avatart

khach

icon

Chỉ số S&P 500 là gì? Có nên đầu tư vào chỉ số S&P 500 không?

Chứng khoán

- 03/10/2022

0

Chứng khoán

03/10/2022

0

S&P 500 là chỉ số sử dụng trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ. Chỉ số này đại diện cho 500 công ty hàng đầu tại quốc gia này. Bạn đã hiểu về chỉ số S&P 500?. Nếu chưa thì đừng bỏ lỡ những thông tin quan trọng dưới đây.

Mục lục [Ẩn]

Chỉ số S&P 500 là gì? 

S&P 500 trong tiếng Anh là Standard & Poor’s 500 Stock Index. Chỉ số S&P 500 là chỉ số chứng khoán để đo lường vốn hóa thị trường của 500 công ty hàng đầu tại Hoa Kỳ. Thông qua chỉ số này, nhà đầu tư có thể nắm bắt được tổng quan thị trường và những biến động trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ.

Chỉ số s&p 500 là gì

Chỉ số S&P 500 được đánh giá là thước đo tốt nhất của thị trường chứng khoán Mỹ

Chỉ số S&P 500 được đánh giá là chuẩn xác và khách quan. Chỉ số này chính là thước đo tương đối chuẩn xác về thị trường chứng khoán Mỹ. Chỉ số chủ đạo này phản ánh đúng nền kinh tế Mỹ. 

S&P 500 thuộc sự quản lý của McGraw-Hill. Bên cạnh S&P 500 thì công ty này còn thành lập nên một số chỉ số đó là: S&P Small Cap, S&P midcap 400, S&P composite 1500. 

Một số doanh nghiệp lớn đại diện cho S&P 500 đó là: Apple, Facebook, Amazon, Microsoft, Alphabet,…  

Lưu ý: Cổ phiếu thuộc nhóm S&P 500 không cố định mà sẽ được đánh giá định kỳ. Hoạt động đánh giá sẽ được tổ chức hàng quý, vào tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12 hàng năm. Việc đánh giá này sẽ loại bỏ hoặc thêm các cổ phiếu mới phù hợp với tiêu chí đánh giá để cho vào nhóm S&P 500.

Tiêu chí đánh giá cổ phiếu để xếp vào chỉ số S&P 500

Sẽ có một hội đồng để lựa chọn nên 500 công ty nằm trong danh sách của S&P 500. Hội đồng này đều là những người có kiến thức, trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tài chính như: Nhà phân tích, nhà kinh tế. Để lọt vào danh sách này các công ty cần đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Đảm bảo số vốn hóa trên thị trường đạt mức 4 tỷ USD trở lên
  • Kết quả báo cáo tài chính quý gần nhất hoặc 4 quý gần nhất phải có chiều hướng tăng tốt
  • Trụ sở công ty (bắt buộc có trụ sở tại Mỹ), tuy nhiên hiện nay tiêu chí này không còn quan trọng
  • Cổ phiếu công chúng (50% lượng cổ phiếu của công ty đó là do công chúng nắm giữ)
  • Công ty cần đạt số lượng cổ phiếu giao dịch mỗi ngày theo quy định (thời gian tính trong vòng 6 tháng)
  • Tỷ lệ đồng đô la được giao dịch trên vốn hóa thị trường được điều chỉnh thả nổi phải lớn hơn 1
  • Nhóm ngành (dựa trên bộ tiêu chuẩn phân loại ngành toàn cầu GISC)
  • Nằm trong nhóm ngành trọng yếu: Công nghiệp, công nghệ thông tin, tài chính, bất động sản, hàng tiêu dùng, năng lượng,… 

STT

Công ty

Mã cổ phiếu

Vốn hóa

 thị trường

Tỷ trọng

1

Apple Inc.

AAPL

1.966,4

5,5%

2

Microsoft Corp.

MSFT

1.883,1

5,3%

3

Amazon.com, Inc.

AMZN

1.379,6

3,9%

4

Facebook, Inc.

FB

790,7

2,2%

5

Alphabet Inc. Class A

GOOGL

708,8

2%

6

Alphabet Inc. Class C

GOOG

695,1

2%

7

Berkshire Hathaway Inc.

BRK.B

551,9

1,6%

8

JPMorgan Chase & Co.

JPM

501,2

1,4%

9

Tesla, Inc.

TSLA

480,1

1,4%

10

Johnson & Johnson

JNJ

444,9

1,3%

Chỉ số S&P 500 mang ý nghĩa gì?

  • S&P 500 có trách nhiệm đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình thị trường chứng khoán tại Hoa Kỳ. Các nhà đầu tư sẽ dễ dàng đưa ra nhận định đúng đắn hơn. 
  • 500 công ty hàng đầu trong mọi lĩnh vực cấu thành nên S&P 500 và đóng góp tới 70% giá trị vốn hóa trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư không cần phải tìm hiểu hết 500 công ty này mà chỉ cần nắm bắt 30 công ty là có thể nhận định toàn bộ thị trường. 
  • Giá trị của S&P 500 bị tác động bởi chính sách kinh tế vĩ mô. Chính vì thế chỉ số này sẽ là sự đánh giá khách quan về mức ảnh hưởng về những sự kiện chính trị, kinh tế lớn tại Mỹ. 
  • Giá trị của S&P 500 liên tục có sự thay đổi theo thời gian và phản ánh chuẩn xác sự biến động của toàn thị trường chứng khoán. Qua đó nhà đầu tư sẽ dễ dàng hơn trong việc đánh giá, nhận định thị trường, từ đó đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.

Ưu và nhược điểm của chỉ số S&P 500

Ưu điểm

  • Hạn chế rủi ro về biến động giá

Chỉ số S&P 500 được cấu thành bởi 500 công ty uy tín, hàng đầu tại Mỹ. Những công ty có vốn lớn, hoạt động ổn định nên ít khi xảy ra biến động lớn. Chính vì thế khi lựa chọn đầu tư vào chỉ số này thì nhà đầu tư phần nào có thể an tâm. 

  • Tính thanh khoản cao

Nhà đầu tư dễ dàng thực hiện giao dịch đầu tư mua vào, bán ra khi chọn những công ty hàng đầu. 

Nhược điểm

Bên cạnh ý nghĩa quan trọng ở trên thì chỉ số này còn chứa đựng nhược điểm là chỉ số này thường nghiêng về những công ty có vốn hóa cao. Chính vì thế khi nhà đầu tư nghiên cứu, phân tích những công ty có số vốn thấp hơn sẽ gặp ít nhiều khó khăn. 

Biểu đồ chỉ số S&P 500 năm 2022

Chỉ số S&P 500 index có nhiều biến động vào tháng 4 năm 2022. Thời điểm đầu năm chỉ số đạt đỉnh lên đến 4800 điểm. Cuối tháng 1, chỉ số tụt giảm mạnh mẽ xuống còn 4200 điểm. Tới cuối tháng 2 và đầu tháng 3 tiếp tục xuống dốc với 4100 điểm. 

 Ưu điểm chỉ số S&P 500

Biểu đồ chỉ số S&P 500 năm 2022

Vài tuần trở lại đây, biểu đồ S&P 500 ghi nhận giảm điểm trong nhiều phiên, từ 4400 điểm chỉ còn 4200 điểm. Chỉ số S&P 500 không chỉ tác động tới thị trường chứng khoán Mỹ mà nó còn gián tiếp ảnh hưởng tới chỉ số VNindex tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Điều này đã khiến không ít nhà đầu tư cảm thấy lo lắng. 

Những yếu tố nào tác động tới chỉ số S&P 500?

Chính sách của ngân hàng trung ương

Cục Dự trữ Liên bang chính là đơn vị đề ra các chính sách tiền tệ và nó ảnh hưởng tới chi phí vốn. Chính sách này ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ đầu tư của doanh nghiệp và các khoản chi tiêu của chính người tiêu dùng. 

Hiệu quả nền kinh tế

Hiệu quả nền kinh tế thể hiện cụ thể nhất ở việc các doanh nghiệp hoạt động ổn định và ngày càng phát triển. Khi doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động cần tăng số lượng nhân lực làm việc. Lúc này cơ hội việc làm cho người dân tăng lên. Khi người dân làm việc và có thu nhập sẽ tăng chi tiêu. Sức chi tiêu lớn giúp các cổ phiếu tăng lên. Đây chính là hiệu quả của cả nền kinh tế. 

Nói tóm lại, các công ty hoạt động hiệu quả hay không sẽ tác động trực tiếp tới sự tăng hoặc giảm của chỉ số S&P 500. 

Định giá tiền tệ

Tiền tệ có thể tác động tới S&P 500. Cụ thể:

  • Trong trường hợp đồng đô tăng thì các công ty nhập khẩu hàng hóa với chi phí rẻ hơn. Từ việc tiết kiệm chi phí công ty đó sẽ thu về nguồn lợi nhuận lớn hơn. Lợi nhuận tăng giúp công ty đó phát triển và kéo theo chỉ số S&P 500 tăng. 
  • Khi đồng đô la giảm thì các công ty sẽ cạnh tranh nhau về các sản phẩm xuất khẩu. Sự cạnh tranh tác động tới tình hình hoạt động của công ty đó. Và nó khiến chỉ số S&P 500 bị giảm. 

Mức giá hàng hóa

  • Một khi giá hàng hóa tăng sẽ tác động đến quá trình hoạt động của một công ty, doanh nghiệp. Giá hàng hóa tăng kéo theo việc sụt giảm lợi nhuận của công ty đó. Trong trường hợp hoạt động của công ty đó bị ảnh hưởng theo hướng xấu sẽ kéo theo sự giảm giá của cổ phiếu. 
  • Khi giá hàng hóa giảm sẽ giúp cho công ty thu về lợi nhuận, hoạt động ổn định. Lúc này, giá cổ phiếu của công ty đó tăng lên. 

Tác động bởi một số yếu tố khác

Ngoài 3 yếu tố kể trên thì còn có một số yếu tố khác tác động tới sự tăng, giảm của chỉ số S&P 500 đó là: Tình hình tài chính, chính sách do Chính phủ đưa ra, hoạt động bầu cử, vấn đề liên quan tới môi trường. 

Chỉ số này luôn có sự biến động nên đòi hỏi nhà đầu tư cần phải theo dõi thường xuyên tình hình thị trường. Từ đó mới có thể đưa ra được quyết định chuẩn xác. 

Hướng dẫn cách tính chỉ số S&P 500

Công thức:

      S&P 500 Index = (Tổng vốn hóa thị trường của 500 công ty)/Ước số

Trong đó:

Ước số là con số cụ thể, độc quyền được xây dựng bởi Standard & Poor. Ước số này có thể được điều chỉnh nếu diễn ra sự phân chia cổ phiếu hoặc cổ tức và tác động tới giá trị của các chỉ số khác. 

Thông thường trọng số sẽ nghiêng về những doanh nghiệp có vốn hóa lớn. 

Hướng dẫn tính trọng số của từng doanh nghiệp

Trọng số của mỗi công ty nằm trong danh sách chỉ số S&P 500 được tính bằng cách lấy vốn hóa thị trường của công ty đó rồi chia cho tổng vốn hóa thị trường của các công ty nằm trong S&P 500. 

Công thức:

Trọng số = (Vốn hóa thị trường của công ty thành phần)/(Tổng vốn hóa thị trường của 500 công ty trong nhóm S&P 500)

Ví dụ: Công ty Amazon có vốn hóa thị trường là 1000 tỷ USD, còn Facebook có vốn hóa thị trường là 500 tỷ USD. Trong khi tổng vốn hóa thị trường của 500 công ty nằm trong chỉ số là 30.000 tỷ USD. 

Dựa vào công thức ở trên ta tính được trọng số của Amazon là 3,3% còn Facebook là 1,6%. 

Có nên đầu tư vào chỉ số S&P 500 không?

Chỉ số S&P 500 là một trong những chỉ số sở hữu nhiều ưu điểm. Chỉ số này được đánh giá là chỉ số đại diện cho thị trường chứng khoán Mỹ, phần nào phản ánh sức khỏe của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Các nhà đầu tư chứng khoán có thể cân nhắc thực hiện giao dịch với chỉ số  chỉ số S&P 500. Các lý do sau đây sẽ minh chứng cho việc bạn có thể cân nhắc lựa chọn đầu tư vào S&P 500: 

  • Đầu tư vào chỉ số này đồng nghĩa với việc đầu tư cho 500 công ty ưu tú của một quốc gia có nền kinh tế mạnh như Mỹ nên xác suất rủi ro mất trắng vốn đầu tư sẽ thấp.  
  • Các cty thuộc nhóm chỉ số này đa phần thuộc các lĩnh vực như CNTT, Công nghiệp, Y tế, Tiêu dùng, Năng lượng, Bất động sản, Tài chính, Truyền thông... Khi đầu tư vào S&P 500 nhà đầu tư sẽ được lựa chọn đầu tư với đa dạng lĩnh vực, ngành nghề. 
  • Tính thanh khoản của thị trường S&P 500 rất cao bởi những công ty trong nhóm S&P 500 thuộc top đầu của thị trường chứng khoán, nhà đầu tư có thể dễ dàng mua bán trên sàn và giao dịch một cách thường xuyên. 

Tuy nhiên, khi đầu tư vào chỉ số này cần lưu ý những vấn đề sau đây: 

  • Nếu là nhà đầu tư tại thị trường Mỹ, việc đầu tư vào chỉ số S&P 500 sẽ trở nên dễ dàng hơn. Theo đó, nhà đầu tư có thể đầu tư vào một số công ty thuộc nhóm chỉ số S&P 500 hoặc đầu tư thông qua các hợp đồng, quỹ chỉ số S&P 500. Nếu là nhà đầu tư tại thị trường Việt Nam, không thể trực tiếp đầu tư vào chỉ số S&P 500. Thay vào đó, nhà đầu tư chỉ có thể đầu tư vào chỉ số này thông qua hợp đồng hoặc quỹ ETFs.
  • Sự phát triển và độ lớn mạnh của 500 công ty trong nhóm chỉ số này là không đồng đều. Vì vậy, chỉ số này chủ yếu bị ảnh hưởng bởi những công ty sở hữu mức vốn hóa thị trường cao. Do đó, nhà đầu tư có thể gặp rủi ro trong quá trình nhận định về những công ty có mức vốn hóa thấp hơn.
  • Nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ các yếu tố tác động trực tiếp tới chỉ số S&P 500 bao gồm: chính sách ngân hàng trung ương, hiệu quả kinh tế, định giá tiền tệ, mức hàng hóa… để từ đó đưa ra những quyết định đầu tư hợp lý, thu về lợi nhuận
    • Giao dịch với chỉ số S&P 500 có thể mang về lợi nhuận cho nhà đầu tư, tuy nhiên sự thay đổi là liên tục. Do đó, nhà đầu tư cần dựa vào sự biến đổi của chỉ số S&P 500 để có những quyết định đầu tư phù hợp. Theo đó:
    • Nếu mức chỉ số này tăng thì nhà đầu tư có thể quyết định đưa vào mức vốn cao.Nếu chỉ số S&P 500 giảm thì nhà đầu tư cần đưa ra quyết định cân nhắc và đưa vào mức vốn thấp hơn.

Chỉ số S&P 500 hứa hẹn mang tới nhiều cơ hội lợi nhuận cho các nhà đầu tư nếu biết cách phân tích thị trường và đưa ra nhận định đúng đắn. Hy vọng thông tin bài viết sẽ giúp bạn có thêm sự hiểu biết về chỉ số uy tín này. 


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *