avatart

khach

icon

Đầu tư tăng trưởng là gì? Tiêu chí đánh giá đầu tư tăng trưởng của doanh nghiệp

Đầu tư

- 19/11/2021

0

Đầu tư

19/11/2021

0

Khái niệm đầu tư tăng trưởng thường được nhắc đến là kiểu chiến lược đầu tư có mục đích tập trung vào việc tăng vốn cho nhà đầu tư. Vậy để định nghĩa cụ thể hơn về đầu tư tăng trưởng là gì và những tiêu chí đánh giá doanh nghiệp đầu tư tăng trưởng như thế nào?

Mục lục [Ẩn]

Đầu tư tăng trưởng là gì?

Đầu tư tăng trưởng, tiếng Anh gọi là Growth Investing, được định nghĩa là chiến lược và phong cách đầu tư tập trung để tăng vốn cho nhà đầu tư.

Đa phần các nhà đầu tư tăng trưởng sẽ đầu tư vào các cổ phiếu tăng trưởng, thường là những công ty mới hoặc nhỏ có doanh thu dự kiến tăng ở mức trên trung bình so với ngành công nghiệp của họ hay thị trường chung.

Sở dĩ đầu tư tăng trưởng rất hấp dẫn vì các loại cổ phiếu của công ty mới nổi sẽ mang lại lợi nhuận ấn tượng nếu doanh nghiệp làm ăn tốt. Tuy nhiên, các doanh nghiệp mới nổi sẽ có những rủi ro lớn vì chưa được kiểm nghiệm.

Đầu tư tăng trưởng là gì?

Đầu tư tăng trưởng là gì?

Đặc điểm của đầu tư tăng trưởng

Những nhà đầu tư tăng trưởng hay tìm kiếm các khoản đầu tư vào các ngành công nghiệp đang mở rộng thị trường nhanh chóng - Nơi mà những dịch vụ và công nghệ mới đang phát triển mạnh và có được lợi nhuận qua việc tăng giá vốn. Nhà đầu tư đạt được lợi nhuận qua việc bán cổ phiếu, trái phiếu với cổ tức họ nhận được trong thời gian sở hữu.

Thực tế, hầu hết các công ty cổ phần khi tăng trưởng sẽ tái đầu tư lợi nhuận vào doanh nghiệp hơn là việc trả cổ tức cho cổ đông. Chính vì vậy họ sẽ trở thành công ty nhỏ với tiềm năng lớn, tiến hành phát triển và mở rộng, giúp tăng trưởng thu nhập/doanh thu, từ đó làm tăng giá cổ phiếu trong tương lai.

Các nhà đầu tư luôn tìm cách tối đa hoá lợi nhuận vốn của họ nên việc đầu tư tăng trưởng còn có thể gọi là tăng trưởng vốn hay chiến lược tăng vốn.

Tiêu chí đánh giá khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp

Các nhà đầu tư có thể đánh giá khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp qua 5 tiêu chí sau:

  • Lịch sử tăng trưởng thu nhập mạnh mẽ: Mỗi công ty đều có hồ sơ theo dõi biểu đồ tăng trưởng trong vòng 5 - 10 năm. Tăng trưởng EPS tối thiểu sẽ phụ thuộc vào quy mô công ty. Trường hợp công ty thể hiện sự tăng trưởng tốt trong những năm gần đây thì khả năng cao nó sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh hơn.
  • Tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ: Thông tin doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp trong một thời gian cụ thể phải được công khai. Đồng thời đưa ra những ước tính mà các nhà đầu tư tăng trưởng chú ý khi họ cố gắng xác định công ty nào tăng trưởng tốt, ít nhất là tốc độ trên trung bình so với ngành.
  • Biên lợi nhuận mạnh: Biên lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp được tính bằng việc khấu trừ tổng chi phí bán hàng (trừ thuế) rồi chia cho doanh thu. Cần xem xét số liệu quan trọng này vì một doanh nghiệp có sự tăng trưởng tuyệt vời về doanh số nhưng lại có lợi nhuận kém, cho thấy các nhà điều hành của doanh nghiệp không kiểm soát được chi phí và doanh thu.
  • Lợi nhuận cao từ vốn chủ sở hữu: Khi chỉ số ROE ổn định hay tăng lên là minh chứng cho việc các nhà điều hành đang làm tốt công việc của mình, tạo ra lợi nhuận cho cổ đông, doanh nghiệp phát triển.
  • Hiệu suất cổ phiếu mạnh mẽ: Trung bình nếu một cổ phiếu không thể tăng gấp đôi trong 5 năm thì không phải là cổ phiếu tăng trưởng.

Chắc chắn sau khi đọc xong bài viết này, bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích về chủ đề đầu tư tăng trưởng.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *