avatart

khach

icon

Khối thị trường chung Nam Mỹ tên viết tắt là gì?

Thị trường tài chính

- 13/09/2022

0

Thị trường tài chính

13/09/2022

0

Khối thị trường chung Nam Mỹ sau hơn 30 năm được thành lập đang ngày một phát triển. Vậy khối thị trường chung Nam Mỹ bao gồm các quốc gia nào?

Mục lục [Ẩn]

Khối thị trường chung Nam Mỹ là gì?

Khối thị trường chung Nam Mỹ viết tắt là MERCOSUR (tên đầy đủ trong tiếng Tây Ban Nha là Mercado Común del Sur), đây là khối tiểu vùng được thành lập vào năm 1991 bởi các quốc gia gồm Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay.

Trong quá trình hoạt động, Mercosur tiếp tục kết nạp thêm các quốc gia thành viên, nâng cao quy mô hoạt động và phát triển của khu vực. Tính đến thời điểm hiện tại, Khối thị trường chung Nam Mỹ có quy mô diện tích là 14.869.775 km2 với gần 300 triệu dân. 

Ngôn ngữ chính thức được sử dụng tại khối thị trường chung Nam Mỹ là tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha. 

Biểu tượng của Khối thị trường chung Nam Mỹ là hình gồm 4 ngôi sao đặt trên đường cong màu xanh lục. Đây là 4 ngôi sao thuộc chòm Cruz del Sur, yếu tố định hướng chính của Nam bán cầu và cũng là biểu tượng cho hướng đi lạc quan của khối trong việc hội nhập và phát triển kinh tế.

Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vào năm 2014 thì đây là nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới.

biểu tượng của khối thị trường chung Nam Mỹ

Biểu tượng của Khối Thị trường chung Nam Mỹ

Các nước thuộc Khối Thị trường chung Nam Mỹ

Trong quá trình hoạt động Mercosur đã kết nạp thêm một số quốc gia thành viên, tính đến nay, các nước thuộc khối thị trường chung Nam Mỹ bao gồm:

- Thành viên chính chức gồm:

  • Argentina
  • Brazil
  • Paraguay
  • Uruguay
  • Venezuela (hiện đã bị đình chỉ tất cả các quyền và nghĩa vụ đối với tư cách là nước thành viên của MERCOSUR)

- Thành viên liên kết gồm:

  • Bolivia
  • Chile
  • Colombia
  • Ecuador
  • Guyana
  • Peru
  • Surinam

Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Khối thị trường chung Nam Mỹ bao gồm 3 cơ quan liên chính phủ là Hội đồng thị trường chung, Nhóm Thị trường chung và Ủy ban Thương mại MERCOSUR.

* Hội đồng thị trường chung (CMC)

Đây là cơ quan tối cao của MERCOSUR, chịu trách nhiệm lãnh đạo và ra các quyết định để đảm bảo thực hiện mục tiêu hoạt động.

Thành viên của Hội đồng Thị trường chung bao gồm:

  • Bộ trưởng bộ Ngoại giao của các quốc gia thành viên
  • Bộ trưởng Kinh tế của các quốc gia thành viên
  • hoặc các Bộ trưởng tương đương của các quốc gia thành viên

Giúp việc cho Hội đồng Thị trưởng còn có một số cơ quan phụ thuộc như Ủy ban các đại diện thường trực của MERCOSUR, cuộc họp của các Bộ trưởng, nhóm cấp cao.

* Nhóm Thị trường chung (GMC)

 Đây là cơ quan điều hành các hoạt động của Khối Thị trường chung bao gồm:

  • Bốn thành viên chính thức
  • Bốn thành viên thay thế cho mỗi quốc gia

Các thành viên này sẽ do Chính phủ quốc gia tương ứng chỉ định, tuy nhiên trong đó nhất định phải gồm đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Kinh tế (hoặc các Bộ tương đương) và các Ngân hàng Trung ương.

* Ủy ban thương mại MERCOSUR (CCM)

Đây là cơ quan phụ trách việc hỗ trợ Nhóm Thị trường chung, đảm bảo việc áp dụng và thực thi các chính sách đã đề ra. Ủy ban Thương mại bao gồm 4 thành viên thường xuyên và 4 thành viên dự khuyết cho mỗi quốc gia thành viên, được điều phối bởi Bộ Ngoại giao.

Ủy ban Thương mại họp ít nhất một lần mỗi tháng hoặc bất cứ khi nào có yêu cầu của Nhóm Thị trường chung hay bất cứ quốc gia thành viên nào. 

Hội nghị thượng đỉnh MERCOSUR

Các lãnh đạo tham gia Hội nghị thượng đỉnh MERCOSU

Mục tiêu hoạt động của Khối thị trường chung Nam Mỹ

Khối thị trường chung Nam Mỹ được thành lập với các mục tiêu cụ thể như sau:

  • Thúc đẩy tự do phát triển hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia thông qua việc xóa bỏ thuế hải quan và các hàng rào phi thuế quan khác.
  • Thiết lập một biểu thuế quan chung và thông qua chính sách thương mại chung giữa các quốc gia thành viên, nâng cao vị thế trong diễn đàn kinh tế - thương mại của khu vực và quốc tế.
  • Tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng về chính sách kinh tế vĩ mô và ngành nghề giữa các quốc gia thành viên.
  • Thực hiện cam kết hài hòa về luật pháp trong kinh tế, xã hội để thúc đẩy quá trình hội nhập.

Để hiện thực hóa các mục tiêu này, các quốc gia thành viên đã thống nhất các nội dung quan trọng sau:

- Về thuế quan và các hàng rào phi thuế quan

Hàng hóa thuộc MERCOSUR được hưởng ưu đãi miễn thuế quan và các biện pháp phi thuế quan, trừ một số sản phẩm đặc thù.

Khối thị trường chung Nam Mỹ cũng đã thực hiện cắt giảm nhiều thủ tục ràng buộc, phức tạp trong giao thông vận tải, các tiêu chuẩn kỹ thuật, luân chuyển vốn và dịch vụ… không chỉ trong phạm vi nội khối mà còn tăng cường việc liên kết với các khối thương mại khác như EU hay NAFTA.

- Về quy tắc xuất xứ

Có sự kiểm soát về hàm lượng đầu vào và nguyên liệu tại thị trường của Khối thị trường chung Nam Mỹ, theo đó nếu chúng không có xuất xứ từ MERCOSUR thì không được vượt quá 45% giá trị FOB của sản phẩm.

Ngoài ra MERCOSUR cũng đã ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh nội dung này như Bộ luật Hải quan, Biểu thuế tính giá chung hay Quy tắc xác định trị giá hải quan chung.

- Về hoạt động đầu tư

Các thành viên dành cho nhau nhiều ưu đãi về phát triển thương mại trong nội khối, đồng thời đối với các quốc gia bên ngoài khối có thêm nhiều ưu đãi về xúc tiến và bảo hộ đầu tư.

- Về lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Các thành viên đã cùng nhau kí Hiệp định về bảo hộ nhãn hiệu thương mại và các nội dung khác của sở hữu trí tuệ.

Khối thị trường chung Nam Mỹ sau 30 năm thành lập đang ngày càng phát triển, trở thành một trong những nền kinh tế lớn của thế giới.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *