avatart

khach

icon

Mẫu giấy vay tiền viết tay chuẩn nhất cho cá nhân

Kiến thức vay vốn

- 19/01/2023

0

Kiến thức vay vốn

19/01/2023

0

Giấy vay tiền là căn cứ quan trọng để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên khi đi vay và trả nợ. Vậy mẫu giấy vay tiền là gì? Những chuẩn mực xác minh giấy vay tiền cá nhân hợp pháp?

Mục lục [Ẩn]

Giấy vay tiền là gì?

Giấy vay tiền hay còn gọi là hợp đồng vay tài sản là thỏa thuận hợp tác giữa các bên. Theo đó bên cho vay và bên đi vay thỏa thuận về số tiền cho vay, thời hạn vay, lãi suất, tài sản đảm bảo (nếu có) và cam kết trả nợ.

Giấy vay tiền có thể viết tay hoàn toàn hoặc là văn bản đánh máy một phần nhưng vẫn đảm bảo có chữ ký trực tiếp của bên đi vay, bên cho vay và người làm chứng (nếu có). Để bảo vệ quyền lợi của mình thì với một tờ giấy vay tiền hợp lệ, người cho vay tiền sẽ sở hữu văn bản đầy đủ tính pháp lý.

Mẫu giấy vay tiền cá nhân sẽ có nhiều loại trong đó phổ biến là mẫu giấy vay tiền không thế chấp, mẫu giấy vay tiền có thế chấp, mẫu giấy vay tiền mặt, mẫu giấy vay tiền dân sự. Bạn có thể tham khảo mẫu giấy vay tiền hợp pháp dưới đây: 

 Giấy vay tiền là gì?

Giấy vay tiền là gì?

Giấy vay tiền viết tay có hợp pháp không?

Giấy vay tiền hợp pháp là điều cần thiết để bảo vệ tài sản, quyền lợi của cả hai bên khi có tranh chấp hay kiện tụng xảy ra, tránh những rủi ro về tiền bạc cũng như có căn cứ giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình cho vay tiền. Vậy mẫu giấy vay tiền như thế nào là hợp pháp và phải đảm bảo những quy định nào của nhà nước.

Áp dụng điều 117 bộ luật dân sự 2015 điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định như sau:

"1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a. Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b. Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c. Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định."

Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:

"Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định."

Luật Dân sự không yêu cầu hợp đồng vay tài sản (trong trường hợp này là giấy vay tiền) phải được công chứng, chứng thực, tuy nhiên bạn có thể thực hiện hoạt động này để đảm bảo tính pháp lý cao hơn. Do không có quy định bắt buộc giấy vay tiền phải đánh máy nên bạn hoàn toàn có thể viết tay giấy vay tiền này. Các nội dung khác trong mẫu giấy vay tiền hợp pháp do các bên tự thỏa thuận như về phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán, lãi suất (nếu có),... không vi phạm pháp luật.

Do đó, giấy vay nợ viết tay vẫn coi là một hợp đồng vay tài sản, hợp đồng này đáp ứng đầy đủ các điều kiện về hiệu lực của giao dịch dân sự (hợp đồng) theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau: Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện."

Đồng thời, theo Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về Nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

"1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác".

Như vậy nghĩa vụ của người vay tiền là phải trả đủ số tiền đã vay, lãi suất vay nếu có thỏa thuận. Nếu khi đã thông báo về việc thanh toán nợ mà họ lần nữa không chịu trả cho người cho vay thì họ có thể làm đơn khởi kiện đòi nợ ra tòa án để được giải quyết, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình."

Ngoài ra lãi suất cho vay phải tuân thủ theo Điều 468 bộ luật dân sự 2015, cụ thể:

"1. Lãi suất do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ".

Cách viết giấy vay tiền bằng tay

Cách viết giấy vay tiền bằng tay không khó như bạn nghĩ, tuy nhiên để viết giấy vay tiền ngắn gọn, đơn giản mà vẫn hợp pháp thì bạn cần lưu ý những thông tin dưới đây.

Hướng dẫn cách viết giấy vay tiền cá nhân hợp pháp như sau:

1. Thông tin về người vay

Người vay có thể là cá nhân hoặc tổ chức.

  • Nếu là cá nhân thì cũng nêu rõ họ tên, năm sinh, thông tin về giấy tờ tùy thân (CMND, căn cước công dân, hộ chiếu), địa chỉ liên lạc, số điện thoại...
  • Nếu là tổ chức thì phải ghi rõ thông tin của pháp nhân đó trên giấy đăng ký kinh doanh (Mã số kinh doanh, cơ quan cấp, ngày cấp đăng ký lần đầu, ngày thay đổi nội dung đăng ký, địa chỉ trụ sở, người đại diện...) kèm thông tin về người đại diện.

2. Số tiền vay và thời hạn

Số tiền vay phải được nêu cụ thể cả bằng số và bằng chữ, đây là mục quan trọng nhất cũng bắt buộc phải có trong mọi giao dịch vay tiền. 

Thời hạn vay nên nêu cụ thể theo số tháng, số năm. Hai bên có thể tự thỏa thuận việc rút ngắn hoặc kéo dài thời hạn cho vay. Khi đó, cũng có thể viết vào Giấy vay tiền thỏa thuận này.

3. Lãi suất

Một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của cả người đi vay và người vay đó chính là lãi suất. Giấy vay tiền dù có hay không có tính lãi suất cũng phải ghi rõ vào văn bản. Nếu không tính lãi thì ghi là “bên A cho bên B vay không tính lãi”.

Còn với trường hợp, tính lãi suất thì cũng ghi rõ lãi suất bao nhiêu, tính theo lãi suất của ngân hàng nào… vào giấy vay tiền.

Lưu ý: Mặc dù lãi suất do hai bên thỏa thuận nhưng khi cho người khác vay tiền, người cho vay cần chú ý, lãi suất không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay theo khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015.

4. Phương thức trả nợ

Phương thức trả nợ cũng được thực hiện bằng nhiều cách theo thỏa thuận của hai bên. Trong giấy vay nợ, hai bên có thể nêu rõ cách thức trả nợ bằng hình thức chuyển khoản, tiền mặt, tài sản....

5. Thỏa thuận khác

Ngoài những thỏa thuận ở trên thì hai bên còn có thỏa thuận nào khác thì có thể tùy biến chỉnh sửa mẫu theo đúng thỏa thuận của mình.

Đặc biệt là phương thức giải quyết tranh chấp nếu có phát sinh xung đột. Nên quy định chi tiết các trường hợp sẽ phát sinh nếu một trong hai bên không thực hiện theo đúng thỏa thuận.

Giấy vay tiền nên lập thành ít nhất là 2 bản, nêu rõ bằng số và bằng chữ trong giấy, bên vay và bên cho vay mỗi bên giữ số lượng bản chính giống nhau.

Để tải mẫu giấy vay tiền cá nhân bạn có thể truy cập: TẠI ĐÂY

Cách viết giấy vay tiền bằng tay

Cách viết giấy vay tiền bằng tay

Mẫu giấy vay tiền viết tay chuẩn nhất cho cá nhân

Về cơ bản, dù viết tay hay đánh máy thì các nội dung của giấy vay tiền (hợp đồng vay tiền) đều phải có ký xác nhận của mỗi bên. Dưới đây là mẫu giấy vay tiền viết tay mà bạn có thể tham khảo:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………….., ngày …. tháng …. năm….

GIẤY VAY TIỀN

Hôm nay, ngày …. tháng …. năm 20 …., tại ……..

Chúng tôi gồm có:

Tôi là ……., sinh năm: …, CMND số: … do Công an … cấp ngày …

và vợ là bà …, sinh năm: …, CMND số: … do Công an … cấp ngày ...

Cả hai ông bà cùng có hộ khẩu thường trú tại: ……..

Vợ/chồng tôi có vay của:

Ông/bà …… , sinh năm: ………, CMND số: … do Công an ….. cấp ngày …… 

và vợ là bà ………….., sinh năm: ……….., CMND số: ……. do Công an … cấp ngày ………,

Cả hai ông bà cùng có hộ khẩu thường trú tại: ………….. số tiền sau:

Số tiền cho vay: …….. đồng (………. đồng) tiền Việt Nam;

Thời hạn vay: ….. (………) tháng kể từ ngày ký và nhận tiền theo Giấy này;

Mục đích sử dụng tiền vay: …

Lãi suất là:….. %/tháng (……phần trăm một tháng);

Chúng tôi xin vay và hứa là chậm nhất đến ngày …../…/… chúng tôi sẽ trả đầy đủ tiền gốc, tiền lãi cho ông/bà … theo đúng Giấy vay tiền này, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước ông/bà …… và trước pháp luật về việc vay tiền này.

Để bảo đảm cho việc trả nợ, chúng tôi tự nguyện cầm cố/thế chấp tài sản là :…… cho ông bà, nếu chúng tôi vi phạm nghĩa vụ đã cam kết thì ông/bà có toàn quyền xử lý tài sản cầm cố, thế chấp này.

Chúng tôi đã nhận đủ số tiền vay là …..từ ông/bà………..và coi đây là giấy biên nhận đã nhận đủ tiền vay.

Chúng tôi cam đoan và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ việc vay tiền nay theo đúng quy định của pháp luật về vay tiền và theo thỏa thuận tại Văn bản này.

Chúng tôi tự nguyện ký tên dưới đây để làm bằng chứng.

Người vay

(Tự viết giấy và ký tên, ghi rõ họ tên

Những chuẩn mực xác minh mẫu giấy vay tiền cá nhân hợp lệ

Khi các tranh chấp, kiện tụng xảy ra giữa bên cho vay tiền và người vay tiền thì giấy vay tiền hợp lệ chính là bằng chứng xác thực cho việc hoàn trả vốn và lãi trong thời hạn quy định cũng như mang lại lợi thế khi các tranh chấp, kiện tụng xảy ra. Dưới đây là những chuẩn mực xác minh giấy vay tiền hợp lệ:

Giấy cho vay tiền hợp lệ khi nào?

Để đảm bảo quyền lợi của mình trong việc muốn cam đoan số tiền của mình cho vay được hoàn trả thì người cho vay tiền đã sử dụng giấy vay tiền hay hợp đồng vay tiền để đảm bảo tính pháp lý. Khi đó giấy vay tiền cần có các yếu tố hợp lệ về điều khoản, quy định, một văn bản pháp lý hoàn chỉnh dưới đây:

  • Giấy vay tiền được đánh máy hay viết tay thì giấy vay tiền đều có giá trị pháp lý ngang nhau.
  • Giấy vay tiền phải có đầy đủ thông tin cá nhân của người vay tiền, chứng minh nhân dân còn hiệu lực, chữ ký của người vay tiền và dấu vân tay để xác nhận thông tin cung cấp cho người cho vay tiền là đúng.
  • Giấy vay tiền phải đảm bảo đáp ứng được các điều kiện pháp lý theo quy định của bộ luật dân sự. 

    • Trong đó yêu cầu người cho vay tiền và người vay tiền phải có năng lực về hành vi dân sự như nhau. 
    • Trong giấy vay tiền phải đảm bảo mục đích và nội dung vay tiền không vi phạm pháp luật, không được trái trái đạo đức xã hội.
  • Người vay tiền phải hoàn toàn tự nguyện đồng ý với nội dung quy định được viết trong giấy vay tiền.
  • Một mẫu giấy vay tiền hợp lệ cần có đủ các thông tin sau: 

    • Thông tin bên vay và bên cho vay tiền: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số CMND/căn cước công dân, chỗ ở hiện tại, nơi thường trú, họ tên vợ hoặc chồng (nếu có). 
    • Trong giấy vay tiền nên ghi rõ tài sản vay và lãi suất vay là bao nhiêu, mục đích của người vay tiền và người vay tiền phải cam kết trả tiền trong khoản thời gian là bao nhiêu lâu. 
    • Sau khi các điều khoản được thành lập thì hai bên sẽ ký xác nhận việc vay tiền phù hợp.
  • Để đảm bảo tính pháp lý của việc cho vay tiền thì cần có xác nhận của UBND xã/phường/phòng công chứng (nếu có).

Giấy vay tiền có cần công chứng không?

Theo Bộ luật Dân sự 2015 thì cá nhân cho vay tiền không cần phải công chứng hợp đồng cho vay. Nhưng để đảm bảo tính pháp lý của giấy vay tiền hợp lệ đảm bảo quyền lợi cho người cho vay tiền và là chứng cứ pháp lý phục vụ cho việc khởi kiện khi tranh chấp xảy ra, thì người cho vay tiền nên thực hiện công chứng là việc nên làm.

Giấy vay tiền viết tay có hiệu lực trong bao lâu?

Thời gian có hiệu lực của giấy vay tiền sẽ phụ thuộc vào việc giấy tờ vay nợ của hai bên có thỏa thuận xác định rõ thời điểm hạn trả nợ là bao lâu. Cụ thể: 

  • Trường hợp 2 bên có thỏa thuận xác định rõ thời điểm trả nợ

Về nguyên tắc, khi đến hạn trả nợ các bên đã xác định thì bên đi vay phải có trách nhiệm, nghĩa vụ thanh toán đầy đủ số nợ bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi (nếu có). Nếu quá hạn, thời hạn trả nợ sẽ phải chịu chế tài xử lý chịu lãi suất chậm trả theo quy định của nhà nước. Bên cho vay có quyền khởi kiện theo đúng quy định ra Tòa án dân sự để đòi lại số tiền đã cho vay. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 3 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm tính từ khi vi phạm thời điểm thỏa thuận trong giấy vay nợ hoặc thời điểm hai bên đã thống nhất lại nếu có sự gia hạn thời điểm sau đó. 

  • Trường hợp không có sự thỏa thuận ban đầu về thời điểm trả nợ

Theo quy định tại Điều 469 Bộ luật dân sự năm 2015 khi thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn, bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên vay một khoảng thời gian hợp lý để họ có thể xoay tiền đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo như đã cam kết. Và thời hiệu khởi kiện cũng tương tự như trường hợp trên, là 3 năm tính từ khi bên cho vay biết hoặc phải biết được bên nợ vi phạm nghĩa vụ trả nợ theo thời gian hợp lý mà bên cho vay đã thông báo. 

Giấy vay tiền có cần người làm chứng?

Trong giấy vay tiền giữa người cho vay và người đi vay có thỏa thuận và ký kết đầy đủ của hai bên thì dù có chữ ký của người làm chứng hay không cũng sẽ không làm ảnh hưởng đến tính pháp lý của giấy vay tiền. Chính vì vậy, khi bên đi vay không trả tiền, tài sản theo đúng thời hạn, thì bên cho vay tiền có quyền kiện lên tòa án hay các cơ quan pháp lý liên quan.

Khi khởi kiện lên tòa án hay các cơ quan pháp lý bên cho vay cần phải có đầy đủ hồ sơ, thủ tục như sau:

  • Đơn khởi kiện.
  • Bản sao CMND/căn cước công dân, hộ khẩu.
  • Giấy vay tiền, giấy trả một phần tiền hoặc giấy cam kết trả nợ (các tài liệu, chứng cứ khởi kiện hợp lý và có căn cứ...).
  • Không ghi rõ thời hạn trả tiền trong giấy vay tiền thì làm sao để đòi khoản vay và lãi?

Có giấy vay nợ có kiện được không?

Theo quy định tại điều 471 Bộ luật Dân sự 2005 về hợp đồng vay tài sản, pháp luật không bắt buộc hợp đồng vay phải lập thành văn bản có công chứng cũng như không yêu cầu các bên phải nêu rõ ngày trả nợ và mục đích vay tài sản:

"Điều 471. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định."

Như vậy, hợp đồng vay mà hai bên đã lập nếu không vi phạm các quy định của pháp luật về mặt nội dung cũng như hoàn toàn xuất phát từ sự tự nguyện của các bên ký kết hợp đồng thì hợp đồng sẽ phát sinh hiệu lực pháp lý và được pháp luật công nhận.

Bạn hoàn toàn có thể dùng giấy vay nợ đưa ra tòa để đòi lại quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Giấy vay tiền hợp pháp sẽ là bằng chứng quan trọng để bạn chứng minh quan hệ cho vay tồn tại giữa bạn và người bạn kia cũng như để tòa chấp nhận yêu cầu đòi nợ của bạn. 

Nếu trong giấy vay tiền không ghi rõ thời hạn trả tiền thì được gọi là hợp đồng cho vay không thời hạn. Trong trường hợp này theo quy định của pháp luật thì bên cho vay tiền có quyền đòi lại tài sản vào bất cứ khi nào nhưng phải báo trước cho bên cho vay tiền một thời gian hợp lý.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn vay tín chấp

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH LÃI SUẤT VAY VỐN

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *