14 tuổi có làm thẻ ATM được không?
Mục lục [Ẩn]
14 tuổi có làm thẻ ATM được không?
Thẻ ATM là một thẻ ngân hàng được phát hành cho khách hàng có nhu cầu mở và sử dụng để thanh toán và thực hiện các giao dịch (chuyển tiền, rút tiền, nạp tiền,...) theo điều khoản đã thỏa thuận với bên phát hành thẻ.
Thẻ ATM bao gồm 2 loại thẻ chính là:
- Thẻ ghi nợ (Debit) là loại thẻ thanh toán liên kết trực tiếp với tài khoản ngân hàng của bạn và được dùng theo cơ chế “ có bao nhiêu tiền trong tài khoản thì chỉ được tiêu bấy nhiêu”.
- Thẻ tín dụng (Credit) là loại thẻ được dùng theo tiêu chí “tiêu xài trước, trả tiền sau” trong 1 hạn mức mà ngân hàng cấp dựa trên cơ sở thu nhập hằng tháng của bạn. Sau khoảng thời gian thông thường là 45 ngày, bạn cần phải thanh toán lại số tiền đã sử dụng, nếu chậm trễ bạn sẽ chịu lãi suất vay rất cao.
Đối tượng được mở thẻ ATM
Theo điều 11, Thông tư số 23/2014/TT-NHNN quy định về đối tượng mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng bao gồm:
- Người đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Người chưa đủ 15 tuổi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật.
=> Như vậy, người 14 tuổi không được mở tài khoản ngân hàng.
gNgười 14 tuổi không được mở tài khoản ngân hàng 14 tuổi mở thẻ ATM được không
Người 14 tuổi sở hữu thẻ ATM bằng cách nào?
Đối với trẻ từ 6- 14 tuổi nếu muốn sở hữu thẻ ATM cần được người đại diện theo pháp luật (là bố mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp) đồng thời là chủ thẻ chính (cụ thể là thẻ ghi nợ) đồng ý bằng văn bản về việc phát hành và sử dụng thẻ phụ (thẻ ghi nợ). Loại thẻ này sẽ phụ thuộc vào thẻ chính và chủ thẻ chính là người chịu mọi trách nhiệm của thẻ phụ. Chủ thẻ chính có quyền khóa hoặc mở thẻ phụ thẻ ghi nợ.
Trẻ 14 tuổi có thể sử dụng thẻ phụ thẻ ghi nợ để thực hiện các tính năng:
- Thanh toán hàng hóa dịch vụ qua thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán;
- Thanh toán hàng hóa dịch vụ trực tuyến;
- Đổi PIN thẻ tại ATM;
- Thanh toán thẻ qua ứng dụng thanh toán trên di động (Ví dụ: Google Pay, Samsung Pay);
- Nhận tiền qua thẻ Visa;
- Nạp tiền tại ATM.
Do độ tuổi còn hạn chế, thẻ ghi nợ phụ sẽ chưa được phép thực hiện các giao dịch gồm:
- Rút tiền mặt tại cây ATM
- Chuyển tiền
Ngoài ra bố mẹ có thể chủ động kiểm soát chi tiêu của trẻ bằng cách giới hạn hạn mức chi tiêu trong thẻ phụ. Ví dụ, thẻ ghi nợ chính của phụ huynh có 100 triệu đồng, nhưng thẻ phụ của con chỉ được phép chi tiêu trong giới hạn là 500.000 đồng. Trẻ sẽ không được chi vượt quá con số này. Bằng cách đó, phụ huynh vẫn có thể kiểm soát chi tiêu của con, mỗi khi có phát sinh giao dịch, lập tức tin nhắn báo biến động tài khoản sẽ gửi tới điện thoại di động của phụ huynh.
Thủ tục phát hành thẻ phụ (thẻ ghi nợ) cho người 14 tuổi
Thủ tục phát hành thẻ phụ thẻ ghi nợ dành cho người 14 tuổi bao gồm các giấy tờ sau đây
- Đề nghị phát hành thẻ phụ thẻ ghi nợ dành cho người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi (bản gốc) do chủ thẻ chính ký tên;
- CMND/CCCD/Hộ chiếu còn thời hạn (bản copy có xuất trình bản gốc) của chủ thẻ chính;
- Giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ, bao gồm một trong các giấy tờ sau đây:
- Giấy khai sinh của chủ thẻ phụ (bản copy có xuất trình bản gốc) để chứng minh mối quan hệ giữa Bố/Mẹ và con;
- Trích lục đăng ký giám hộ (bản copy có xuất trình bản gốc) để chứng minh mối quan hệ giữa Người giám hộ với người được giám hộ.
Cách thức đăng ký phát hành Để mở thẻ phụ thẻ ghi nợ, bố mẹ có thể đăng ký phát hành thẻ tại chi nhánh/phòng giao dịch của ngân hàng.
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Yêu cầu mở thẻ phụ (thẻ ghi nợ) và xuất trình giấy tờ tùy thân bao gồm thẻ CCCD/CMND của chủ thẻ chính,Giấy khai sinh của trẻ
Bước 2: Điền thông tin cá nhân vào đơn đề nghị phát hành thẻ phụ thẻ ghi nợ theo mẫu của ngân hàng.
Bước 3: Nhân viên ngân hàng xác nhận và nhập thông tin lên hệ thống
Bước 4: Nhân viên thông báo kết quả và hẹn ngày đến trả thẻ.
Hy vọng với những thông tin kể trên, bạn có thể tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi: 14 tuổi có làm thẻ ATM được không. Việc phụ huynh mở thẻ ATM cho con cũng là cách giúp con bước đầu làm quen với cách quản lý chi tiêu tốt hơn. Khi con thực hiện chi tiêu ở đâu, giao dịch lúc nào sẽ có tin nhắn thông báo về số điện thoại của chủ thẻ chính là bố mẹ.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất