avatart

khach

icon

Trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ là gì? Quy định xử phạt khi trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ

Bảo hiểm phi nhân thọ

- 19/04/2022

0

Bảo hiểm phi nhân thọ

19/04/2022

0

Trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ gây nhiều rắc rối và tổn thất cho các doanh nghiệp bảo hiểm. Vậy trục lợi phi nhân thọ là gì? Khi có hành vi trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ sẽ bị xử lý ra sao?

Mục lục [Ẩn]

Trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ là gì?

Trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ là hành vi gian lận số tiền được bồi thường vốn không thuộc phạm vi được đền bù trong hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ mà công ty bảo hiểm và người tham gia đã ký kết.

Trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm các hành vi: Khai tăng giá trị tổn thất, xảy ra tổn thất, rủi ro mới tham gia bảo hiểm; Cố ý gây tổn thất cho đối tượng bảo hiểm; Khai sai thông tin như thời gian xảy ra tai nạn; Làm hồ sơ giả; Làm hiện trường giả...

Tìm hiểu thêm: Trục lợi bảo hiểm nhân thọ là gì? 

Tại Việt Nam, theo ghi nhận hành vi trục lợi bảo hiểm mới ở mức tự phát của một số cá nhân và chưa phát triển thành tổ chức. Tuy nhiên điều này vẫn ảnh hưởng và gây tổn thất lớn tới sự phát triển của ngành bảo hiểm nói chung.

Theo thống kê, trong những năm qua, các doanh nghiệp bảo hiểm đã chi trả hàng chục ngàn tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm. Đơn cử, năm 2019, khối doanh nghiệp bảo hiểm đã chi trả hơn 24.000 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm, nếu cộng cả quyền lợi bảo hiểm sức khỏe của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thì tổng số tiền chi trả đạt khoảng 30.000 tỷ đồng.

Theo ông Ngô Trung Dũng, Phó tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho biết: “Dù không thể liệt kê được trong số tiền đã trả có bao nhiêu được chi cho khách hàng trục lợi bảo hiểm, nhưng một khảo sát khác ước tính, có từ 4 - 6% hồ sơ chi trả quyền lợi bảo hiểm có dấu hiệu trục lợi. Song vì doanh nghiệp bảo hiểm không có bằng chứng rõ ràng để có thể từ chối bồi thường, nên vẫn phải tiến hành chi trả cho khách hàng”.

Trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ

Trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ

Nguyên nhân dẫn đến trục lợi bảo hiểm

Trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng và trong bảo hiểm nói chung xảy ra xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do sự giám sát lỏng lẻo của pháp luật hoặc đến cá nhân và doanh nghiệp bảo hiểm.

- Xét từ phương diện pháp luật

  • Đối với chế tài xử phạt hành chính: Dù Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2013/NĐ – CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, tuy nhiên nghị định này vẫn chưa có các điều khoản rõ ràng về hành vi trục lợi bảo hiểm. Điều này khiến sự giám sát chưa thật sự chặt chẽ.
  • Đối với chế tài dân sự: Đối với ngành bảo hiểm hiện đã có một luật riêng cho việc kinh doanh dịch vụ này. Tuy nhiên, về cơ bản Luật kinh doanh bảo hiểm mới chỉ dừng lại ở việc doanh nghiệp bảo hiểm được từ chối giao dịch hoặc từ chối thực hiện nghĩa vụ dân sự theo hợp đồng bằng cách tuyên bố “hợp đồng vô hiệu”, chứ không đề cập đến việc trục lợi bảo hiểm.

- Từ phía doanh nghiệp bảo hiểm:

  • Ý thức và sự hiểu biết pháp luật về kinh doanh bảo hiểm của nhân viên bảo hiểm chưa cao.
  • Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm chưa có quy định quản lý nghiệp vụ chặt chẽ hoặc chưa đủ khả năng trang bị công cụ quản lý hiệu quả.
  • Chưa có sự hợp tác, cung cấp chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp.

- Từ phía bên mua bảo hiểm:

  • Có lòng tham muốn trục lợi chi phí bồi thường từ bảo hiểm.
  • Với suy nghĩ việc trục lợi không phải là phạm tội thậm chí không sợ phạm tội mà có tâm lý chỉ được ít hoặc nhiều chứ không bị mất gì.

- Từ phía các tổ chức giám định: Không có ý thức về ngăn ngừa trục lợi, dễ dàng bị mua chuộc để sai lệch, làm giả hồ sơ yêu cầu bồi thường, thiếu quan tâm đến việc hỗ trợ doanh nghiệp phát hiện trục lợi.

Nguyên nhân dẫn đến trục lợi bảo hiểm

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trục lợi bảo hiểm

Quy định xử phạt khi trục lợi bảo hiểm

Theo điều 213 bộ luật hình sự 2015, gian lận trong kinh doanh bảo hiểm sẽ bị xử phạt hành chính đến tạm giam giữ. Cụ thể: 

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tiền bảo hiểm từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

a) Thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật;

b) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;

c) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm;

d) Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm trừ trường hợp luật quy định khác.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

c) Chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Chiếm đoạt số tiền bảo hiểm 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, với số tiền chiếm đoạt từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 400.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này, với số tiền chiếm đoạt từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 2.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội với số tiền chiếm đoạt 3.000.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại 5.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;

d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm”.

Có thể thấy việc đưa ra những chế tài quy định về mặt pháp luật đối với các hành vi trục lợi bảo hiểm nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng đã phần nào giúp giảm thiểu rủi ro này trong kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ. Với các khách hàng, dù cá nhân hay doanh nghiệp khi tham gia bảo hiểm phi nhân thọ cần nắm rõ các quy định của công ty bảo hiểm cũng như những chế tài pháp lý liên quan tránh việc rơi vào những tình huống đáng tiếc. 

Trục lợi bảo hiểm gây nhiều tổn thất cho các doanh nghiệp, công ty bảo hiểm. Hành vi này được xem là sự gian lận đáng lên án và xử phạt. Trên đây là những thông tin về trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ, hy vọng qua bài viết bạn đã nắm rõ các thông tin và quy định bị xử phạt, từ đó tham gia bảo hiểm phi nhân thọ đúng nghĩa.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (2 lượt)

5 (2 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *