avatart

khach

icon

Đất lâm nghiệp là đất gì? Cập nhật các quy định về đất lâm nghiệp

Đầu tư

- 17/03/2022

0

Đầu tư

17/03/2022

0

Đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng là các loại đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật. Vậy đất lâm nghiệp là đất gì?

Mục lục [Ẩn]

Đất lâm nghiệp là gì?

Đất lâm nghiệp là diện tích đất đang có rừng và đất đang được sử dụng để bảo vệ, phát triển rừng. Đất lâm nghiệp là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp theo quy định của Luật Đất đai. Ký hiệu đất lâm nghiệp trong bản đồ địa chính là LNP.

Đất lâm nghiệp có đặc điểm gì?

Đất lâm nghiệp có một số đặc điểm nổi bật như:

  • Đất lâm nghiệp bao gồm 3 loại đất sau: đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
  • Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên được sử dụng đất ổn định lâu dài.
  • Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên sẽ được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.
  • Việc chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp đều phải được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
  • Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư, khai thác, sử dụng đất hợp lý.
  • Với đất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng thường được Nhà nước giao đất, cho thuê đất với ban quản lý rừng, các doanh nghiệp quản lý rừng và giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân sống trong khu vực có rừng. Còn tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ không được thuê các loại đất này. 
  • Đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng thường ở vị trí xung yếu, giữ vị trí quan trọng trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng. Đồng thời, đó cũng là nơi lưu giữ các nguồn gen động - thực vật quý hiếm và có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa…

Thông tin về đất lâm nghiệp

Thông tin về đất lâm nghiệp

Đất lâm nghiệp bao gồm những loại đất nào?

Trong Thông tư 27/2018/TT-BTNMT, các loại đất lâm nghiệp và ký hiệu các loại đất lâm nghiệp được quy định như sau:

Đất rừng sản xuất

Đất rừng sản xuất là đất đang có rừng và đất đang được sử dụng để phát triển rừng cho mục đích:

  • Cung cấp lâm sản
  • Sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp
  • Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí
  • Cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

Trong bản đồ địa chính, đất rừng sản xuất được ký hiệu là RSX. Đất rừng sản xuất bao gồm các loại đất sau:

  • Đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên (ký hiệu: RSN)
  • Đất có rừng sản xuất là rừng trồng (ký hiệu: RST)
  • Đất đang được sử dụng để phát triển rừng sản xuất (ký hiệu: RSM)

Đất rừng phòng hộ

Đất rừng phòng hộ là đất đang có rừng và đất đang được sử dụng để phát triển rừng cho mục đích:

  • Bảo vệ nguồn nước
  • Bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống
  • Chống sa mạc hóa
  • Hạn chế thiên tai
  • Điều hòa khí hậu
  • Góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh
  • Kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí
  • Cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

Trong bản đồ địa chính, đất rừng phòng hộ được ký hiệu là RPH. Đất rừng phòng hộ bao gồm các loại đất sau:

  • Đất có rừng phòng hộ là rừng tự nhiên (ký hiệu: RPN)
  • Đất có rừng phòng hộ là rừng trồng (ký hiệu: RPT)
  • Đất đang được sử dụng để phát triển rừng phòng hộ (ký hiệu: RPM)

Nhà nước giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình cá nhân

Nhà nước giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình cá nhân

Đất rừng đặc dụng

Đất rừng đặc dụng là đất đang có rừng và đất đang được sử dụng để phát triển rừng cho mục đích:

  • Bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng
  • Nghiên cứu khoa học
  • Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh
  • Kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng
  • Cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

Trong bản đồ địa chính, đất rừng đặc dụng được ký hiệu là RDD. Đất rừng đặc dụng bao gồm các loại đất sau:

  • Đất có rừng đặc dụng là rừng tự nhiên (ký hiệu: RDN)
  • Đất có rừng đặc dụng là rừng trồng (ký hiệu: RDT)
  • Đất đang được sử dụng để phát triển rừng đặc dụng (ký hiệu: RDM)

Hạn mức giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân

Căn cứ Điều 129, Luật Đất đai, hạn mức giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân được quy định như sau:

  • Với đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất: Hạn mức giao đất không quá 30 héc ta đối với mỗi loại đất.
  • Nếu hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì hạn mức giao đất rừng sản xuất không quá 25 héc ta.

Các quy định về đất lâm nghiệp

Đất lâm nghiệp có được chuyển nhượng không?

Việc chuyển nhượng đất lâm nghiệp khá phức tạp và đi kèm với nhiều điều kiện ràng buộc như:

  • Hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống xen kẽ trong phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng thì chỉ được chuyển nhượng đất cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong phân khu đó.
  • Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ chỉ được chuyển nhượng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó.

(Căn cứ Điều 192, Luật Đất đai)

Tuy nhiên, trong Luật Đất đai cũng quy định rõ một số trường hợp không được nhận chuyển nhượng đất lâm nghiệp, nếu cố tình vi phạm thì người chuyển nhượng (người bán) và người nhận chuyển nhượng (người mua) sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định. Xem thông tin chi tiết trong bài viết: Đất lâm nghiệp có được chuyển nhượng không?

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Có được xây nhà trên đất lâm nghiệp không?

Căn cứ Khoản 1, Điều 6, Luật Đất đai thì đất đai phải được sử dụng đúng mục đích sử dụng đất. Hiện nay, chỉ có đất ở mới được phép xây dựng nhà ở và các công trình khác để phục vụ cuộc sống của người dân. Người dân không được tự ý xây nhà trên đất lâm nghiệp nếu chưa được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nếu cố tình vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính, đồng thời phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như: tháo dỡ nhà và công trình đã xây dựng.

Để việc xây nhà trên đất lâm nghiệp hợp pháp thì người sử dụng đất phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất lâm nghiệp sang đất ở (còn gọi là đất thổ cư). Chỉ sau khi được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới tiến hành xây dựng. Xem thêm thông tin chi tiết trong bài viết:

Đất lâm nghiệp có được Nhà nước đền bù khi thu hồi?

Theo quy định của Luật Đất đai, nếu Nhà nước thu hồi đất lâm nghiệp vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì người sử dụng đất sẽ được đền bù nếu đủ điều kiện theo quy định. Ngoài ra, một số trường hợp sẽ không được đền bù khi Nhà nước thu hồi đất như: bị thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai, đất lâm nghiệp không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận… Xem thông tin chi tiết trong bài viết: Đất lâm nghiệp có được đền bù không khi Nhà nước thu hồi?

Lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép bị xử phạt thế nào?

Lấn chiếm đất lâm nghiệp có thể bị xử phạt đến 150 triệu đồng tại khu vực nông thôn. Nếu vi phạm xảy ra ở khu vực đô thị có thể bị xử phạt đến 500 triệu đồng với cá nhân, 1 tỷ đồng với tổ chức. Ngoài ra, người vi phạm sẽ phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như: Khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi lấn chiếm, trả lại đất đã lấn chiếm... Xem thông tin chi tiết trong bài viết: Lấn chiếm đất lâm nghiệp - Thực trạng và mức xử phạt.

Mức xử phạt hành chính với vi phạm lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép

Mức xử phạt hành chính với vi phạm lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép

Diện tích đất lâm nghiệp ở nước ta là bao nhiêu?

Diện tích đất lâm nghiệp Việt Nam là số liệu được rất nhiều người quan tâm. Theo số liệu cập nhật mới nhất hiện nay thì diện tích đất lâm nghiệp nước ta là 18,9 triệu ha. Bài viết sẽ cập nhật số liệu thường xuyên để cung cấp cho bạn đọc thông tin mới nhất.

Bảng giá đất lâm nghiệp được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 114, Luật Đất đai quy định như sau:

"Điều 114. Bảng giá đất và giá đất cụ thể

 

1. Căn cứ nguyên tắc, phương pháp định giá đất và khung giá đất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua bảng giá đất trước khi ban hành. Bảng giá đất được xây dựng định kỳ 05 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 của năm đầu kỳ".

 

Như vậy, bảng giá đất lâm nghiệp sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng. Bảng giá đất lâm nghiệp tại các tỉnh thành phố là khác nhau, hơn nữa, nó cũng được thay đổi định kỳ 5 năm một lần.

Có nên mua đất lâm nghiệp không?

Đất lâm nghiệp thường có giá rẻ hơn đất ở với cùng một vị trí, diện tích. Vì vậy, nhiều người muốn mua đất lâm nghiệp sau đó làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở. Nếu việc chuyển đổi thành công thì sẽ mang lại lợi nhuận rất lớn.

Tuy nhiên, điều kiện, thủ tục chuyển đất lâm nghiệp sang đất ở rất phức tạp và không phải trường hợp nào cũng được phép chuyển mục đích sử dụng đất. Dù bạn có làm đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất và nộp lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết nhưng kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện chưa cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì lá đơn của bạn sẽ bị từ chối. Ngoài ra, số tiền sử dụng đất phải nộp khi làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất cũng là một con số lớn mà bạn nên cân nhắc.

Hơn nữa, việc mua bán đất lâm nghiệp cũng rất phức tạp, có nhiều điều kiện ràng buộc đi kèm. Một số đối tượng lại không được nhận chuyển nhượng đất lâm nghiệp (mua đất) nên việc bán lại cũng khá khó khăn.

Như vậy:

- Nếu bạn có dự định trồng rừng, phát triển rừng nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp, phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí… thì đất lâm nghiệp sẽ là một lựa chọn tốt.

- Trường hợp bạn muốn mua đất lâm nghiệp, sau đó làm thủ tục chuyển sang đất ở để hưởng sự chênh lệch về giá bán giữa 2 loại đất thì nên cân nhắc kỹ lưỡng vì thủ tục rất phức tạp, thậm chí không chuyển được và mất nhiều thời gian, chi phí.

Đất lâm nghiệp thuộc loại đất nông nghiệp, bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. Các quy định về đất lâm nghiệp sẽ được cập nhật liên tục để khách hàng nắm được thông tin mới nhất.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *