avatart

khach

icon

Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo qua ví điện tử

Kiến thức thẻ ATM

- 15/10/2019

0

Kiến thức thẻ ATM

15/10/2019

0

Bị móc 11.500.000 VND từ ví điện tử mà không làm được gì, chị T.T.T.H - một khách hàng sử dụng Momo - đã hoảng sợ truy cập ví điện tử và tự động nhập sai ba lần để khóa ví trước khi mất toàn bộ số tiền. Điều đáng nói, không chỉ chị H, nhiều khách hàng của Momo cũng đã bị móc ví theo cách này.

Mục lục [Ẩn]

Ví điện tử là một tài khoản online, có chức năng thanh toán trực tuyến, giúp người sử dụng thanh toán các loại phí trên Internet như tiền điện nước, cước viễn thông, hoặc mua hàng online từ các trang thương mại điện tử nổi tiếng trong nước như Lazada, Tiki... bằng số tiền khả dụng trong ví. 

Xem thêm: Những điều có thể bạn chưa biết về ví điện tử

Fanpage chính thức của Momo

Fanpage chính thức của Momo

Các thủ đoạn lừa đảo tinh vi qua ví điện tử

Hiện nay, số lượng người sử dụng ví điện tử ngày càng nhiều. Lợi dụng sơ hở của không ít khách hàng, các đối tượng đã giả danh nhân viên kỹ thuật, nhân viên chăm sóc khách hàng của các đơn vị ví điện tử liên hệ xử lý lỗi kỹ thuật tài khoản của khách, nhưng sau đó đã tự động thực hiện các giao dịch chuyển tiền.

Mới đây, chị T.T.T.H, thường trú tại Bình Dương - một khách hàng của ví điện Momo đã chia sẻ trường hợp bị mất cắp số tiền lên tới 11.500.000 VND của mình trong ví điện tử.

Theo đó, ngày 21/9, chị H sử dụng ví Momo để thanh toán một hóa đơn mua hàng. Tuy quá trình giao dịch đã hoàn tất, số tiền trong Momo đã bị trừ nhưng hóa đơn vẫn ở trạng thái chờ thanh toán. Cho rằng đây là lỗi hệ thống, chị H đã liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng nhưng không có ai nghe máy hỗ trợ. Tiếp đó, chị lên fanpage chính thức của Momo để phản ánh về sự việc.

Không lâu sau, khách hàng này nhận được một cuộc gọi từ người tự xưng là nhân viên hỗ trợ khách hàng của Momo yêu cầu cung cấp mã OTP để xác nhận tài khoản. Do tin tưởng chỉ có Momo mới biết số ví của mình, chị H đã cung cấp OTP cho “nhân viên” và tá hỏa khi bị móc tới tổng cộng 11.500.000 VND. Do không có ai hỗ trợ, chị phải vội vã truy cập ví điện tử và tự động nhập sai ba lần để khóa ví trước khi mất toàn bộ số tiền.

Chưa dừng lại ở đó, cùng ngày, chị lại nhận được một cuộc gọi từ một “nhân viên khác của Momo” đề nghị cung cấp lại mã OTP. Do rút kinh nghiệm và cảnh giác từ lần bị móc ví trước, chị H không đồng ý. Sau đó, chị H làm đơn gửi cục An ninh mạng và phòng Chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao – bộ Công an để đề nghị điều tra, làm rõ.

Một nạn nhân khác của chiêu trò móc ví có tên Lê Hồng Anh, trú tại quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội chia sẻ: Ngày 30/8, chị mua một thẻ cào điện thoại trên ví Momo. Mặc dù tài khoản thông báo đã bị trừ tiền, nhưng chị Hồng Anh không nhận được mã thẻ nên đã phản hồi trên fanpage của Momo. Sau đó, khách hàng đã nhận được thẻ và nạp thẻ thành công.

Tuy nhiên, ngày hôm sau, một số điện thoại lạ gọi đến cho chị Hồng Anh, xưng là nhân viên của Momo, “Người này lắng nghe và xin lỗi như một nhân viên chăm sóc khách hàng” – chị Hồng Anh cho biết thêm.

Với lý do muốn kiểm tra lại xem số điện thoại của chị Hồng Anh có nhận được 50% tiền khuyến mại nạp thẻ hay không, đối tượng đề nghị chị cung cấp thông tin cá nhân và mã OTP xác thực, sau đó đã chiếm đoạt ví điện tử của chị Hồng Anh rồi thực hiện giao dịch rút tiền từ tài khoản ngân hàng của nạn nhân.

Xem thêm: Những rủi ro của ví điện tử khiến người dùng e ngại

Các thủ đoạn lừa đảo rất tinh vi

Các thủ đoạn lừa đảo rất tinh vi

Khi nhận được thông tin về các trường hợp bị móc ví của khách hàng, đại diện ví điện tử Momo đã có những phản hồi ban đầu về vụ việc. Theo đó, hãng đã liên hệ với cả phía khách hàng và cơ quan chức năng để tìm hiểu, cập nhật, điều tra thêm thông tin cũng như đưa ra phương án tối ưu bảo vệ quyền lợi cho những người sử dụng ví điện tử Momo.

Đồng thời, MoMo khẳng định: "Hệ thống không có lỗ hổng bảo mật. Hệ thống MoMo đang hoạt động ổn định và người dùng hoàn toàn an toàn. MoMo đang có cơ chế hỗ trợ khách hàng đa kênh. Đồng thời, chúng tôi liên tục bổ sung các công nghệ chăm sóc khách hàng và nâng cao chất lượng các kênh chăm sóc của mình".

Về việc những khách hàng bị mất tiền từ ví điện tử, M-Services (đơn vị chủ quản của ví MoMo) cho biết: "Chúng tôi khẳng định, không bao giờ nhân viên của chúng tôi yêu cầu khách hàng cung cấp những thông tin này, và cũng thường xuyên cảnh báo khách hàng thông qua email, tin nhắn điện thoại về việc giữ kín thông tin cá nhân của mình". Nguyên nhân trực tiếp khiến người dùng bị ăn cắp tiền là do họ đã cung cấp mã OTP cho kẻ gian để chúng có cơ hội thực hiện hành vi móc túi, vì thế hãng sẽ không nhận trách nhiệm và không trả lời về phương án bồi thường cũng như xử lý hậu quả phát sinh.

Kết luận: Từ những trường hợp cụ thể trên, có thể thấy lừa đảo qua ví điện tử khá phổ biến, cho nên để tránh trường hợp bị móc ví điện tử, khách hàng cần: 

  • Nâng cao cảnh giác và tuyệt đối không bao giờ được đưa người lạ mã số OTP của mình, chủ động tự bảo vệ các ứng dụng thanh toán kể cả ví điện tử hay ngân hàng. 
  • Khi có gặp lỗi tài khoản, người sử dụng ví điện tử cần liên hệ với đơn vị cung cấp để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng.


Momo khuyến cáo khách hàng nâng cao cảnh giác

Momo khuyến cáo khách hàng nâng cao cảnh giác

Cách sử dụng ví điện tử an toàn

Ví điện tử là tài khoản trực tuyến nên cũng có một số rủi ro khi sử dụng, như chủ tài khoản có thể bị mất tiền hoặc mất tài khoản nếu như thường xuyên truy cập vào các Website không an toàn hoặc vô tình để lộ thông tin. Vì thế một số lưu ý dưới đây sẽ phần nào giúp bạn sử dụng ví điện tử an toàn hơn.

  • Không chia sẻ thông tin về tài khoản ngân hàng cũng như thông tin ví điện tử của mình cho người khác.
  • Cài đặt phần mềm phòng chống virus trên điện thoại, máy tính sử dụng để nâng cao độ an toàn và bảo mật, tránh bị đánh cắp tài khoản.
  • Không nên lưu giữ mật khẩu trên các thiết bị di động, máy tính. Sau khi sử dụng tài khoản ví điện tử để thanh toán, cần đăng xuất ngay.
  • Không sử dụng chung một tài khoản để thanh toán nhiều dịch vụ khác nhau.
  • Nên để tiền trong ví vừa đủ dùng và chỉ thanh toán bằng mạng wifi đáng tin cậy.

Các biện pháp tăng cường bảo mật ví điện tử

Công nghệ thanh toán di động đã phát triển qua nhiều năm, thúc đẩy thương mại với một tốc độ chóng mặt. Các nhà bán lẻ cũng như người tiêu dùng đang áp dụng thanh toán điện tử ngày càng nhiều, do đó cuộc cách mạng của ví điện tử cũng bắt đầu và ngày càng phát triển.

Mặc dù ví điện tử được mã hóa cao khi lưu trữ dữ liệu người tiêu dùng, nhưng bảo mật ví điện tử vẫn là rào cản để công chúng tiếp nhận nó. Từ các công ty thanh toán đến các mạng xã hội, cộng đồng chơi game, các công cụ tìm kiếm Internet và các nhà khai thác viễn thông có thể đang xử lý, chia sẻ thông tin tài khoản, danh tính của bạn. Vậy nên chống gian lận, bảo vệ quyền riêng tư, tài khoản quan trọng hơn bao giờ hết. Dưới đây là 7 biện pháp bảo mật quan trọng giúp tăng cường an toàn cho ví điện tử.

Đặt mật khẩu cho thiết bị

Biện pháp bảo mật ví điện tử đầu tiên người dùng nên áp dụng là đặt mật khẩu trên điện thoại, máy tính bảng và các thiết bị khác. Để đảm bảo an toàn hơn cho thiết bị, người dùng cũng nên áp dụng các biện pháp bảo mật bổ sung khác nữa.

Kết nối mạng an toàn

Luôn kết nối với mạng tin tưởng, tránh sử dụng mạng Wifi công cộng. Các kết nối Wifi an toàn thường yêu cầu mật khẩu và sử dụng giao thức "WPA hoặc WPA2". Mạng Wifi không an toàn thường mở cho nhiều người.

Cài đặt ứng dụng từ nguồn tin cậy

Một trò chơi miễn phí có thể không phải chỉ là trò chơi, nó được thiết kế để thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng một cách bất hợp pháp. Khi tải một ứng dụng, hãy xem đánh giá của người dùng để cân nhắc trước khi tải về điện thoại.

Giữ thông tin cá nhân an toàn

Không bao giờ chia sẻ dữ liệu, thông tin nhạy cảm với những người bạn không tin tưởng như cung cấp địa chỉ email, số điện thoại, hoặc các thông tin các nhân quan trọng khác. Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính và nhân viên hỗ trợ sẽ không bao giờ hỏi thông tin cá nhân như mật khẩu hoặc số tài khoản thanh toán.

Bảo mật thông tin đăng nhập

Tránh ghi lại thông tin sử dụng để truy cập vào ví điện tử ở những nơi dễ thấy hoặc lưu trữ trong một một file không được bảo vệ bằng mật khẩu hoặc mã hóa. Nếu không ai đó có thể xem và sử dụng thông tin của bạn một cách bất hợp pháp.

Tạo một mật khẩu duy nhất cho ví điện tử

Tránh sử dụng cùng một mật khẩu cho email hoặc các tài khoản mạng xã hội như Facebook, Twitter... cho ví điện tử. Việc sử dụng cùng một mật khẩu cho tất cả các tài khoản làm tăng nguy cơ truy cập trái phép. Thay vào đó, người dùng nên sử dụng một mật khẩu duy nhất dễ nhớ, nhưng vẫn khó đoán cho ví điện tử. 

Xác định người liên hệ khi xảy ra vấn đề

Đảm bảo rằng bạn biết cách nhanh nhất để giải quyết bất kỳ vấn đề nào phát sinh và ai chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề gian lận trong tài khoản. Ví dụ, như trong trường hợp bạn bị mất hoặc bị đánh cắp điện thoại, các thẻ cá nhân trong ví điện tử sẽ mất và tài khoản bị tấn công.

Những biện pháp bảo mật ví điện tử này rất đơn giản và có thể giúp bạn tiết kiệm tiền và mất dữ liệu. Đối với các tổ chức, công ty sử dụng ví điện tử này nên đảm bảo an toàn khi người dùng cuối nhập thông tin bí mật mua sản phẩm.

Qua nội dung trên bạn đã nắm được các thủ đoạn lừa đảo qua ví điện tử và biết cách xử lý nếu không may mình gặp phải. Hy vọng những thông tin này giúp ích cho bạn trong việc bảo vệ cho tài khoản tài chính của mình, sử dụng ví điện tử một cách hiệu quả và an toàn nhất.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (2 lượt)

5 (2 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *