Quỹ đầu tư VOI là gì? Điểm danh những dự án quỹ VOI đầu tư
Mục lục [Ẩn]
Quỹ đầu tư VOI là gì?
VOI là viết tắt của Quỹ Đầu tư Việt Nam - Oman trực thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư Việt Nam Oman. Đây là công ty được thành lập bởi liên doanh Cơ quan Đầu tư Oman (OIA) và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước Việt Nam (SCIC). Công ty ra đời là sự đánh dấu triển vọng hợp tác kinh tế và quan hệ song phương giữa 2 nước Việt Nam và Oman.
Giá trị cốt lõi:
- Quan hệ đối tác lâu dài: Mối liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức cũng như việc nắm được nhu cầu của nhà tài trợ và các đối tác sẽ tạo ra một mối quan hệ song phương với lợi ích lâu dài. Đây là sự hợp tác tích cực, ý nghĩa và luôn cố gắng tạo ra những giải pháp để “đôi bên cùng có lợi”.
- Chính trực và ưu tú: Mọi giao dịch đều thể hiện sự trung thực, đáng tin cậy. VOI luôn thực hiện hành động theo đúng phương châm và khả năng của mình, cố gắng nỗ lực để đạt kết quả tốt nhất và tự thử thách bản thân để ngày một làm tốt hơn nữa.
- Chủ động tạo nên giá trị: VOI nắm được triển vọng đầu tư tài chính của mình bằng việc tập trung vào những lĩnh vực cốt lõi. Ngoài ra, VOI cũng cố gắng gia tăng giá trị trước và sau khi đầu tư. Để làm được điều này, VOI chủ động khai thác lượng kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực, luôn sáng tạo khi tìm kiếm cơ hội đầu tư, quản lý, cấu trúc khoản đầu tư. Cuối cùng, VOI cũng luôn sẵn sàng năng lượng, nhiệt huyết để hỗ trợ hết mình cho các công ty mà VOI đầu tư vào.
Triết lý đầu tư:
Quỹ đầu tư VOI có được sự hỗ trợ chất lượng từ hai tổ chức do Chính phủ hậu thuẫn, nên các khoản đầu tư đều tập trung vào những lĩnh vực tăng trưởng và có lợi thế cạnh tranh cao của Việt Nam. Từ đó, đóng góp vào sự phát triển kinh tế lâu dài và bền vững của Việt Nam. Quỹ đầu tư VOI hướng đến mục tiêu trở thành quỹ đầu tư hàng đầu ở nước ta, là cầu nối vững chắc giữa 2 quốc gia Việt Nam và Vương quốc Hồi giáo Oman.
Chính sách đầu tư:
- VOI tập trung vào thị trường chính là Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. VOI dành nhiều tài sản đầu tư vào Việt Nam khi chúng ta là quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất trong khu vực ASEAN cũng như trên thế giới. Tính từ năm 2000 cho tới nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trung bình mỗi năm khoảng 6,5% và đang trên lộ trình dự kiến trở thành nền kinh tế lớn thứ 20 thế giới vào năm 2050. Sở dĩ, Việt Nam có cơ sở để đạt được những thành tựu này là vì chúng ta đã và đang cải thiện cơ sở hạ tầng đầu tư, nhân khẩu học có xu hướng tích cực, tầng lớp trung lưu ngày một gia tăng…
- VOI theo mô hình đầu tư tăng trưởng với sự đa dạng của các khoản đầu tư: Bất động sản, cơ sở hạ tầng, vốn tư nhân. VOI đầu tư vào những tài sản đã hình thành và đang hình thành.
- VOI dành các khoản đầu tư từ 10 - 30 triệu USD, điều này cho phép VOI có quyền sở hữu tại những doanh nghiệp quy mô trung bình lớn, nhưng vẫn đảm bảo một danh mục đầu tư đa dạng với cả rủi ro và lợi nhuận.
- Mục tiêu của VOI là sở hữu mức cổ phần từ tối thiểu tới đáng kể tại các doanh nghiệp. Mức tối thiểu là khoảng 10% để được mức độ quản trị phù hợp. Mức đáng kể rơi vào tối đa 49% để các đối tác kinh doanh được nắm quyền sở hữu và hưởng lợi ích trong doanh nghiệp.
5 lĩnh vực trọng tâm mà quỹ VOI đầu tư:
- Chăm sóc sức khỏe: Hiện nay, người dân Việt Nam đang chỉ khoảng 3 tỷ USD hàng năm để được thăm khám, điều trị bệnh ở nước ngoài vì chất lượng dịch vụ y tế trong nước còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh nó, tầng lớp trung lưu tại Việt Nam đang có tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực nên họ mong muốn có những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
- Giáo dục: Mặc dù giáo dục tư nhân ở Việt Nam đang phát triển mạnh nhưng nhiều nơi vẫn chưa đảm bảo chất lượng, trong khi giáo dục công lập lại đang quá tải. Phụ huynh Việt Nam đặc biệt quan tâm đến nền tảng giáo dục cho con cái nên đây cũng là cơ hội đầu tư tuyệt vời. Đầu tư giáo dục chất lượng là một kênh cho nguồn thu nhập hiệu quả.
- Năng lượng tái tạo: Điện vốn luôn là nguồn tài nguyên quý của quốc gia và đang ngày càng thiếu hụt. Do vậy, sản xuất năng lượng tái tạo với những điều kiện sẵn có từ tự nhiên như gió và mặt trời sẽ mở ra hướng kinh doanh mới phát triển nở rộ.
- Hạ tầng: Chắc hẳn ai cũng biết cơ sở hạ tầng chính là nền móng để bất cứ đất nước cũng như nền kinh tế nào phát triển. Đầu tư cơ sở hạ tầng chính là giúp đất nước tăng trưởng vững mạnh hơn.
- Tiện ích: Ở Việt Nam, lĩnh vực tiện ích đang bị coi nhẹ và đầu tư không xứng với tiềm năng phát triển. Vậy nên khai thác nhiều hơn ở lĩnh vực này cũng là cách tạo ra lợi nhuận vượt trội.
Quỹ đầu tư VOI đánh dấu mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Oman
Những con số biết nói về quỹ đầu tư VOI
- 12 năm hoạt động đầu tư sôi nổi và phát triển tại Việt Nam
- Tổng số tiền giải ngân cho tới nay lên tới hơn 250 triệu USD
- Đã đầu tư được 20 khoản
- Thoái vốn thành công 8 khoản
Danh mục dự án tiêu biểu của quỹ đầu tư VOI
Copper Mountain Energy (CME)
Copper Mountain Energy (CME) là doanh nghiệp đầu tư phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam. CME thành lập vào năm 2018 và đặt mục tiêu trở thành doanh nghiệp uy tín hàng đầu ở lĩnh vực năng lượng tái tạo, đồng hành cùng đất nước phát triển nền kinh tế it cacbon.
Đội ngũ lãnh đạo của CME là những con người có kinh nghiệm dày dặn, lại được hợp tác với những đối tác hàng đầu trong lĩnh vực khi có kinh nghiệm tới 200 năm triển khai, vận hành nhiều nhà máy điện trên thế giới.
Tầm nhìn của CME là sáng tạo được những giải pháp năng lượng bền vững, phát triển nền kinh tế xanh - sạch.
CME triển khai hệ thống năng lượng mặt trời được lắp đặt trên các mái tòa nhà nhằm tạo ra năng lượng điện sử dụng cho các hộ kinh doanh, nhà máy. Đây không chỉ là một lựa chọn xanh, sạch mà còn ít tốn kém hơn khi chi phí điện năng giảm đáng kể. Bên cạnh đó, hệ thống này cũng được cung cấp dịch vụ bảo dưỡng trọn gói với nguồn năng lượng xanh, bền vững. Như vậy, chúng ta cũng bớt phụ thuộc vào các nhà cung cấp điện. Hệ thống này đáp ứng được nguồn điện trong cả sản xuất và sinh hoạt, mục tiêu của CME là cung cấp khoảng 1 GWp vào cuối năm 2024.
Cho tới nay, CME đã xây dựng và đưa vào vận hành 2 nhà máy điện mặt trời ở tỉnh Long An và đạt được tổng công suất lắp đặt 140,5 MWp. Tổng mức đầu tư là 146 triệu USD. Nhưng tham vọng của CME lớn hơn rất nhiều, họ vẫn đang triển khai nhiều dự án khác, chẳng hạn trang trại năng lượng mặt trời nổi trên mặt nước. Điều này để chứng minh mục tiêu vững chắc của CME là xây dựng một nền kinh tế xanh bền vững. Bên cạnh đó, CME cũng đang có những kế hoạch triển khai một vài dự án điện gió khác ở khu vực cao nguyên với công suất dự kiến tối đa 250 MWp.
Dự án điện mặt trời mái nhà
Tập đoàn Dược phẩm Aikya
Tập đoàn Dược phẩm Aikya thành lập ngành 07/06/2016 với mục tiêu phát triển bền vững cùng ngành Dược Việt Nam, cũng như góp phần phát triển sức khỏe cộng đồng. Thương hiệu Aikya ngày một lớn mạnh trong thị trường dược nước ta với những dự án lớn và mạng lưới mở rộng khi kết hợp với nhiều đối tác trong và ngoài nước.
Năm 2020, Tập đoàn Dược phẩm Aikya đạt doanh thu lên tới 33 triệu USD, đồng thời nằm trong Top 10 doanh nghiệp hàng đầu ngành dược phẩm Việt Nam.
Aikya hoạt động trong các mảng:
- Đầu tư, trực tiếp quản lý nhiều doanh nghiệp dược phẩm trong và ngoài nước.
- Nghiên cứu, phát triển nhiều loại dược phẩm
- Đầu tư vào các nhà máy sản xuất vật liệu y tế
- Xuất khẩu và nhập khẩu sản phẩm dược, y tế.
- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cao cấp.
Aikya Corporation trong suốt thời gian hoạt động đã xây dựng một mạng lưới sản xuất, phân phối chất lượng:
- Nhà máy TV Pharm thành lập năm 1992. Cho tới nay, tổng công suất đạt được lên đến 1,5 tỷ đơn vị/năm và dự kiến sau khi thương mại hoá Khu liên hợp Dược phẩm Công nghệ cao 98.000m2 ở tỉnh Trà Vinh thì công suất có thể đạt tới 3,5 tỷ đơn vị/năm. Các dự án sản xuất đều phải đạt tiêu chuẩn EU-GMP để đảm bảo nguồn cung dược phẩm bền vững và giảm sự phụ thuộc của ngành sản xuất dược Việt Nam vào thị trường quốc tế.
- Nhà máy sản xuất Mebiphar thành lập năm 1988 đã sản xuất được hơn 200 sản phẩm nhờ 8 dây chuyền sản xuất, cung cấp thuốc cho hơn 200 bệnh viện cũng như nhà thuốc trên khắp cả nước.
- Nhà máy đầu tiên của S.Pharm thành lập năm 1993. Hiện, tổng công suất đã đạt tới 1,1 tỷ chiếc/năm ở 2 nhà máy không Beta Lactam và Cephalosporin.
Nhà máy nước Sông Hậu
Công trình Nhà máy nước Sông Hậu có chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Hậu Giang Aqua thực hiện tại Khu công nghiệp Sông Hậu - Giai đoạn 1, Xã Đông Phú, Huyện Châu Thành, Tỉnh Hậu Giang với tổng diện tích hơn 60 ha đất. Nhà máy sử dụng nguồn nước của mặt sông Hậu. Tổng số vốn đầu tư giai đoạn 1 là 1.900 tỷ đồng.
Công trình được khởi công vào tháng 7/2015 và đi vào hoạt động giai đoạn 1 từ tháng 12/2017 với công suất 100.000m3/ngày. Dự kiến trong giai đoạn 2 sẽ nâng công suất nhà máy lên 500.000 - 1 triệu m3/ngày.
Các nhà thầu chính của công trình Nhà máy nước sạch Sông Hậu:
- Tổng thầu EPC về công nghệ và thiết bị điện: Nhà thầu VEOLIA (Pháp)
- Tư vấn, giám sát dự án: SGS
- Hệ thống ống HDPE: Nhựa Tiền Phong
- Đối tác tài chínH: Ngân hàng liên doanh Indovina và Công ty Cổ phần Đầu tư Oman Việt Nam (VOI)
Mục tiêu của công trình Nhà máy nước Sông Hậu:
- Cung cấp nguồn nước ổn định cho những doanh nghiệp trong và ngoài Khu công nghiệp Sông Hậu.
- Giúp người dân có nhận thức tốt hơn về sử dụng nước sạch và đáp ứng đủ nhu cầu của họ.
- Tầm nhìn trở thành công ty cung cấp nước hàng đầu khu vực, phục vụ nhu của các tỉnh Hậu Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau…
- Đóng góp vào nhiệm vụ bình ổn an ninh nguồn nước của Đồng bằng sông Cửu Long.
- Nhà máy nước Sông Hậu phấn đấu trở thành đối tác cung cấp nước sạch sinh hoạt và phục vụ sản xuất đáng tin cậy với chất lượng cũng như sản lượng ổn định.
Dự án nhà máy nước sông Hậu
Trang trại điện mặt trời
Hiện nay, VOI đã triển khai được 2 dự án trang trại điện mặt trời:
BCG-CMF LONG AN 1 | BCG-CMF LONG AN 2 | |
Tổng số vốn đầu tư | 48,9 triệu USD |
96,1 triệu USD |
Tỷ lệ diện tích | 50 ha | 125 ha |
Vị trí đặt trang trại | Huyện Thạnh Hóa, Tỉnh Long An | Huyện Thạnh Hóa, Tỉnh Long An |
Công suất lắp đặt | 40,6 MWp | 100,5MWp |
Phát triển | Đi vào hoạt động | Đi vào hoạt động |
Giá FIT (US cent/KWh) | US 9,35 cent/KWh | US 7,09 cent/KWh |
Giai đoạn triển khai | Từ 01/2019 - 06/2019 | Từ 01/2019 - 08/2020 |
Nhà máy nước Sông Đuống
Theo Quy hoạch tổng thể cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 499/QĐ-TTg ngày 21/03/2013 và Quyết định chủ chương đầu tư số 2869/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội ngày 03/06/2016, Hà Nội đã chấp thuận xây dựng Nhà máy nước Sông Đuống nằm tại xã Phù Đổng và xã Trung Mầu (Gia Lâm) với tổng diện tích 61,5 ha. Tổng sống vốn ước tính đầu tư là 4.998 tỷ đồng.
Thời hạn đầu tư:
- Giai đoạn 1A đến 2018: Hoạt động cấp nước với công sống 150.000 m3/ngày đêm.
- Giai đoạn 1B đến 2020: Đạt công suất đến 300.000/ngày đêm.
- Mục tiêu đến năm 2030 đạt được công suất 600.000 m3/ngày đêm và tầm nhìn cho tới năm 2050 đặt 900.000 m3/ngày đêm.
Mục tiêu của dự án là khi hoàn thành sẽ cung cấp nước sạch cho các khu vực sau:
- 4 quận/huyện ở phía Đông Bắc của thành phố: Quận Long Biên, huyện Gia Lâm, huyện Đông Anh, huyện Sóc Sơn.
- Các khu đô thị và khu công nghiệp nằm trên đường 179 và 4 quận/huyện nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội, bao gồm: Quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì, huyện Thường Tín, huyện Phú Xuyên.
- Một số tỉnh lân cận Hà Nội như Hưng Yên, Bắc Ninh.
Lợi ích về mặt xã hội:
- Khi hoàn thành, dự án sẽ góp phần cung cấp nguồn nước sạch ổn định cho khoảng 2,5 triệu người dân thủ đô (phân bổ tại 8 quận/huyện: Sóc Sơn, Gia Lâm, Đông Anh, Hoàng Mai, Thanh Trì, Phú Xuyên, Thường Tín, Long Biên) với tổng diện tích khoảng 960km2.
- Dự án cũng góp phần mở rộng trong việc đa dạng hoá các thành phần kinh tế ở lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nước sạch; đồng thời tạo cơ hội việc làm cho một lượng lớn người lao động, nâng cao mức sống cho người dân.
Dự án nhà máy nước sông Đuống
Có thể thấy quỹ đầu tư VOI là một quỹ lớn, được Nhà nước bảo hộ nên đặc biệt uy tín, tin tưởng. Hơn nữa, quỹ cũng đầu tư vào các lĩnh vực luôn có tiềm năng phát triển mạnh ở Việt Nam.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất