avatart

khach

icon

Ngăn chặn tình trạng đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường

Đầu tư

- 22/04/2020

0

Đầu tư

22/04/2020

0

Hiện tượng đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường nhằm trục lợi cá nhân, với các hàng hóa và nhu yếu phẩm cần thiết, trong thời gian khó khăn là tình trạng cần được đẩy lùi.

Mục lục [Ẩn]

Đầu cơ tích trữ là hành động lợi dụng tình hình mặt hàng đang khan hiếm, mua tích trữ rất nhiều hàng hóa với số lượng lớn nhằm bán lại với giá thành cao để thu lợi bất chính.

Nguyên nhân đầu cơ tích trữ

Hiện tượng đầu cơ tích trữ xảy ra khi hàng hóa khan hiếm do các cơ sở tạo ra sự khan hiếm giả tạo, hay trong những hoàn cảnh nhất định bị ảnh hưởng như: Thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hay tình hình khó khăn về kinh tế với loại hàng hóa không đủ cung ứng cho thị trường.

Ví dụ:

  • Năm 2020 dịch Covid 19 bùng phát, người dân đổ xô đi mua khẩu trang. Các loại khẩu trang khan hiếm ko đủ cung cấp cho người tiêu dùng, dẫn đến sản phẩm bị khan hiếm. Lợi dụng hình hình dịch bệnh bùng phát một số cơ sở, hiệu thuốc đã mua tích trữ rất nhiều khẩu trang nhằm bán lại với giá cao gấp nhiều lần thu lợi bất chính.
  • Năm 2018 bộ tài nguyên - môi trường nhận định, hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép diễn biến phức tạp trên địa bàn trên 20 tỉnh, thành phố cả nước, điển hình tại các địa phương như: Phú Thọ, Bắc Giang, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, thành phố Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, KonTum, Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp… gây bức xúc đối với người dân và dư luận. Đặc biệt, đã xuất hiện tình trạng đầu cơ, tích trữ cát để nâng giá trục lợi, gây rối loạn thị trường, gây khó khăn cho quản lý.

Đầu cơ tích trữ khẩu trang khi dịch Covid 19 bùng phát

Đầu cơ tích trữ khẩu trang khi dịch Covid 19 bùng phát

Ảnh hưởng của đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường

Đầu cơ tích trữ hàng hóa nhằm đẩy giá thành lên cao để trục lợi gây rối loạn thị trường, bởi nó khiến tình trạng khan hiếm hàng hóa diễn ra, tình trạng gia tăng đột biến nhu cầu hàng hóa như vậy cũng ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động ổn định của các doanh nghiệp sản xuất, và không kịp cung cấp đủ hàng hóa cho người tiêu dùng.

Trước tình trạng đó người tiêu dùng bị ảnh hưởng tới kinh tế và không đủ mặt hàng để phục vụ cho nhu cầu cá nhân, hay phải bỏ ra một số tiền cao hơn bình thường rất nhiều để mua được mặt hàng cần thiết.

Hơn hết, còn có thể gây thêm tâm lý hoang mang, mất lòng tin của người dân trong một số trường hợp dẫn tới những hành động quá khích, thậm chí là phạm tội. Điển hình như vụ ba người đàn ông bịt mặt dùng dao khống chế một tài xế xe tải bên ngoài siêu thị ở quận Mong Kok, Hong Kong (Trung Quốc) để cướp 600 cuộn giấy vệ sinh trị giá 1.600 HKD (tương đương hơn 205 USD), khi tình trạng "săn lùng" giấy vệ sinh đang lan nhanh ở khu vực châu Á vào trung tuần tháng 2/2020.

Quy định của pháp luật về đầu cơ

Trước những hành vi đầu cơ tích nhằm trục lợi cá nhân bộ luật hình sự quy định tại điều 196 luật hình sự năm 2015 như sau:

“Điều 196. Tội đầu cơ

1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

d) Hàng hóa trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

đ) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Hàng hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại điều này, thì bị xử phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;

d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Đầu cơ tích trữ là hành động phạm pháp

Đầu cơ tích trữ là hành động phạm pháp

Cần làm gì để đầu cơ tích trữ không xảy ra?

Đầu cơ tích trữ xảy ra do tác động của nhiều hoàn cảnh nhất định. Năm 2020 hiện tượng đầu cơ tích trữ diễn ra do dịch bệnh Covid 19 bùng phát, nhu cầu người dân sử dụng khẩu trang, nước rửa tay, nhu yếu phẩm... tăng cao và đổ xô đi mua sản phẩm. trước tình trạng đó một số cơ sở lợi dụng tình hình dịch bệnh thu gom, đầu cơ tích trữ hàng hóa khiến mặt hàng nhanh chóng khan hiếm và bị độn giá lên cao.

Để khắc phục tình trạng đó, Thủ Tướng Chính Phủ đã đưa ra chỉ đạo, để bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho thị trường và người dân trong mọi tình huống. Thực hiện chỉ đạo của Thủ Tướng, Bộ Công Thương đã yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương và các doanh nghiệp phân phối lớn báo cáo tình hình cung cầu và hệ thống phân phối hàng hóa thiết yếu trên địa bàn. Trong đó chú trọng vào mặt hàng lương thực, thực phẩm, khẩu trang… và các mặt hàng có nhu cầu cao trước những diễn biến mới của dịch bệnh Covid - 19.

Do vậy, đối với các doanh nghiệp cần thực hiện, duy trì hoạt động cung cấp đủ các thực phẩm, vật dụng cần thiết cho người dân.

Đối với người dân, cần giữ bình tĩnh và không nên thu gom tích trữ lương thực. và chỉ mua những thực phẩm vật dụng thật sự cần thiết và đủ dùng. Để tình hình thị trường không hỗn loạn và xảy ra khan hiếm hàng hóa. Dẫn đến tạo cơ hội cho nhiều đối tượng thực hiện hành vi đầu cơ tích trữ.

Theo đó, đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường là hành động trái pháp luật, và gây nhiều ảnh hưởng khó khăn đến thị trường, doanh nghiệp, kinh tế và người dân. Do đó, đây là hành động đáng lên án và phải loại trừ.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *