avatart

khach

icon

Tìm hiểu về sóng Elliott, những nguyên tắc cần chú ý

Chứng khoán

- 15/04/2020

0

Chứng khoán

15/04/2020

0

Sóng Elliott là nguyên lý cơ bản trong phân tích kỹ thuật chứng khoán dựa trên nền tảng của lý thuyết Dow. Sóng Elliott chỉ ra các giai đoạn trong xu hướng của một cổ phiếu.

Mục lục [Ẩn]

Tìm hiều về lý thuyết sóng Elliott

Sóng Elliott chỉ ra những xu hướng của cổ phiếu nói riêng hay thị trường chứng khoán nói chung dựa trên nên tảng của lý thuyết Dow. Với lý thuyết Dow, nhà đầu tư có thể tìm ra xu hướng chính nhưng gặp hạn chế trong ngắn hạn. Sóng Elliott sẽ giúp nhà đầu tư hạn chế nhược điểm này khi nó thể hiện rõ ràng hơn các thời kỳ trong một xu hướng. Theo đó, sóng Elliott sẽ chia thành xu hướng chính và xu hướng điều chỉnh. Cụ thể, đường đi của cổ phiếu thường có 5 xu hướng lớn và 3 xu hướng điều chỉnh.

Xem thêm: Lý thuyết Dow - Nền tảng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán

Cấu tạo của sóng Elliott

 thebank_song_elliott_1586890558

Các sóng chính được đánh số 1-5, sóng điều chỉnh là A,B và C

Các sóng từ 1-5 chỉ xu hướng chính là các sóng đẩy bao gồm sóng 1,3,5 là các sóng tăng và sóng 2,4 là sóng giảm. Ba sóng điều chỉnh A,B,C bao gồm sóng A và C là sóng giảm còn B là sóng tăng. Lưu ý, sóng Elliott cũng bao gồm xu hướng chính là xu hướng giảm nên mô hình sóng sẽ xuất hiện ngược lại.

Trong sóng Elliott sẽ có những sóng nhỏ hơn (được tính trong các quãng thời gian ngắn) nhưng cấu tạo xét tổng thể vẫn đi theo xu hướng trên.

Với sóng 1, cổ phiếu bắt đầu giai đoạn tăng trưởng đầu tiên khi sự kỳ vọng của nhà đầu tư xuất hiện. Đến sóng 2, sự điều chỉnh ngắn hạn hình thành khi một số nhà đầu tư chốt lời hoặc cảm thấy cổ phiếu không được như kỳ vọng và bán ra. Sóng 3 là sóng dài nhất, cổ phiếu được quan tâm khi nhiều nhà đầu tư thấy được tiềm năng tăng trưởng sau khi quá trình điều chỉnh sóng 2 xuống không quá sâu.

Sóng 4 xuất hiện sau giai đoạn tăng trưởng của sóng 3 khi một số nhà đầu tư chốt lời hoặc cảm thấy cổ phiếu có thể ngừng tăng. Đến sóng 5, nhà đầu tư tiếp tục mua vào cổ phiếu và đẩy mức giá lên cao hơn. Tuy nhiên, giai đoạn sóng 5 báo hiệu sự điều chỉnh khi cổ phiếu đã tăng quá đà. Thời điểm này, các sóng điều chỉnh xuất hiện, quá trình này sẽ bao gồm sóng b là sóng điều chỉnh tăng nhưng không đủ mạnh và mức giá tiếp tục đi xuống (sóng c).

thebank_cac_dang_song_1586890813

Sóng Elliott còn xuất hiện dưới nhiều dạng như sóng Flat hay Zigzag

Nguyên tắc của sóng Elliott

  • Đáy sóng 2 không được đi xuống qua điểm bắt đầu của sóng 1
  • Sóng 3 không được là sóng ngắn nhất trong các sóng đẩy
  • Sóng 4 không được xuống vùng sóng 1
  • Sóng 3 là sóng dài nhất thì sóng 5 sẽ tương đương với sóng 1
  • Nếu sóng 2 không có nhiều sự thay đổi (đi ngang - sideway) thì sóng 4 sẽ thay đổi mạnh. Nếu sóng 2 thay đổi mạnh thì sóng 4 không có nhiều sự thay đổi
  • Sóng 5 tăng thì sóng điều chỉnh thường kết thúc tại vùng đáy sóng 4

Khi phân tích, nhà đầu tư nên sử dụng khung thời gian dài để có hiệu quả, tránh bị nhiễu tín hiệu khi sử dụng khung thời gian ngắn. Sóng 3 được coi là sóng quan trọng nhất, là thời điểm giao dịch sôi động và có sự thay đổi lớn về giá theo xu hướng chính. Tuy nhiên, việc xác định chính xác sóng này cần bám sát theo nguyên tắc sóng Elliott. Sau xu hướng chính sẽ xuất hiện điểm đảo chiều xu hướng, nhà đầu tư nên kết hợp sử dụng dẫy số Fibonacci để tìm ra các vùng giá có thể tiến tới (các mốc 50%, 61,8% hay 38,2%).

Xem thêm: Dãy số Fibonacci áp dụng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán ra sao?

Đăng ký tư vấn miễn phí

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn chứng khoán

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *