avatart

khach

icon

Bổ sung quy định mới về hoạt động của đại lý bảo hiểm

Thị trường bảo hiểm

- 09/05/2022

0

Thị trường bảo hiểm

09/05/2022

0

Quy định về đại lý bảo hiểm tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm đang được lấy ý kiến rộng rãi.

Mục lục [Ẩn]

Chuyển sang doanh nghiệp bảo hiểm khác, đại lý phải thi chứng chỉ mới

Nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm, dự thảo Nghị định nêu rõ, tổ chức, cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ điều kiện hoạt động đại lý theo quy định tại Điều 86 của Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 và phải ký hợp đồng đại lý bảo hiểm theo quy định tại Điều 87 của Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10.

Cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm không được làm đại lý bảo hiểm cho chính doanh nghiệp bảo hiểm đó; tổ chức, cá nhân không được đồng thời làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm khác nếu không được chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm mà mình đang làm đại lý.

Đại lý bảo hiểm không được thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm; ngăn cản bên mua bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hoặc xúi giục bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không kê khai các chi tiết liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.

Đại lý cũng bị nghiêm cấm việc tranh giành khách hàng dưới các hình thức như ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác; xúi giục khách hàng hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực dưới mọi hình thức.

Quy định thi lấy chứng chỉ đại lý bảo hiểm mới, dự thảo nêu rõ các đại lý dừng hoạt động trong thời hạn 2 năm, muốn tiếp tục hoạt động phải thi lấy chứng chỉ mới. Hoặc, nếu đại lý bảo hiểm chuyển làm đại lý từ doanh nghiệp bảo hiểm này sang làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm khác thì phải thi lấy chứng chỉ mới.

Khóa học đào tạo bảo hiểm

Khóa học đào tạo bảo hiểm

Đại lý bán sản phẩm bảo hiểm đặc thù phải có chứng chỉ riêng

Đối với các đại lý bán sản phẩm bảo hiểm đặc thù như: bảo hiểm liên kết đầu tư, hưu trí, thủy sản…, dự thảo quy định đại lý phải được đào tạo và có chứng chỉ đại lý bán sản phẩm tương ứng theo quy định.

Riêng đối với đại lý bán sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị, ngoài việc đáp ứng điều kiện để thi lấy chứng chỉ bán sản phẩm đặc thù, đại lý phải đáp ứng một trong các điều kiện như:

  • Là đại lý bảo hiểm và có ít nhất 1 năm kinh nghiệm hoạt động đại lý bảo hiểm liên tục;
  • Hoặc có ít nhất 6 tháng kinh nghiệm làm việc liên tục trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và có chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp;
  • Hoặc có ít nhất 6 tháng kinh nghiệm hoạt động đại lý bảo hiểm liên tục và có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…

Quyền và nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm, dự thảo nêu rõ: Lựa chọn và ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm; tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm tổ chức; hưởng hoa hồng và các quyền, lợi ích hợp pháp khác từ hoạt động đại lý bảo hiểm;

Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm hoàn trả tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm khi chấm dứt hợp đồng.

Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra giám sát hoạt động đào tạo đại lý bảo hiểm.

Về đào tạo đại lý bảo hiểm, dự thảo cũng nêu rõ, cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện như:

  • Có chương trình đào tạo đúng quy định;
  • Cán bộ đào tạo đại lý bảo hiểm phải có kiến thức chuyên môn về bảo hiểm, kiến thức pháp luật và kỹ năng sư phạm;
  • Có đủ cơ sở vật chất để bảo đảm cho việc đào tạo...

Cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm phải có văn bản đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm, kèm theo tài liệu giải trình về kiến thức của cán bộ đào tạo đại lý bảo hiểm và cơ sở vật chất bảo đảm cho việc đào tạo. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và hồ sơ hợp lệ của tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm, Bộ Tài chính trả lời bằng văn bản việc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận. Trong trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích lý do.

Chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm bao gồm các nội dung chủ yếu:

  • Kiến thức chung về bảo hiểm;
  • Trách nhiệm của đại lý, đạo đức hành nghề đại lý;
  • Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; nội dung của sản phẩm doanh nghiệp bảo hiểm được phép kinh doanh;
  • Kỹ năng bán bảo hiểm…

Tìm hiều thêm: Sự khác nhau giữa đại lý bảo hiểm và môi giới bảo hiểm

Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra giám sát hoạt động đào tạo đại lý bảo hiểm. Trường hợp cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm không đáp ứng đủ các điều kiện đào tạo đại lý bảo hiểm quy định, Bộ Tài chính sẽ đình chỉ hoạt động của cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm. Hàng năm, cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm phải báo cáo Bộ Tài chính về số lượng khóa đào tạo đã tổ chức, số lượng đại lý đã đào tạo, số lượng chứng chỉ đã cấp trong năm...


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn bảo hiểm nhân thọ

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *