

3 (2 lượt)

3 (2 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *