Vay tín chấp VPBank không trả được bị xử lý ra sao?
Mục lục [Ẩn]
Hậu quả của việc không trả được khoản vay tín chấp của VPBank
Khi không trả được khoản vay tín chấp của VPBank có thể gây ra nhiều hậu quả đáng ngại. Dưới đây là một số hậu quả tiêu biểu:
- Ảnh hưởng đến tín dụng của khách hàng: Nếu bạn không trả được khoản vay, điểm tín dụng của bạn sẽ bị giảm điểm. Điều này có thể làm hạn chế khả năng vay tiền trong tương lai của bạn, không chỉ với VPBank mà còn với các ngân hàng khác. Ngoài ra, bạn cũng sẽ phải chịu các khoản phí phạt khi thanh toán quá hạn bao gồm phí trễ hạn, phí xử lý nợ, phí pháp lý và các khoản phí khác.
- Đứt đoạn quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng: Điều này sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng và uy tín của bạn với ngân hàng. Nếu như bạn bị liệt vào danh sách nợ xấu, ngân hàng sẽ không cung cấp các khoản dịch vụ, tiện ích cũng như những khoản vay ưu đãi mới.
- Không thể vay tiền từ các ngân hàng khác: Nếu bạn không trả được khoản vay tín chấp của VPBank, bạn sẽ không thể vay tiền ở bất kỳ ngân hàng nào khác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng của bạn trong việc mua nhà, ô tô hoặc các chi phí khác.
- Ảnh hưởng tinh thần: Các công ty thu hồi nợ sẽ liên lạc với bạn để đòi tiền hoặc thậm chí là đe dọa, thu hồi tiền, khởi kiện hoặc tịch thu tài sản.
Quy trình đòi nợ của ngân hàng VPBank với khách hàng vay tín chấp
Quy trình thu hồi nợ cũng như xử lý nợ quá hạn của VPBank được xây dựng dựa trên quy định của Ngân hàng Nhà Nước như Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội, Thông tư 06/VBHN-NHNN của Ngân hàng Nhà Nước...
Tùy vào nhóm nợ thực tế của khách hàng mà ngân hàng sẽ có hướng xử lý khác nhau. Tuy nhiên thông thường đối với những khách hàng vay tín chấp VPBank nhưng không trả được ngân hàng sẽ xử lý theo những bước sau:
- Bước 1: Nhân viên ngân hàng gọi điện thông báo về tình trạng nợ quá hạn và yêu cầu khách hàng trợ nợ. Ở bước này thường là khi khách hàng mới ở nhóm nợ 1 (trễ hạn từ 0-9 ngày) hoặc nhóm nợ 2 (trễ hạn từ 10-29 ngày)
- Bước 2: Sau khi đã nhắc nhở nhưng khách hàng vẫn không có động thái trả nợ thì ngân hàng sẽ gửi thông báo tới cơ quan nơi khách hàng đang làm việc.
- Bước 3: Khi đã thực hiện các quy trình ở bước 2 nhưng không đòi được nợ thì ngân hàng có thể sẽ chuyển khoản nợ của khách hàng sang cho công ty đòi nợ để thực hiện thay.
- Bước 4: Sau khi đã thực hiện tất cả các bước trên mà vẫn không thể đưa ra thỏa thuận thu hồi nợ thì lúc này ngân hàng sẽ dùng phương án cuối cùng là kiện khách hàng ra tòa để xử lý.
Lưu ý tại bước 2,3,4 khách hàng khi vay tín chấp VPBank không có khả năng trả nợ có thể trình bày khó khăn với ngân hàng và đưa ra thỏa thuận trả nợ sao cho phù hợp với tình hình hiện tại, tránh việc cả hai bên phải đưa vụ việc ra tòa để giải quyết.
Khách hàng vay tín chấp tại VPBank không trả được có thể bị khởi kiện
Khách hàng không trả được nợ vay tín chấp VPBank sẽ bị xử lý ra sao?
Với các trường hợp không trả được nợ cho VPBank sẽ bị xử lý theo 1 hoặc cả hai hình thức sau:
- Tính lãi phí phạt theo quy định nội bộ của VPBank
- Bị khởi kiện ra tòa án
Trường hợp chỉ bị phạt theo quy định nội bộ của VPBank
Nếu khách hàng không trả được nợ nhưng đạt được thỏa thuận với VPBank về việc giãn nợ hoặc cam kết sẽ hoàn trả toàn bộ số tiền còn nợ vào một thời điểm xác định thì sẽ chỉ bị xử lý theo quy định nội bộ của ngân hàng.
Trường hợp này khách hàng sẽ bị tính lãi và phí phạt trên dư nợ thực tế chưa trả cho ngân hàng:
- Lãi suất quá hạn: được tính bằng 150% lãi suất trong hạn theo hợp đồng vay vốn khách hàng đã ký.
- Khoản tiền lãi quá hạn nếu như khách hàng không trả cũng sẽ bị tính phí phạt trên số ngày thực tế chậm trả.
Càng kéo dài thời gian chậm trả thì khoản lãi và phí phát sinh sẽ càng lớn.
Trường hợp bị ngân hàng khởi kiện ra tòa án để đòi nợ
Nếu như trung tâm xử lý nợ VPBank và khách hàng không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào về việc trả nợ thì ngân hàng sẽ kiện khách hàng ra tòa theo Điều 299 của Bộ luật Dân sự 2015.
- Trường hợp vụ việc khách hàng không trả được nợ xuất phát từ nguyên nhân khách quan như mất việc, phá sản...thì tòa sẽ chỉ xử theo luật dân sự. Do khoản vay tín chấp không tài sản đảm bảo nên sẽ không có thủ tục phát mại tài sản mà thay vào đó tòa có thể yêu cầu kê biên tài sản để buộc khách hàng trả nợ cho ngân hàng.
- Trường hợp tòa án phát hiện ra hành vi gian dối, có khả năng trả nợ nhưng cố tình không trả, sử dụng vốn sai mục đích dẫn tới mất khả năng trả nợ thì khách hàng có thể bị xử phạt theo bộ luật hình sự. Không chỉ bị buộc trả nợ mà khách hàng có thể bị phạt tù. Căn cứ điều 174 - Bộ luật Hình sự 2015 về tội chiếm đoạt tài sản, các trường hợp vay tín chấp không trả sẽ chịu hình phạt như sau:
- Phạt cải tạo không giam giữ 3 năm hoặc tù giam từ 6 tháng đến 3 năm nếu chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đến dưới 50 triệu
- Phạt tù giam từ 2 đến 7 năm nếu chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đến dưới 200 triệu
- Phạt tù giam từ 7 đến 15 năm nếu chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200 triệu đến dưới 500 triệu
- Phạt tù giam từ 12 đến 20 năm nếu chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu trở lên
Bởi vậy, vay tiền VPBank không trả không chỉ vi phạm pháp luật mà còn ảnh hưởng đến tài sản và danh tiếng của bạn. Trước khi có ý định vay tiền tại ngân hàng VPBank thì bạn cần có một kế hoạch trả nợ rõ ràng trước khi thực hiện các thủ tục vay vốn. Trong trường hợp vay tín chấp mà không trả được, khách hàng cần nhanh chóng đàm phán với trung tâm xử lý nợ pháp lý VPBank để cơ cấu lại thời gian trả nợ phù hợp.
Như vậy các trường hợp vay tín chấp VPBank không trả được sẽ vừa bị tổn thất về mặt kinh tế lại vừa tổn thất về mặt uy tín cho người vay. Vì vậy trong bất kỳ trường hợp nào người vay dù khó khăn nhưng vẫn nên thể hiện thiện chí trả nợ và cố gắng đưa ra phương án trả nợ tốt nhất trong tương lai để ngân hàng có hướng giải quyết phù hợp.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất