5 câu hỏi thường gặp liên quan đến chế độ bảo hiểm thai sản sinh đôi
Mục lục [Ẩn]
Chế độ bảo hiểm thai sản hiện nay đang quy định như thế nào đối với các bà mẹ sinh đôi, quyền lợi và những thắc mắc thường gặp sẽ được giải đáp ngay.
Làm sao để được hưởng chế độ thai sản khi sinh đôi?
Để được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản sinh đôi trước hết người lao động cần đáp ứng điều kiện cơ bản khi tham gia theo khoản 1, 2, 3 điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Xem thêm: Làm bảo hiểm thai sản ở đâu và thủ tục như thế nào?
Làm sao để được hưởng chế độ thai sản khi sinh đôi?
Thời gian hưởng chế độ thai sản sinh đôi là bao lâu?
Cũng trong luật bảo hiểm xã hội 2014, tại khoản 1 Điều 34: Thời gian hưởng chế độ khi sinh con quy định như sau:
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
=> Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản sinh đôi người mẹ nhận được là 7 tháng trong đó 6 tháng là theo quy định còn 1 tháng là được nghỉ thêm do sinh hai con.
Chế độ trợ cấp bảo hiểm thai sản sinh đôi như thế nào?
Theo Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi cho người lao động như sau:
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
=> Như vậy nếu lao động nữ sinh đôi thì sẽ được nhận thêm trợ cấp cho đứa con thứ 2 là 2 lần mức lương cơ sở theo quy định, do vậy mức trợ cấp tối đa nhận được sẽ là 4 lần mức lương cơ sở tại thời điểm sinh.
Cụ thể: Mức trợ cấp thai sản một lần của lao động nữ sinh đôi hiện nay là 1.39 triệu đồng x 4 = 5.56 triệu đồng; Từ 01/07/2019 là 1.49 triệu đồng x 4 = 5.96 triệu đồng.
Mức hưởng chế độ bảo hiểm thai sản sinh đôi hiện nay
Mức hưởng chế độ thai sản khi sinh đôi hiện nay người lao động cần nắm để bảo vệ quyền lợi của mình.
Theo khoản 1, 2 Điều 39 quy định như sau:
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32; Điều 33; các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34; Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Xem thêm: Mức hưởng bảo hiểm y tế thai sản trái tuyến và các chế độ đãi ngộ
Mức hưởng chế độ bảo hiểm thai sản sinh đôi hiện nay
Vợ sinh đôi chồng được hưởng chế độ gì không?
Theo khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con cho chồng khi có vợ sinh đôi như sau:
- Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, cụ thể trong trường hợp thai phụ mang song thai như sau:
- Người chồng sẽ được nghỉ 10 ngày làm việc nếu trong trường hợp vợ mang thai song sinh, đối với trường hợp sinh ba trở lên, từ con thứ 3 sẽ được nghỉ thêm 3 ngày làm việc.
- Trong trường hợp sinh mổ hoặc phẫu thuật, người chồng được nghỉ 14 ngày.
- Trong khoảng thời gian 30 ngày sau khi vợ sinh con thì tính thời gian hưởng chế độ thai sản sinh đôi cho người chồng.
Trên đây là những giải đáp vô cùng chi tiết và đầy đủ về quyền lợi cũng như những chế độ mà người lao động được hưởng khi thực hiện thiên chức làm mẹ, đặc biệt là đối với trường hợp mang thai đôi. Đừng quên thường xuyên cập nhật những tin tức mới nhất về bảo hiểm xã hội chế độ thai sản để bảo vệ quyền lợi của chính mình các bạn nhé!
Nhận tư vấn và giải đáp miễn phí!!
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất