Ngân hàng có các hình thức giải ngân nào? Ưu nhược điểm của các hình thức giải ngân
Mục lục [Ẩn]
Giải ngân trong ngân hàng hiểu theo cách đơn giản là việc ngân hàng thanh toán một khoản tiền cho khách hàng theo hợp đồng thỏa thuận vay mượn đã được ký kết từ trước. Giải ngân trong ngân hàng có nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào phương thức giải ngân.
Đừng bỏ qua: Những điều bạn nên biết về giải ngân
Các hình thức giải ngân của ngân hàng
Hiện nay, có khá nhiều hình thức giải ngân khác nhau như:
Giải ngân phong tỏa
Giải ngân phong tỏa là hình thức ngân hàng giải ngân số tiền mà người mua đề nghị vay cho bên người bán. Tuy nhiên, tại thời điểm này mặc dù bên bán đã nhận được tiền trong tài khoản nhưng số tiền đó sẽ bị ngân hàng “tạm khóa”, bên bán không được phép rút ra sử dụng mà phải chờ người mua hoàn thành thủ tục đăng ký sang tên tài sản tại cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp này, số tiền mà bên bán nhận được có thể coi như một khoản tiết kiệm và được hưởng lãi theo lãi suất thị trường.
Hiện nay, đa số các ngân hàng đang áp dụng hình thức giải ngân này với gói vay mua nhà trả góp. Bởi đây là một cách an toàn đối với cả người mua nhà và ngân hàng, khi sổ đỏ của tài sản đảm bảo được sang tên chính người đi vay.
Ưu điểm
Giải ngân phong tỏa là hình thức giải ngân an toàn với người vay vốn và ngân hàng. Bởi lẽ, trong quá trình làm thủ tục sang tên có thể xảy ra những vấn đề phát sinh như: Không thẩm định được hồ sơ, kê khai thuế phức tạp dẫn đến không sang tên được, chính vì vậy, đây cũng là phương pháp chắc chắn khi sổ đỏ đứng tên là người vay.
Trong quá trình đợi sổ đỏ sang tên cho người mua, tài khoản ngân hàng của người bán vẫn có tiền, số tiền này có thể coi như một khoản gửi ngân hàng giữ hộ. Người bán hoàn toàn có thể rút tiền mặt dùng số tiền này gửi tiết kiệm.
Nhược điểm
Với tâm lý thích tiền mặt, thời gian chờ đợi sang tên có thể khiến người bán không đồng ý với cách thức giải ngân này. Bạn cần trao đổi trước để chuẩn bị tinh thần cũng như cách thức đặt cọc (thanh toán) với bên bán để giao dịch diễn ra thuận lợi.
Giải ngân không phong tỏa
Giải ngân không phong tỏa là hình thức ngân hàng giải ngân số tiền ngân hàng sẽ giải ngân số tiền mà người mua đề nghị vay sang tài khoản của bên bán, bên bán có thể rút được số tiền đó và sử dụng ngay.
Tìm hiểu thêm: Top 3 công ty tài chính vay tiền giải ngân trong ngày
Ưu điểm
Nhanh chóng đối với người bán: Trong tình huống người bán đang có nhu cầu tiền gấp, họ sẽ có thể không đồng ý với hình thức này.
Nhược điểm
Thường giải ngân không phong tỏa chỉ áp dụng với một số chi nhánh, ngân hàng và đối với khoản vay nhỏ, vì nó hàm chứa rất nhiều rủi ro với ngân hàng.
Một số ngân hàng còn yêu cầu xác minh khả năng sang tên mới được giải ngân, bạn sẽ cần đóng thêm một khoản phí khác nữa.
Bởi tính rủi ro cao nên hình thức giải ngân này không được khuyến khích và áp dụng nhiều.
Xem thêm: Giải đáp các thắc mắc về giải ngân
Giải ngân sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
Theo thông tư số 21/2017/TT-NHNN, tổ chức tín dụng cho vay sử dụng phương thức giải ngân sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong trường hợp:
- Khách hàng thanh toán, chi trả cho các mục đích sử dụng vốn vay mà pháp luật quy định phải thực hiện thông qua tài khoản thanh toán của khách hàng;
- Khách hàng là bên thụ hưởng có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, đã ứng vốn tự có để thanh toán, chi trả các chi phí thuộc chính phương án, dự án kinh doanh hoặc phương án, dự án phục vụ đời sống được tổ chức tín dụng cho vay quyết định cho vay theo quy định của pháp luật;
- Khách hàng trực tiếp thanh toán, chi trả tiền mua sản phẩm nông nghiệp thuộc lĩnh vực nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản từ cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại, hộ kinh doanh và tổ hợp tác có hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn để khách hàng thực hiện phương án sản xuất kinh doanh, phù hợp với mục đích vay vốn ghi trong thỏa thuận cho vay.
Giải ngân bằng tiền mặt
Cũng theo thông tư trên, tổ chức tín dụng cho vay được xem xét quyết định giải ngân vốn cho vay bằng tiền mặt trong các trường hợp:
- Khách hàng thanh toán, chi trả cho bên thụ hưởng (không bao gồm pháp nhân) không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
- Khách hàng là bên thụ hưởng (không bao gồm pháp nhân) không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, đã ứng vốn tự có để thanh toán, chi trả các chi phí thuộc chính phương án, dự án kinh doanh hoặc phương án, dự án phục vụ đời sống được tổ chức tín dụng cho vay quyết định cho vay theo quy định của pháp luật.
Công ty tài chính hay ngân hàng giải ngân nhanh hơn?
Khi có nhu cầu vay vốn thì bạn cần đến trực tiếp ngân hàng hay công ty tài chính để được hỗ trợ nhanh nhất. Khi đến trực tiếp bạn sẽ được tư vấn cụ thể, chính xác các mức lãi suất, kỳ thanh toán và hạn mức được vay… Tại đây, nhân viên sẽ hướng dẫn bạn hoàn thiện bộ hồ sơ đi vay, đầy đủ nhất. Sau khi được lãnh đạo ngân hàng hay công ty tài chính thẩm định, phê duyệt thì việc giải ngân hoàn toàn được nhanh chóng nhất có thể.
Nếu bạn đang có nhu cầu vay vốn gấp trong 1 hay 2 ngày để kịp thời đầu tư kinh doanh hiệu quả thì nơi có thể giải ngân nhanh nhất chính là những công ty tài chính do cá nhân hay tổ chức đứng lên. Giải ngân nhanh đồng nghĩa với việc sẽ chịu lãi suất hàng tháng cao hơn so với các ngân hàng.
Bạn cần vốn để đầu tư kinh doanh, xây nhà, mua ô tô hay mua sắm sinh hoạt mà không cần phải gấp thì giải ngân hợp lý nhất tại các ngân hàng. Lãi suất vay tại ngân hàng thấp hơn rất nhiều so với vay tại các công ty tài chính. Nhược điểm của nó là giải ngân chậm từ 1 đến 2 tháng, thủ tục rườm rà.
Nhìn chung, các công ty tài chính thường giải ngân nhanh hơn so với ngân hàng. Vì các khoản vay của các công ty tài chính không quá lớn, thủ tục nhanh chóng. Tuy nhiên, khi vay ở đây bạn thường phải chịu lãi suất cao hơn khá nhiều so với khi vay ngân hàng. |
Quy trình giải ngân tại các ngân hàng
Thông thường quy trình giải ngân tại ngân hàng hiện nay như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ vay vốn ngân hàng và hồ sơ tài sản đảm bảo
- Bước 2: Ngân hàng định giá tài sản đảm bảo
- Bước 3: Phê duyệt và ra thông báo cho vay
- Bước 4: Bên mua và bên bán ký công chứng mua bán
- Bước 5: Ngân hàng giải ngân không phong tỏa hoặc phong tỏa
Đọc thêm: Quy trình giải ngân vốn vay tại ngân hàng diễn ra như thế nào?
Trên đây là các hình thức giải ngân của ngân hàng phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng với các thông tin này, bạn có thể hiểu rõ hơn về các hình thức đó để không bị bỡ ngỡ trong quá trình vay vốn ngân hàng. Nếu bạn còn những thắc mắc về giải ngân, hãy đăng ký ngay để được tư vấn cụ thể hơn.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất