Dưới 18 tuổi có thể gửi tiết kiệm được không?
Mục lục [Ẩn]
Gửi tiết kiệm cho khoản tiền nhàn rỗi, hay gửi góp cho các kế hoạch tương lai là hình thức phổ biến đối với nhiều người. Gửi tiết kiệm không những giúp quản lý tài chính hiệu quả, an toàn mà nó còn đem lại lợi nhuận cho người gửi. Vậy theo quy định của pháp luật, bao nhiêu tuổi mới được gửi tiết kiệm? thủ tục mở sổ cho người dưới 18 tuổi sẽ có những gì?
Gửi tiết kiệm cho người dưới 18 tuổi có được không?
Hiện nay người dưới 18 tuổi hoàn toàn có thể mở sổ tiết kiệm đứng tên mình theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Ngoài ra, Thông tư 48/2018/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định, người gửi tiền là:
1. Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
2. Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
3. Công dân Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hoặc chưa đủ 15 tuổi thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật; Công dân Việt Nam có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người giám hộ.
Như vậy hiện nay quy định này, khi mở sổ tiết kiệm sẽ không giới hạn độ tuổi. Tuy nhiên, tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng phát triển về khả năng nhận thức của người gửi tiết kiệm mà mỗi đối tượng sẽ phải đáp ứng các điều kiện nhất định.
Thủ tục để gửi tiết kiệm cho người dưới 18 tuổi
Dưới 18 tuổi có mở sổ tiết kiệm được không
Để gửi tiết kiệm tại quầy giao dịch với khách hàng chưa đủ 18 tuổi, cần chuẩn bị những loại giấy tờ như sau:
Trường hợp nếu cá nhân gửi tiền chưa đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi muốn gửi tiết kiệm: xuất trình CCCD hoặc CMND hoặc HC còn thời hạn hiệu lực và các giấy tờ chứng minh số tiền gửi ngân hàng là tài sản riêng của mình như: giấy tờ về thừa kế, giấy tờ về việc tặng, cho tài sản được công chức, chứng thực của pháp luật, các giấy tờ như hợp đồng học việc, thông báo kết quả trúng thưởng xổ số hoặc khuyến mãi dự thưởng,… nếu không có đầy đủ những loại giấy tờ trên khách hàng có thể nhờ người thân, người giám hộ của mình theo pháp luật gửi tiết kiệm cho bạn.
Khi người giám hộ hoặc cha mẹ thay mặt mở sổ tiết kiệm cho người chưa đủ 18 tuổi cần phải cung cấp những giấy tờ liên quan sau:
Người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật gửi tiết kiệm cho bạn: Người này cần xuất trình trình CCCD hoặc CMND hoặc hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực và các giấy tờ chứng minh tư cách của người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật như hộ khẩu, giấy khai sinh... Trường hợp này thường áp dụng với chủ sổ tiết kiệm đứng tên là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự cần có người giám hộ theo dõi khoản tiền này.
Hi vọng qua các thông tin trên đây đã giúp khách hàng hiểu thêm về điều kiện làm sổ tiết kiệm cũng như những thắc mắc liên quan.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất