avatart

khach

icon

Tự doanh chứng khoán là gì? Những điều cần biết về nghiệp vụ tự doanh chứng khoán

Chứng khoán

- 01/11/2022

0

Chứng khoán

01/11/2022

0

Hiện nay, thị trường chứng khoán là “mảnh đất màu mỡ” thu hút nhiều sự quan tâm của mọi người. Trong đó, tự doanh chứng khoán là nghiệp vụ quan trọng mà các nhà đầu tư nên chú ý khi tham gia vào thị trường này. Vậy tự doanh chứng khoán là gì? Đặc điểm và quy định pháp luật trong hoạt động tự doanh chứng khoán như thế nào?

Mục lục [Ẩn]

Hiện nay, thị trường chứng khoán là “mảnh đất màu mỡ” thu hút nhiều sự quan tâm của mọi người. Trong đó, tự doanh chứng khoán là nghiệp vụ quan trọng mà các nhà đầu tư nên chú ý khi tham gia vào thị trường này. Vậy tự doanh chứng khoán là gì? Đặc điểm và quy định pháp luật trong hoạt động tự doanh chứng khoán như thế nào?

Tự doanh chứng khoán là gì? Mục đích của tự doanh chứng khoán

Theo Khoản 30, Điều 4, Luật Chứng khoán năm 2019 quy định: “Tự doanh chứng khoán (TDCK) là việc công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán cho chính mình”.

Có thể hiểu đơn giản, tự doanh chứng khoán (Self Trading) là hoạt động doanh nghiệp tự giao dịch mua bán chứng khoán với chính mình trên thị trường. Lúc này, doanh nghiệp này vừa đóng vai trò doanh nghiệp, vừa giữ vai trò nhà đầu tư nhằm hưởng lợi nhuận từ lợi tức hoặc chênh lệch giá trên thị trường. Hoạt động tự doanh chứng khoán có thể được thực hiện ở Sàn giao dịch phi tập trung (OTC) và Sở giao dịch chứng khoán (SGD).

Mục đích lớn nhất khi Công ty chứng khoán thực hiện tự doanh chứng khoán là lợi nhuận thu được từ chênh lệch giá chứng khoán. Đây là công cụ tài chính phổ biến vì chứng khoán có tính thanh khoản cao và có thể sinh ra lợi nhuận lớn. Bên cạnh đó, hoạt động tự doanh chứng khoán còn nhằm các mục đích chính sau:

  • Can thiệp, bảo vệ giá chứng khoán và điều tiết thị trường: Trong trường hợp các công ty có sự liên kết với nhau thông qua một tổ chức cụ thể như Hiệp hội chứng khoán.
  • Tạo nguồn dự trữ để đảm bảo khả năng cung ứng và tính thanh khoản: Các công ty chứng khoán cần có kế hoạch xác định rõ ràng khối lượng chứng khoán cần mua để dự trữ nhằm phục vụ cung ứng khi cần thiết. Điều này còn góp phần đảm bảo khả năng sinh lời phù hợp, làm tròn trách nhiệm đảm bảo tính thanh khoản của thị trường.
  • Tìm kiếm lợi nhuận từ đầu cơ chênh lệch giá cổ phiếu: Các công ty chứng khoán có nhiều lợi thế về thông tin cũng như khả năng phân tích và định giá chứng khoán sẽ mang đến khả năng sinh lời trong quá trình triển khai nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.

Phân biệt môi giới chứng khoán và tự doanh chứng khoán

Đây đều là 2 nghiệp vụ thuộc hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán. Tuy nhiên giữa chúng có những điểm khác biệt có thể kể đến như:

Tiêu chí so sánh

Môi giới chứng khoán

Tự doanh chứng khoán

Khái niệm

Là việc làm trung gian để thực hiện mua, bán chứng khoán thay cho khách hàng

Là việc công ty chứng khoán đứng ra để tự mua/bán chứng khoán cho chính mình

Vai trò

Trung gian thực hiện đặt lệnh cho khách hàng từ đó nhận được hoa hồng trên mỗi giao dịch mua/bán

Giao dịch bằng chính nguồn vốn của công ty

Vốn pháp định

25 tỷ đồng 

100 tỷ đồng

Đặc điểm của nghiệp vụ tự doanh chứng khoán 

Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán có những đặc điểm nổi bật sau: 

  • Công ty chứng khoán sẽ thực hiện giao dịch tự doanh dưới danh nghĩa nhà đầu tư hoặc khách hàng.
  • Nghiệp vụ tự doanh của công ty chứng khoán mang tính chuyên nghiệp cao thể hiện thông qua trình độ và khả năng của các cán bộ thực hiện hoạt động tự doanh.
  • Doanh thu từ hoạt động tự doanh chứng khoán sẽ bao gồm hoa hồng và phí lợi nhuận 100% từ hoạt động đầu tư. 
  • Các công ty chứng khoán có xu hướng đầu tư tự doanh theo quy mô lớn, hướng đến nhiều ngành nghề, nhiều thị trường khác nhau. 
  • Nhân sự thực hiện tự doanh chứng khoán tại các công ty phải là người có nền tảng kiến thức về chứng khoán vững vàng và hiểu biết sâu rộng về kinh tế, có khả năng phân tích, tư duy để đưa ra những quyết định đúng đắn và mang lại lợi nhuận cao nhất.
  • Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt với quy mô khoản đầu tư lớn, nếu gặp phải rủi ro hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn so với bình thường.

Tự doanh chứng khoán là gì?

Nhân sự thực hiện tự doanh chứng khoán có hiểu biết sâu rộng về thị trường chứng khoán

Hình thức thực hiện tự doanh chứng khoán 

Trên thị trường hiện nay có hai hình thức thực hiện tự doanh chứng khoán chính:

Giao dịch trực tiếp

Giao dịch trực tiếp là hình thức giao dịch “tay đôi” giữa hai công ty chứng khoán hoặc giữa công ty chứng khoán với khách hàng hay nhà đầu tư thông qua thỏa thuận chung. Trong giao dịch này, các bên sẽ thỏa thuận trực tiếp với nhau về giá, số lượng và hình thức trao đổi cổ phiếu. Thời gian giao dịch thường được thực hiện trong và ngoài giờ giao dịch vủa Sở giao dịch. Đối tượng áp dụng của các giao dịch trực tiếp là các loại chứng khoán chứng khoán không niêm yết và chứng khoán mới phát hành. Các ví về tự doanh trực tiếp như: mua cổ phiếu OTC, đấu giá cổ phiếu, thực hiện thỏa thuận cổ phiếu niêm yết, mua cổ phiếu IPO,… 

Giao dịch gián tiếp

Giao dịch gián tiếp là hình thức giao dịch thông qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch Chứng khoán để tiến hành đặt lệnh. Lúc này, công ty chứng khoán sẽ ở vị trí khách hàng tự đặt ra các lệnh mua và bán chứng khoán trên Sở giao dịch. Lệnh mua và bán của công ty có thể thực hiện với bất kỳ khách hàng nào mà không xác định được trước đó là ai.

Quy trình tự doanh chứng khoán

Hiện nay, mỗi doanh nghiệp trên thị trường sẽ tiến hành tự doanh chứng khoán theo chiến lược và cơ cấu tổ chức riêng mà doanh nghiệp đã đề ra. Để quy trình tự doanh chứng khoán diễn ra thuận lợi hơn, các doanh nghiệp có thể tham khảo một số bước cơ bản sau đây:

  • Bước 1: Xây dựng chiến lược đầu tư chứng khoán. Doanh nghiệp nên xác định các lĩnh vực, ngành nghề đầu tư phù hợp với thực tiễn doanh nghiệp. Đồng thời, xây dựng những chiến lược một cách chủ động, thụ động hoặc bán chủ động.
  • Bước 2: Tìm kiếm và khai thác tìm kiếm các cơ hội đầu tư. Doanh nghiệp có thể tìm kiếm các cơ hội mới tại các thị trường phát hành hoặc lưu thông, thị trường đã niêm yết hoặc chưa niêm yết. 
  • Bước 3: Phân tích và đánh giá chất lượng cơ hội đầu tư. Doanh nghiệp tiến hành phân tích và đưa ra kết quả về mã chứng khoán, khối lượng và giá cả đầu tư. Cùng với đó, bộ phận tự doanh và các chuyên gia tài chính trong doanh nghiệp sẽ phân tích chuyên sâu về thị trường, đánh giá cơ hội sinh lời, điều tiết thị trường và đưa ra quyết định đầu tư. 
  • Bước 4: Thực hiện các giao dịch đầu tư. Doanh nghiệp thực hiện các giao dịch đầu tư theo đúng quy định của pháp luật về nghiệp vụ tự doanh. 
  • Bước 5: Quản lý quá trình đầu tư và thực hiện thu hồi vốn. Các phòng ban và bộ phận tự doanh trong doanh nghiệp sẽ trực tiếp theo dõi những biến động của thị trường, quản trị nguồn vốn đã đầu tư. Bên cạnh đó, họ sẽ tìm kiếm cơ hội mới, đánh giá các yếu tố rủi ro nhằm đưa ra quyết định đúng trong giao dịch.

Tự doanh công ty chứng khoán

Quy trình tự doanh chứng khoán bao gồm 5 bước

Quy định pháp luật trong hoạt động tự doanh chứng khoán

Hiện nay, theo quy định của pháp luật hoạt động tự doanh chứng khoán bao gồm các quy định sau đây:

Quy định về vốn pháp định 

Căn cứ theo Mục b, điều 175, Nghị định 155/2020/NĐ-CP, Quy định Vốn pháp định cho hoạt động tự doanh chứng khoán tại các công ty chứng khoán Việt Nam có Vốn điều lệ tối thiểu là 50 tỷ đồng Việt Nam. 

Căn cứ theo Điểm b, Khoản 1, Điều 18 Nghị định số 14/2007/NĐ-CP, vốn pháp định cho nghiệp vụ tự doanh chứng khoán của công ty chứng khoán, công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam là 100 tỷ đồng Việt Nam.

Quy định về hoạt động Tự doanh chứng khoán

Theo Điều 22, Thông tư số 121/2020/TT-BTC, hoạt động của công ty trong nghiệp vụ tự doanh chứng khoán được quy định như sau: 

  1. Công ty chứng khoán phải đảm bảo có đủ tiền và chứng khoán để thanh toán các lệnh giao dịch cho tài khoản của chính mình. 
  2. Nghiệp vụ tự doanh của công ty chứng khoán phải được thực hiện với danh nghĩa chính mình, không được mượn danh nghĩa của người khác hoặc thực hiện với danh nghĩa cá nhân hoặc cho người khác sử dụng tài khoản tự doanh. 
  3. Các trường hợp sau không được coi là tự doanh chứng khoán: 
  4. a) Mua, bán chứng khoán do sửa lỗi sau giao dịch; 
  5. b) Mua, bán cổ phiếu của chính mình. 
  6. Công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của chính mình. 
  7. Công ty chứng khoán phải công bố cho khách hàng biết khi mình là đối tác trong giao dịch thỏa thuận với khách hàng. 
  8. Trong trường hợp lệnh mua, bán chứng khoán của khách hàng có thể ảnh hưởng lớn tới giá của loại chứng khoán đó, công ty chứng khoán không được mua, bán trước cùng loại chứng khoán đó cho chính mình hoặc tiết lộ thông tin cho bên thứ ba mua, bán chứng khoán đó. 
  9. Khi khách hàng đặt lệnh giới hạn, công ty chứng khoán không được mua hoặc bán cùng chiều cùng loại chứng khoán đó cho mình ở mức giá bằng hoặc tốt hơn mức giá của khách hàng trước khi lệnh của khách hàng được thực hiện.” 

Quy định về tài khoản tự doanh chứng khoán

Theo Điểm 2.3, mục 2, Công văn số 2327/UBCK-PTTT do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành hướng dẫn thực hiện Thông tư 74/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn giao dịch chứng khoán có quy định: “Công ty chứng khoán có nghiệp vụ tự doanh chỉ được phép mpr một tài khoản giao dịch tự doanh chứng khoán tại chính công ty chứng khoán và không được phép mở bất cứ tài khoản tự doanh nào tại các công ty chứng khoán khác”.

Thông qua bài viết này, chúng tôi đã phần nào giải đáp những thắc mắc về tự doanh chứng khoán và những vấn đề liên quan. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích phục vụ cho quá trình nghiên cứu và đầu tư trong tương lai. Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để nhận thêm nhiều thông tin hấp dẫn nhé!


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *