avatart

khach

icon

Lý thuyết Dow - Nền tảng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán

Chứng khoán

- 15/04/2020

0

Chứng khoán

15/04/2020

0

Lý thuyết Dow là nền tảng cơ bản dành cho phân tích kỹ thuật chứng khoán. Đây được coi là khái niệm tiền đề giúp nhà đầu tư vận dụng trong việc giao dịch.

Mục lục [Ẩn]

Lý thuyết Dow là gì?

Lý thuyết Dow được đặt theo tên của Charles Dow, người đã đề ra thuyết này. Ông cũng được biết đến là người sáng lập chỉ số Trung bình công nghiệp Dow Jones trên thị trường chứng khoán Mỹ. Lý thuyết Dow được biết đến là nền tảng cơ bản để vận dụng trong việc phân tích kỹ thuật chứng khoán. Các biến động của cổ phiếu trên thị trường đều có những thay đổi theo những giả thiết:

Xu hướng chính không bị thao túng

Thị trường chứng khoán luôn vận động theo một xu hướng chung trước khi có tín hiệu đảo chiều thật sự. Theo đó, khi xu hướng chính được thiết lập (bao gồm xu hướng tăng và giảm) thì thị trường sẽ tiếp tục đi theo xu hướng này. Việc điều chỉnh xu hướng chỉ có thể diễn ra trong thời gian ngắn.

Giá cả phản ánh tất cả

Trái ngược với phân tích cơ bản, khi giá cổ phiếu hay sự thay đổi các chỉ số trên thị trường chứng khoán nói chung bị ảnh hưởng bởi những tin tức từ doanh nghiệp hay tình hình kinh tế vĩ mô. Đối với phân tích kỹ thuật, giá cổ phiếu đã phản ánh được mọi thông tin, phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư mà tại đó, những yếu tố cơ bản có thể không cần xét tới.

Lý thuyết Dow không chính xác hoàn toàn

Lý thuyết Dow chỉ giúp nhà đầu tư nhìn nhận xu hướng chính của thị trường. Tuy nhiên, những thay đổi ngắn hạn khó có thể áp dụng. Lý thuyết này chỉ ra những nền tảng cơ bản nhưng việc áp dụng sẽ có sự khác nhau của từng nhà đầu tư, vì vậy, không phải lúc nào việc phân tích cũng đưa cùng một kết quả.

Các xu hướng theo lý thuyết Dow

Lý thuyết Dow chỉ ra thị trường vận động theo 3 xu hướng gồm xu hướng cấp 1, xu hướng cấp 2 và xu hướng cấp 3.

Xu hướng cấp 1 (Xu hướng chính) được quan sát trong khoảng thời gian dài hạn (vài tháng hoặc năm). Theo đó, xu hướng này sẽ bao gồm xu hướng tăng giá (Bull Market) và xu hướng giảm giá (Bear Market). Các xu hướng này sẽ kéo dài cho đến khi có sự thay đổi. Lý thuyết Dow chỉ ra nhà đầu tư cần xác định được xu hướng trong dài hạn.

Xem thêm: Thị trường con gấu (Bear Market) - Điều đáng sợ báo hiệu khủng hoảng kinh tế

Xu hướng cấp 2 (Xu hướng thứ cấp) là những biến động trong xu hướng chính, có thể bao gồm những đợt tăng giảm trong một khoảng thời gian (vài tuần). Đây là những đợt điều chỉnh giá, đi ngược lại xu hướng chính dài hạn.

Xu hướng cấp 3 (Xu hướng ngắn hạn) là những biến động trong thời gian rất ngắn (có thể trong vài ngày). Đây là những sự thay đổi nhỏ hơn, thông thường không có tác động nhiều đến xu hướng dài hạn.

Các giai đoạn của xu hướng

thebank_ly_thuyet_dow_la_gi_1586892094

Các giai đoạn xu hướng của cổ phiếu theo lý thuyết Dow

Xu hướng tăng

Giai đoạn tích lũy (giai đoạn đầu của xu hướng tăng). Đây là quãng thời gian bắt đầu cho một đợt tăng giá, có thể xuất hiện từ một pha giảm trước đó. Thời điểm này, nhà đầu tư cảm thấy mức giảm đã đủ sâu và bắt đầu những đợt mua vào để tích lũy cổ phiếu. Dấu hiệu nhận biết có thể thấy từ khối lượng giao dịch thấp, điều này phản ánh bên mua đang mua vào trong sự hoài nghi của thị trường. Khi mức giá bắt đầu lên những mức cao hơn, khối lượng giao dịch cũng tăng theo. Trong giai đoạn đầu của đà tăng sẽ xuất hiện những đợt giảm điều chỉnh, tuy nhiên các mức đáy tạo ra vẫn cao hơn mức đáy cũ (ám chỉ tiếp tục xu hướng tăng).

Giai đoạn tiếp theo sẽ là giai đoạn tăng trưởng mạnh và kéo dài. Nhiều nhà đầu tư có thể kiếm được lợi nhuận trong gia đoạn này với đà tăng khá vững chắc. Đến giai đoạn cuối cùng của xu hướng tăng, mức tăng trở nên quá mức và đạt đỉnh, báo hiệu bắt đầu sự kết thúc xu hướng.

Xem thêm: Tìm hiểu về đường xu hướng trong chứng khoán

Xu hướng giảm

Bắt đầu của xu hướng giảm sẽ là giai đoạn phân phối. Tại đây, lực bán ra xuất hiện khi giá cổ phiếu được nhà đầu tư đánh giá đã đạt đỉnh. Dòng tiền thoái trào và rút ra khỏi thị trường. Khối lượng giao dịch tăng đến từ lực cung tăng cao. Trong giai đoạn đầu, sẽ có các nhịp hồi phục tăng trong thời gian ngắn với khối lượng giao dịch thường ở mức nhỏ do sự nghi ngờ từ bên mua.

Giai đoạn tiếp theo trong xu hướng giảm sẽ là pha giảm mạnh nhất và kéo dài. Nhiều nhà đầu tư mất dần kỳ vọng vào thị trường, gây nên tình trạng bán tháo. Đến giai đoạn cuối, mức giảm xuống đáy và nhiều nhà đầu tư bắt đầu nhận ra giá cổ phiếu trở về mức rẻ từ đó mua dần trở lại, báo hiệu xu hướng giảm chuẩn bị kết thúc.

Nhìn chung, việc áp dụng lý thuyết Dow là bước đầu tiên mà nhà đầu tư chứng khoán cần nắm vững, đây cũng là nền tảng cho việc sử dụng sóng Elliott (thể hiện những xu hướng ngắn hạn rõ nét hơn từ lý thuyết Dow). Bên cạnh đó, nhà đầu tư nên áp dụng một cách chính xác các chỉ báo phân tích khác để đưa ra những kết luận chính xác.

Xem thêm: Tìm hiểu về sóng Elliott

Đăng ký tư vấn miễn phí

 Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn chứng khoán

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *