avatart

khach

icon

Quy định về chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm mới nhất

Kiến thức bảo hiểm nhân thọ

- 17/02/2022

0

Kiến thức bảo hiểm nhân thọ

17/02/2022

0

Hiện nay rất nhiều người đang thắc mắc về quy định chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm. Vậy điều kiện, thủ tục, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên khi chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm được pháp luật quy định như thế nào?

Mục lục [Ẩn]

Có được chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?

Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm là một trong những quyền của bên mua bảo hiểm được ghi nhận tại Điều 26 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000. Cụ thể như sau:

“Điều 26. Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm

1. Bên mua bảo hiểm có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

2. Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển nhượng và doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng đó, trừ trường hợp việc chuyển nhượng được thực hiện theo tập quán quốc tế.”

Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm có thể hiểu là việc bên mua bảo hiểm chuyển giao tư cách pháp lý (quyền và nghĩa vụ) cho chủ thể khác (gọi là bên nhận chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm). Theo đó, người nhận chuyển nhượng sẽ trở thành bên mua bảo hiểm mới đảm nhiệm nghĩa vụ và nhận đầy đủ quyền lợi khác theo quy định trong hợp đồng bảo hiểm. Chủ thể bị thay đổi trong quá trình chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm là bên mua bảo hiểm.

 Chủ thể nhận chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm phải: 

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với đối tượng bảo hiểm
  • Bên chuyển nhượng bảo hiểm phải có nghĩa vụ thông báo và phải được sự chấp thuận của doanh nghiệp bảo hiểm.

Theo quy định tại Điều 26 thì việc chuyển nhượng chỉ có hiệu lực khi bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển nhượng hợp đồng và được doanh nghiệp đó đồng ý bằng văn bản. 

- Nếu doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận việc chuyển nhượng thì bên mua bảo hiểm có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bên nhận chuyển nhượng. Trong thời gian chờ đợi doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận việc chuyển nhượng, bên mua bảo hiểm vẫn phải có trách nhiệm đóng phí đầy đủ.

-  Nếu như doanh nghiệp bảo hiểm không chấp thuận việc chuyển nhượng hợp đồng thì việc chuyển nhượng sẽ không có hiệu lực.

Đại diện công ty bảo hiểm nhân thọ Chubb Life Việt Nam chia sẻ về vấn đề chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm như sau: 

“Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ liên quan đến tính mạng, sức khỏe của người được bảo hiểm. Luật kinh doanh bảo hiểm, quy tắc, điều khoản sản phẩm bảo hiểm đều quy định bên nhận chuyển nhượng phải là người có quyền lợi có thể được bảo hiểm với người được bảo hiểm (ví dụ như cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con của người được bảo hiểm) và việc chuyển nhượng không làm thay đổi người được bảo hiểm.

Bên được chuyển nhượng sẽ có toàn bộ quyền và nghĩa vụ của bên mua đối với hợp đồng bảo hiểm. Bạn có thể tham khảo thêm quy tắc điều khoản của hợp đồng bảo hiểm đang tham gia”. 

Có thể bạn quan tâm: Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mất hiệu lực có thể khôi phục lại được không?

Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm

Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm

Đặc điểm của chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm

Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm sẽ có các đặc điểm như sau:

Mối quan hệ trong chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm

Đây là mối quan hệ giữa bên mua bảo hiểm và bên nhận chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm, trong đó:

  • Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
  • Bên nhận chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ và phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với đối tượng bảo hiểm.

Việc thực hiện chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm phải được doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận.

Về quyền và nghĩa vụ

Khi hợp đồng bảo hiểm được chuyển nhượng thì quyền và nghĩa vụ của người chuyển nhượng sẽ được chuyển sang cho người nhận chuyển nhượng hợp đồng. Bên nhận chuyển nhượng lúc này trở thành bên mua bảo hiểm, khi đó quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm được quy định theo Điều 18 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000.

“Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm

1. Bên mua bảo hiểm có quyền:

a) Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam để mua bảo hiểm;

b) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm;

c) Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 19, khoản 1 Điều 20 của Luật này;

d) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

đ) Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật;

e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ:

a) Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;

b) Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm;

c) Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm;

d) Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;

đ) Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”

Theo đó các doanh nghiệp bảo hiểm cũng có quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 19 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000:

“Điều 19. Trách nhiệm cung cấp thông tin

1. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm; bên mua bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm. Các bên chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đó. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm giữ bí mật về thông tin do bên mua bảo hiểm cung cấp.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm có một trong những hành vi sau đây:

a) Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường;

b) Không thực hiện các nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 18 của Luật này.

3. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sự thật.”

Trong hợp đồng bảo hiểm con người việc chuyển nhượng này có thể phát sinh tự nhiên như trong quan hệ về thừa kế, hoặc thông qua các hành vi mua, bán, tặng, cho…. khi hợp đồng bảo hiểm được chuyển nhượng, quyền và nghĩa vụ của người chuyển nhượng sẽ được chuyển sang cho người nhận chuyển nhượng và họ phải chấp nhận những thỏa thuận trước đây đã có trong hợp đồng.

=> Đọc thêm các thắc mắc về hợp đồng bảo hiểm để được giải đáp các tình huống thường gặp khi tham gia bảo hiểm.

Thủ tục chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm

Trong thời gian hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực thì bên mua bảo hiểm muốn chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm cho chủ thể khác thì phải thông báo bằng văn bản đến doanh nghiệp bảo hiểm. 

Thủ tục chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm bao gồm: 

  • Phiếu yêu cầu chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm cá nhân
  • Giấy xác nhận của bên mua bảo hiểm về việc chuyển nhượng được cơ quan có thẩm quyền chứng thực chữ ký của bên mua bảo hiểm.
  • Bản sao CMND của bên nhận chuyển nhượng còn thời hạn sử dụng và có thị thực sao y của cơ quan có thẩm quyền
  • Tờ khai sức khỏe của bên nhận chuyển nhượng nếu có yêu cầu tham gia loại hình bảo hiểm từ bỏ thu phí
  •  Các giấy tờ khác theo quy định của từng doanh nghiệp bảo hiểm.

Phiếu yêu cầu chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Prudential

Phiếu yêu cầu chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Prudential

Như vậy khi việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm chính có hiệu lực, bên được chuyển nhượng sẽ có toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm đối với hợp đồng bảo hiểm. Bạn có thể tham khảo thêm quy tắc điều khoản của hợp đồng bảo hiểm mà bạn đang tham gia.

Giải đáp thắc mắc và tư vấn MIỄN PHÍ!!

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn bảo hiểm nhân thọ

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *