avatart

khach

icon

Sổ đỏ đất nông nghiệp là gì? Điều kiện, thủ tục cấp sổ

Đầu tư

- 04/02/2022

0

Đầu tư

04/02/2022

0

Mục lục [Ẩn]

Trong các văn bản pháp luật không có quy định nào về sổ đỏ. Sổ đỏ chỉ là tên gọi phổ biến của người dân về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 

Sổ đỏ đất nông nghiệp là gì?

Sổ đỏ đất nông nghiệp là chứng thư pháp lý để Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp hợp pháp của người dân. Từ ngày 10/12/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới có tên gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Mẫu chứng nhận này sẽ được áp dụng trên phạm vi cả nước. Vì vậy, sổ đỏ đất đất nông nghiệp chính là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là Giấy chứng nhận).

Đất nông nghiệp là sổ gì?

Đất nông nghiệp là sổ gì?

Điều kiện cấp sổ đỏ cho đất nông nghiệp

Căn cứ Điều 101, Luật Đất đai quy định như sau:

“Điều 101. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.

Như vậy điều kiện cấp sổ đỏ cho đất nông nghiệp được chia thành các trường hợp sau:

- Trường hợp 1: Không phải nộp tiền sử dụng đất

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất sẽ được cấp sổ đỏ và không phải nộp tiền sử dụng đất nếu có đủ các điều kiện sau:

  • Đang sử dụng đất nông nghiệp trước ngày 01/7/2014.
  • Có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
  • Được UBND xã/phường/thị trấn nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp.

Xem ngay: Khái niệm thu hồi đất nông nghiệp và các quy định cần biết để đảm bảo quyền lợi của mình trong quá trình sử dụng đất.

Điều kiện cấp sổ đỏ cho đất nông nghiệp

Điều kiện cấp sổ đỏ cho đất nông nghiệp

- Trường hợp 2: Có thể phải nộp tiền sử dụng đất

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp nhưng không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất sẽ được cấp sổ đỏ nếu có đủ các điều kiện sau:

  • Đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01/7/2004.
  • Không vi phạm pháp luật về đất đai.
  • Được UBND xã/phường/thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch.

Thủ tục cấp sổ đỏ cho đất nông nghiệp

Để làm thủ tục cấp sổ đỏ cho đất nông nghiệp, người sử dụng đất chỉ cần làm theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Cá nhân, hộ gia đình chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04a/ĐK.
  • Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định.
  • Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính, giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).

Ngoài ra, người sử dụng đất sẽ phải xin giấy xác nhận của UBND xã/phường/thị trấn về việc mảnh đất nông nghiệp đó không có tranh chấp và phù hợp với quy hoạch của địa phương.

Bước 2: Nộp hồ sơ cấp sổ đỏ cho đất nông nghiệp tại một trong số các cơ quan sau:

  • UBND cấp xã nơi có đất.
  • Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện
  • Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện (Áp dụng với khu vực chưa thành lập Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai)
  • Bộ phận một cửa cấp huyện (Nếu có)

Bước 3: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ. Nếu hồ sơ còn thiếu và chưa hợp lệ thì người sử dụng đất cần bổ sung trong 3 ngày làm việc.

Bước 4: Hồ sơ của người sử dụng đất sẽ được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để tiến hành giải quyết.

Bước 5: Người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo hướng dẫn của cơ quan thuế.

Bước 6: Đến ngày hẹn, người sử dụng đất chỉ cần đến chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND cấp xã để nhận sổ đỏ.

Làm sổ đỏ cho đất nông nghiệp

Làm sổ đỏ cho đất nông nghiệp

Thời gian làm sổ đỏ cho đất nông nghiệp mất bao lâu?

Căn cứ Điều 61, Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BTNMT quy định như sau:

“2. Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận được quy định như sau:

a) Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là không quá 30 ngày;

4. Thời gian quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 10 ngày, trừ thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai”.

Như vậy thời gian cấp sổ đỏ cho đất nông nghiệp là không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Riêng với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện thủ tục này không quá 40 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Lưu ý: Khoảng thời gian trên:

  • Không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật
  • Không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã
  • Không tính thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất
  • Không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật
  • Không tính thời gian trưng cầu giám định.

Làm sổ đỏ cho đất nông nghiệp mất nhiều tiền?

Khi làm sổ đỏ cho đất nông nghiệp, người sử dụng đất sẽ phải nộp các khoản tiền sau:

Tiền sử dụng đất

Người sử dụng đất có thể phải nộp tiền sử dụng đất nông nghiệp khi làm thủ tục cấp sổ đỏ. Cơ quan thuế sẽ dựa vào thông tin ghi trên Giấy chứng nhận để tính toán số tiền mà người sử dụng đất phải nộp. Dựa vào thông báo của cơ quan thuế, người sử dụng đất phải nhanh chóng hoàn thành nghĩa vụ tài chính này để được cấp sổ đỏ theo quy định.

Phải nộp tiền sử dụng đất

Phải nộp tiền sử dụng đất

Lệ phí trước bạ

Công thức tính lệ phí trước bạ được quy định tại Điều 5 Nghị định 140/2016/NĐ-CP. Công thức tính như sau:

Lệ phí trước bạ = 0,5% x (Giá đất tại bảng giá đất x Diện tích)

Lệ phí cấp Giấy chứng nhận

Căn cứ Thông tư 85/2019/TT-BTC thì lệ phí cấp Giấy chứng nhận (phí làm bìa sổ) do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định nên mức thu giữa các tỉnh khác nhau. Tại các tỉnh, thành phố hầu hết đều áp dụng mức thu từ 100.000 đồng trở xuống/sổ/lần cấp. Chỉ một số ít các tỉnh, thành phố có mức thu là 120.000 đồng/sổ/lần cấp. 

Các khoản phí khác

Căn cứ Khoản 8, Điều 1, Thông tư 02/2014/TT-BTC, quy định như sau:

“Điều 1. Danh mục các khoản phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

8. Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính”.

Như vậy, phí đo đạc, lập bản đồ địa chính khi làm thủ tục cấp sổ đỏ cho đất nông nghiệp cũng do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.

Như vậy, đất nông nghiệp có thể được cấp sổ đỏ nếu người sử dụng đất có đủ điều kiện theo quy định. Người sử dụng đất cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ để quá trình làm thủ tục diễn ra thuận lợi nhất.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *