avatart

khach

icon

Giá trị tài sản ròng là gì? Có mấy loại giá trị tài sản ròng?

Thị trường tài chính

- 15/07/2022

0

Thị trường tài chính

15/07/2022

0

Giá trị tài sản ròng trong tài chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhất là đối với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của cá nhân, tổ chức. Vậy giá trị tài sản ròng là gì? Có mấy loại giá trị tài sản ròng?

Mục lục [Ẩn]

Giá trị tài sản ròng được hiểu là gì?

Giá trị tài sản ròng trong tiếng anh là Net Worth, hiểu một cách đơn giản thì đây là phần tài sản thực tế còn lại của cá nhân, tổ chức sau khi lấy tất cả tài sản đang sở hữu trừ đi các khoản nợ chưa thanh toán.

Trong đó tài sản sở hữu bao gồm tài sản phi tài chính và tài sản tài chính. Tài sản tài chính thường gồm có chứng chỉ tiền gửi, tiền gửi ngân hàng, cổ phiếu, trái phiếu, các khoản cho vay… Còn tài sản phi tài chính thường bao gồm đất đai, máy móc, nhà xưởng, các loại thiết bị, bằng sáng chế…

Giá trị tài sản ròng có thể thay đổi thường xuyên theo thời gian, nhất là đối với các doanh nghiệp do các hoạt động kinh doanh được thực hiện liên tục sẽ làm thay đổi tài sản sở hữu và các khoản nợ.

Các loại giá trị tài sản ròng

Dựa vào các đối tượng trong thị trường tài chính, giá trị tài sản ròng được phân loại thành:

  • Giá trị tài sản ròng của cá nhân
  • Giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp
  • Giá trị tài sản ròng của Chính phủ

Ngoài ra tùy vào từng loại đối tượng còn có thể phân loại giá trị tài sản ròng cụ thể hơn nữa. Ví dụ như đối với doanh nghiệp có thể gồm giá trị tài sản ròng trong chứng khoán, giá trị tài sản ròng của nhà thầu…

Giá trị tài sản ròng của cá nhân

Giá trị tài sản ròng của cá nhân là toàn bộ tài sản của cá nhân đó trừ đi các khoản nợ phải thanh toán.

Đối với cá nhân, có một số yếu tố không được xếp vào giá trị tài sản ròng như bằng cấp giáo dục, ngoại ngữ… bởi không thể quy đổi được thành tiền.

Thông thường giá trị tài sản ròng của cá nhân sẽ bao gồm tiền mặt và loại tài sản có thể quy đổi thành tiền mặt như trang sức, tài khoản tiết kiệm… Nợ cá nhân phải trả thường bao gồm nợ có bảo đảm và nợ không có bảo đảm.

Ví dụ: Anh X có một căn hộ chung cư trị giá 2 tỷ đồng, một xe máy có giá trị 70 triệu đồng, 1 sổ tiết kiệm trong ngân hàng trị giá 30 triệu, các tài sản khác có giá trị 50 triệu. Anh X vẫn còn 1 khoản nợ trả góp thời hạn 6 tháng với số tiền là 60 triệu. 

Giá trị tài sản ròng hiện có của anh X là:

Giá trị tài sản ròng = 2 tỷ + 70 triệu + 30 triệu + 50 triệu - 60 triệu = 2 tỷ 90 triệu

Giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp

Giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp sẽ phản ánh chính xác nhất tình hình tài chính của doanh nghiệp đó, là giá trị của tất cả tài sản đang sở hữu trừ đi các khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán.

Đối với doanh nghiệp thì giá trị tài sản ròng sẽ được thể hiện cụ thể trong kinh doanh và báo cáo tài chính, theo đó:

  • Giá trị tài sản ròng trong kinh doanh sẽ bằng vốn hoặc giá trị sổ sách của doanh nghiệp đó
  • Giá trị tài sản ròng trong báo cáo tài chính bằng tất cả tài sản trừ đi các khoản nợ phải thanh toán

giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp

Giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp được xác định bằng các nghiệp vụ kế toán

Giá trị tài sản ròng của Chính phủ

Nếu giá trị tài sản ròng của cá nhân hay doanh nghiệp là nội dung mà bạn thường xuyên nghe thấy và tiếp xúc hàng ngày thì giá trị tài sản ròng của Chính phủ lại thuộc tầm vĩ mô hơn nhiều. Giá trị tài sản ròng của Chính phủ được xác định bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp trừ đi các khoản nợ của nước đó.

Tài sản ròng của quốc gia là toàn bộ giá trị tài sản ròng của từng cá nhân, doanh nghiệp tại quốc gia đó và tài sản ròng của Chính phủ. Đây là khái niệm vĩ mô hơn, thường được sử dụng để đánh giá sức mạnh tài chính của một quốc gia. 

Cách xác định giá trị tài sản ròng

Giá trị tài sản ròng được xác định theo công thức sau:

Giá trị tài sản ròng = Tổng tài sản - Tổng nợ phải thanh toán

Nhìn chung các loại tài sản và các khoản liệt kê vào nợ bao gồm:

- Các loại tài sản:

  • Tài sản lưu động như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, chứng chỉ quỹ, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá…
  • Các khoản đầu tư như cổ phiếu, cổ phần, đầu tư chứng khoán, bảo hiểm…
  • Bất động sản
  • Tài sản cá nhân
  • Các khoản cho vay
  • Các loại tài sản khác

- Các khoản nợ:

Ngoài ra tùy vào từng đối tượng mà việc xác định các loại tài sản này có thể sẽ khác nhau. 

ý nghĩa giá trị tài sản ròng với doanh nghiệp

Giá trị tài sản ròng phản ánh một phần sự tăng trưởng kinh tế của một doanh nghiệp

Giá trị tài sản ròng có ý nghĩa thế nào đối với doanh nghiệp?

Việc xác định giá trị tài sản ròng có nhiều ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực tài chính, dù là với cá nhân, doanh nghiệp hay Chính phủ. Đặc biệt, đối với doanh nghiệp thì giá trị tài sản ròng có ý nghĩa quan trọng như sau:

  • Giá trị tài sản ròng là thước đo tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp xác định được tình hình kinh doanh của mình.
  • Nếu giá trị tài sản ròng dương nghĩa là giá trị tài sản hiện có lớn hơn các khoản nợ phải thanh toán, nghĩa là việc kinh doanh của doanh nghiệp vẫn đang có hiệu quả, có thể tiếp tục hoạt động và tạo ra của cải
  • Ngược lại nếu giá trị tài sản ròng âm nghĩa là các khoản nợ đang lớn hơn tổng tài sản hiện có. Đây là điều mà các doanh nghiệp đều hết sức e ngại bởi nó phải ánh tình trạng kinh doanh đang gặp vấn đề và đưa ra các cảnh báo. Nếu doanh nghiệp không tìm cách thay đổi hoặc khắc phục có thể dẫn đến phá sản
  • Chủ doanh nghiệp có thể dựa vào giá trị tài sản ròng để phần nào xác định các vấn đề mà doanh nghiệp của mình đang gặp phải, từ đó đưa ra các kế hoạch phát triển sao cho phù hợp
  • Thông qua giá trị tài sản ròng, các đối tác, chủ đầu tư hoặc ngân hàng sẽ đánh giá được tiềm lực tài chính và đưa ra các quyết định cho vay/đầu tư

Chỉ khi xác định được giá trị tài sản ròng cá nhân, doanh nghiệp hay Chính phủ mới có thể xác định được các mục tiêu và hướng đi đúng đắn. Thông qua bài viết này, hy vọng bạn đọc có thêm nhiều kiến thức bổ ích về giá trị tài sản ròng.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *