7 lời khuyên để tránh kẻ lừa đảo bảo hiểm nhân thọ
Mục lục [Ẩn]
Bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm mang tính nhân văn, đã tồn tại hàng trăm năm. Tuy nhiên nhiều người Việt vẫn e dè với bảo hiểm vì những tin đồn về công ty bảo hiểm nhân thọ lừa đảo, bảo hiểm Manulife lừa đảo, Prudential lừa đảo, hay AIA, Dai-ichi lừa đảo... Thực tế chỉ có một số người bất chính cố tình trục lợi bảo hiểm, tham lam nên cố tình làm sai...
Bảo hiểm nhân thọ có lừa đảo không?
Những tin đồn bảo hiểm nhân thọ lừa đảo xuất hiện rất nhiều trên mạng xã hội hay một số kênh thông tin khác khiến không ít người lo lắng. Sở dĩ bảo hiểm nhân thọ khiến nhiều người nghĩ là lừa đảo bởi vì:
- Các đối tượng mạo danh bảo hiểm nhân thọ, thu tiền của khách hàng sau đó biến mất
- Khách hàng chưa được tư vấn đầy đủ, chính xác và không hiểu hết các quyền lợi của sản phẩm. Từ đó dẫn đến việc yêu cầu chi trả những quyền lợi không có trong hợp đồng hoặc rủi ro bị loại trừ.
- Khách hàng không đọc kỹ hợp đồng, không tuân thủ các điều khoản hợp đồng bảo hiểm như: khai báo gian dối, che đậy các thông tin liên quan đến sức khỏe; Không đóng phí đóng hạn theo quy định; Rút tiền bảo hiểm quá sớm, khi hợp đồng chưa đến hạn...
Hiện nay theo các chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, tình hình dịch bệnh khiến tình trạng lừa đảo bảo hiểm diễn ra phổ biến và tinh vi. Một hình thức lừa đảo mà các đối tượng thường áp dụng là lập website hoặc facbook giả danh các doanh nghiệp bảo hiểm mời chào mua bảo hiểm. Khách hàng cần đặc biệt chú ý.
Trước đó vào năm 2020, TAND TP Đà Nẵng đã xét xử vụ việc một nhân viên tư vấn bảo hiểm làm giả phiếu thu, chiếm tiền của 17 khách hàng. Bị cáo được xác định là Phan Trung Sơn (26 tuổi, trú quận Hải Châu, TP Đà Nẵng)
Theo thông tin trên báo Tuổi trẻ, cáo trạng của Viện KSND TP Đà Nẵng ghi rõ, Phan Trung Sơn ký hợp đồng làm đại lý bảo hiểm cho Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Dai-Ichi Việt Nam, văn phòng tổng đại lý Công ty Dai Ichi có địa chỉ tại 219 Trần Phú, TP Đà Nẵng.
Trong quá trình làm việc, do nợ nần không có tiền để trả, Sơn nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền phí đóng bảo hiểm hằng năm của những khách hàng do Sơn quản lý để trả nợ. Sơn nói với 3 người làm cùng nhóm kinh doanh và do Sơn phụ trách, đề nghị họ cho mượn phiếu thu để thu tiền khách hàng. Sơn nói phiếu thu của mình đã hết nhưng chưa được cấp lại, khi được cấp Sơn sẽ báo công ty hủy phiếu thu cũ đã mượn của 3 người trên.
Sau khi sử dụng hết phiếu thu tiền do Công ty Dai-Ichi phát hành, Sơn đã lén lấy mẫu phiếu thu số PT một người làm cùng công ty, đem đến tiệm in ấn để đặt làm 2 quyển phiếu thu tiền giả, mỗi quyển gồm 5 tờ, mỗi tờ có 2 liên giống với mẫu phiếu thu của Công ty Dai-Ichi để sử dụng.
Trong khoảng thời gian từ tháng 1/2019 đến tháng 7/2019, Sơn đưa thông tin sai sự thật về việc đóng phí bảo hiểm sớm để được chiết khấu từ 5 - 10%, được tặng quà như máy giặt, phiếu quà… Qua đó, Sơn đã chiếm đoạt tiền phí bảo hiểm và tiền vay của 17 người với số tiền hơn 870 triệu đồng.
Bị cáo Sơn đã bị tuyên phạt 8 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 3 năm tù tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức. Thông tin chi tiết về vụ việc này bạn xem tại đây.
Như vậy trên thực tế đã xảy ra các vụ việc tư vấn viên bảo hiểm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của khách hàng. Người tham gia nên đặc biệt chú ý.
Bộ Tài chính quy định pháp lý rất chặt chẽ với các cổng thanh toán nên các website giả thường không thể đăng ký hình thức thanh toán online mà phải yêu cầu thanh toán vào tài khoản cá nhân. Nếu khách hàng gặp tình huống này cẩn thận trọng để tránh bị lừa bán bảo hiểm.
Trước đó, chia sẻ trên Vnexpress, Trưởng phòng kinh doanh khu vực TP HCM của Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam cho hay, các cổng thanh toán online đều có quy định rất chặt chẽ, phải được sự đồng ý của Bộ Tài chính. Khi khách hàng tham gia hợp đồng bảo hiểm, hồ sơ sẽ được cung cấp đầy đủ thông tin quyền lợi qua bảng minh họa bằng file PDF có tên tư vấn viên và chủ hợp đồng. Các bước khai hồ sơ và nộp hồ sơ đều được khách hàng xác nhận bằng mã OTP từ công ty gửi về số điện thoại.
Vị trưởng phòng này còn lưu ý, khi nhận được cuộc điện thoại của tư vấn viên, khách hàng nên xin mã số nhân viên để xác thực. Mọi người có thể gọi điện lên tổng đài của công ty bảo hiểm để tìm hiểu thông tin về tư vấn viên đó, xem họ có trực thuộc công ty không, bằng cấp ra sao, làm việc tại công ty bao lâu... để tăng thêm sự tin tưởng.
Có thể khẳng định rằng, bảo hiểm nhân thọ không phải là sản phẩm lừa đảo. Những lý do sau đây sẽ giải thích cho bạn vấn đề này:
- Bảo hiểm nhân thọ có lịch sử hình thành và phát triển lên đến hàng trăm năm. Tại các nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Nhật Bản.. tỉ lệ người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ rất cao, có nước lên đến là 90%. Tại Đông Nam Á, không chỉ ở Việt Nam mà ở Singapore, Malaysia tỷ lệ người dân tham giam bảo hiểm nhân thọ lần lượt là 80% và 50%.
- Bảo hiểm nhân thọ được pháp luật bảo hộ: Theo đó, tại Việt Nam, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ hoạt động tuân thủ theo quy định của pháp luật, cụ thể là Luật Kinh doanh bảo hiểm - bộ luật được thông qua năm 2000 và đã có nhiều sửa đổi qua các năm. Bộ luật này đưa ra nhiều quy định về hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng như những quy định nhằm bảo vệ quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm.
- Bảo hiểm nhân thọ được cam kết thông qua hợp đồng có dấu mộc và chữ ký của bên mua bảo hiểm cũng như công ty bảo hiểm. Khi rủi ro xảy ra, khách hàng được giải quyết và chi trả quyền lợi tùy theo sản phẩm bảo hiểm và những quy định trong hợp đồng đã ký. Xem thêm: Bảo hiểm nhân thọ có "lừa" người dân Việt?
7 lời khuyên để tránh kẻ lừa đảo bảo hiểm nhân thọ
Những lời khuyên sau có thể giúp bạn tránh những kẻ lừa đảo bảo hiểm nhân thọ:
Tìm hiểu kĩ đại lý bảo hiểm
Bạn có thể gặp các đại lý bảo hiểm ở khắp mọi nơi, vì vậy khi đến một đại lý bảo hiểm nào hãy tìm hiểu kỹ càng, thậm chí là tìm hiểu trên internet để có thể biết chắc đại lý đó là an toàn. Một đại lý bảo hiểm chuyên nghiệp, trung thực thì ngoài việc sẽ giải thích đầy đủ thông tin hợp đồng bảo hiểm cho khách hàng của mình, thì sẽ có mã số đại lý, chứng chỉ học của Bộ tài chính. Người đó sẽ có thể trả lời mọi câu hỏi bạn hỏi về các công ty bảo hiểm người đó đang làm việc cho và các chính sách mà họ đang cung cấp.
Hãy tìm hiểu kỹ đại lý bảo hiểm
Kiểm tra mã số nhân viên của đại lý bảo hiểm
Không dễ dàng chấp nhận một đại lý công ty bảo hiểm nhân thọ. Một đại lý bảo hiểm hợp pháp ở Việt Nam là hợp lệ khi được cấp giấy phép của Ủy ban bảo hiểm của chính phủ Việt Nam. Nếu một nhân vật A tự xưng là đại lý của công ty X với mã nhân viên xxx, bạn hãy gọi điện kiểm tra mã số nhân viên ấy tại số liên lạc khách hàng trên website công ty. Ngoài ra bạn cũng có quyền hỏi về doanh nghiệp, hỏi về các chính sách của doanh nghiệp. Nếu nhân viên bảo hiểm không thể đáp ứng bạn, bạn có thể yêu cầu họ đi ra. Bởi vì bạn có quyền thay đổi đại lý bảo hiểm nhân thọ nếu phát hiện đại lý đó thiếu trung thực, thiếu chuyên môn và cố tình làm sai...
Không cung cấp thông tin cá nhân
Không đưa ra bất kỳ thông tin nhạy cảm hay cá nhân như số chứng minh thư của bạn, tài khoản ngân hàng, hoặc thậm chí là thẻ tín dụng của bạn cho nhiều tư vấn viên, mà chỉ cho 1 tư vấn mà bạn tin tưởng và được xác minh rồi. Đại lý bảo hiểm nhân thọ hợp pháp của công ty thậm chí cũng có thể lừa đảo bảo hiểm nhân thọ.
Ngoài ra, không ký bất kỳ văn bản mà không đọc kỹ chúng. Nếu có khoảng trống, không ký họ và tên của bạn, ngay cả khi đại lý nói rằng nó chỉ là cho hình thức và không có ý nghĩa. Tất cả các thông tin mà bạn cung cấp trong đơn bảo hiểm nhân thọ của bạn là đáng chú ý cho công ty vì họ sẽ sử dụng nó cho quá trình phát hành hoặc cho bạn vay tiền.
Chú ý đến lời hứa hẹn về khoản lãi
Cẩn thận và chú ý với các lời hứa hẹn về khoản lãi rất lớn từ bảo hiểm. Thông tin bạn cần nhớ rằng lãi suất tích lũy của bảo hiểm không bao giờ lớn hơn lãi suất tiết kiệm của ngân hàng.
Cẩn thận với khuyến mại giả
Một số đại lý bảo hiểm nhân thọ đã tạo nên những trò gian lận bảo hiểm nhân thọ bằng cách sử dụng khuyến mãi giả và phần thưởng để thu hút khách hàng mua hợp đồng bảo hiểm. Hãy cảnh giác khi giao dịch với các đại lý người nói rằng bạn có thể giành chiến thắng thương hiệu xe hơi mới hoặc sẽ nhận được một tiện ích miễn phí từ họ nếu bạn mua một chính sách bảo hiểm nhân thọ hoặc sản phẩm từ chúng. Tuy nhiên, có những công ty bảo hiểm nhân thọ hợp pháp thực hiện các chương trình khuyến mãi hợp pháp.
Đọc kỹ hợp đồng bảo hiểm
Hiểu rằng những người lừa đảo bảo hiểm nhân thọ thường vội vàng để bạn bỏ ra tiền cho họ. Mua bảo hiểm nhân thọ là một quyết định quan trọng. Trước khi kí hợp đồng bảo hiểm hãy chắc rằng bạn hiểu rõ tất cả các điều khoản, đừng để lỡ điều gì. Cũng không để đại lý bảo hiểm thuyết phục bạn bởi các điều khoản không cần đến. Cho nên biết cách đọc hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và đọc kỹ hợp đồng là yếu tố tiên quyết trước khi bạn đặt bút ký kết với doanh nghiệp bảo hiểm.
Đọc kỹ hợp đồng bảo hiểm
Không trả phí bảo hiểm nếu không có phiếu thu
Một nguyên nhân thông thường khiến đại lý bảo hiểm lừa đảo là không mang tiền của bạn về cho công ty. Vậy nên nếu không có giấy tờ gì hợp pháp chứng nhận bạn đã đóng phí như phiếu thu thì bạn không nên đưa tiền không cho đại lý. Hơn nữa, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cung cấp nhiều cách để bạn thanh toán phí, đơn giản như là chuyển khoản, hay thanh toán trực tuyến trên website của công ty, hay qua Internet Banking... Bằng cách đó, bạn chắc chắn rằng tiền của mình đã đến được với doanh nghiệp bảo hiểm.
Đọc ngay: Các cách đóng tiền phí bảo hiểm nhân thọ an toàn và đơn giản nhất mà khách hàng nên biết.
Phiếu thu phí bảo hiểm
Xem thêm: Mức phạt của tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm
Tóm lại:
Công ty bảo hiểm nhân thọ không lừa đảo, chỉ có một số tư vấn viên bảo hiểm không làm đúng trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp. Cho nên khách hàng hãy là người tiêu dùng thông minh bằng cách chủ động tìm hiểu thông tin về bảo hiểm nhân thọ để chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và điều kiện tài chính và sẵn sàng lên tiếng nếu gặp bất kỳ trường hợp nào nghi vấn.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất