avatart

khach

icon

Các cách quản lý tiền gửi tiết kiệm ngân hàng hiệu quả nhất

Kiến thức gửi tiết kiệm

- 23/07/2019

0

Kiến thức gửi tiết kiệm

23/07/2019

0

Hàng loạt các vụ mất tiền tại các ngân hàng đã và đang gióng lên hồi chuông cảnh báo với cách quản lý tiền gửi tiết kiệm ngân hàng hiện nay của khách hàng.

Mục lục [Ẩn]

Gửi tiết kiệm ngân hàng là một hình thức đầu tư mà khách hàng gửi một khoản tiền vào ngân hàng với mục đích tiết kiệm để dành trong một khoảng thời gian nhất định, kết thúc thời gian đó, người gửi sẽ nhận được một khoản lãi nhất định cộng gốc. Hiện nay, việc gửi tiết kiệm ngày càng trở nên phổ biến.

Tuy nhiên, kéo theo đó là hàng loạt các vụ mất tiền tại các ngân hàng đã và đang gióng lên hồi chuông cảnh báo với cách quản lý tiền gửi tiết kiệm ngân hàng hiện nay của khách hàng. 

Xem ngay: Những sai lầm khiến sổ tiết kiệm "bốc hơi"

Dưới đây là các cách kiểm tra số dư gửi tiết kiệm ngân hàng giúp khách hàng yên tâm hơn trong quá trình sử dụng.

Kiểm tra lại số dư sổ tiết kiệm ngay khi gửi

  • Chủ động kiểm tra xem tiền mình gửi đã vào hệ thống của ngân hàng chưa ngay sau khi mở sổ bằng cách truy cập internet banking/mobile banking hoặc gọi điện lên tổng đài.
  • Hoặc có thể đến một chi nhánh khác của ngân hàng nhờ kiểm tra lại trên hệ thống. Tuy nhiên, cách này lại mất thời gian đi lại trong khi hiệu quả chưa thực sự cao.

Kiểm tra tiền gửi sau khi giao dịch

Kiểm tra số dư ngay sau khi giao dịch

Thận trọng mỗi khi đặt bút ký

Trong bất kỳ giao dịch nào, bạn nên tìm hiểu trước và yêu cầu giao dịch viên giải thích, tư vấn những thông tin còn chưa rõ ràng, không vì thân quen với nhân viên ngân hàng đã giao dịch nhiều lần tin tưởng mà không cẩn thận, ký khống giấy tờ.

Ví dụ: Khi gửi tiền tiết kiệm, trước khi đặt bút ký giấy tờ, biểu mẫu của ngân hàng, bạn cần đọc kỹ nội dung chi tiết, tự mình điền đầy đủ thông tin, không nên để trống các ô quan trọng (như số tiền bằng cả chữ và số, số tài khoản, kỳ hạn, diễn giải nội dung…) kiểm tra các thông tin khớp đúng, chính xác. Kết hợp với việc nhận tin nhắn điện thoại thông báo mở sổ tiết kiệm thành công với thông tin khớp đúng... sẽ giúp bạn yên tâm về khoản tiền gửi.

Gọi điện lên tổng đài chăm sóc dịch vụ

Khách hàng cần gọi đến tổng đài và khai báo thông tin cá nhân để được kiểm tra số dư của mình. Tổng đài của mọi ngân hàng đều tự động ghi âm cuộc gọi, đây sẽ là bằng chứng cần thiết cho khách hàng nếu sau này xảy ra phát sinh.

Nhược điểm: 

  • Nhiều ngân hàng, tổng đài dịch vụ rất khó liên lạc
  • Có thể mất phí gọi (nếu gọi các số đầu 1900xxx)
  • Khách hàng không muốn lộ thông tin cá nhân, số tài khoản nên họ ngần ngại với cách gọi điện trực tiếp.

Kiểm tra trên Internet Banking/Mobile Banking

Khách hàng chỉ cần truy cập vào ebank của ngân hàng, nhập tài khoản, mật khẩu rồi truy vấn. Khi truy cập Internet Banking/Mobile banking, bạn có thể dễ dàng kiểm tra được cả số dư tài khoản thanh toán lẫn số dư tại các sổ tiết kiệm (dù gửi tại quầy hay gửi online).

Nhược điểm: 

  • Những dịch vụ của ngân hàng như Mobile Banking hay Internet Banking thường mất phí nên một số khách không muốn chi tiền. 
  • Một số lần truy cập vào hệ thống Internet Banking/Mobile Banking khi quên mật khẩu, khách hàng phải ra ngân hàng để làm lại, đây thực sự là điều khiến khách hàng cảm thấy khó chịu.

Internet Banking ngày càng phổ biến

Internet Banking ngày càng phổ biến

Nhắn tin SMS Banking

Sau hàng loạt vụ sổ tiết kiệm "bốc hơi" gần đây, một số ngân hàng đã có dịch vụ nhắn tin truy vấn số dư thẻ tiết kiệm. Để nắm được cú pháp nhắn tin của từng ngân hàng, bạn có thể liên hệ với Trung tâm chăm sóc khách hàng của các ngân hàng để được hỗ trợ.

Nhược điểm: 

  • Có thể mất phí (phí thường là 1.000 đồng một tin nhắn hay hàng tháng là 8.800 đồng)
  • Chưa nhiều ngân hàng triển khai
  • Phải nhớ được cú pháp nhắn tin

Tìm hiểu thêm: Phí SMS Banking tại các ngân hàng hiện nay

SMS Banking hỗ trợ đắc lực bạn

 SMS Banking cũng đã và đang được nhiều người lựa chọn

Dùng QR Code

Nhiều ngân hàng nước ngoài tích hợp sẵn ứng dụng QR Code trên mỗi sổ tiết kiệm họ phát hành cho khách hàng.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, hiện có duy nhất Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) và ngân hàng SCB hỗ trợ ứng dụng này, cho phép người dùng quét mã QR Code trên sổ tiết kiệm bằng ứng dụng của ngân hàng để biết sổ thật hay giả, tình trạng sổ tiết kiệm đã vào hệ thống chưa.

Nhược điểm:

  • Việc sử dụng QR Code chưa thực sự phát triển tại Việt Nam, ít ngân hàng triển khai.
  • Để dùng được mã, người dùng phải có các thiết bị kết nối với internet và có các phần mềm đọc mã.

Xem thêm: 2 cách gửi tiết kiệm an toàn nhất hiện nay

Mã QR Code vẫn còn hạn chế ở Việt Nam

Mã QR Code vẫn còn hạn chế ở Việt Nam

Với khách hàng, việc để cho họ tin tưởng vào dịch vụ, uy tín và chất lượng là rất quan trọng. Tài sản của khách hàng cần được ngân hàng đảm bảo dưới mọi hình thức, càng ít rủi ro từ ngân hàng thì khách hàng càng đặt niềm tin và giao tài sản của mình nhiều hơn. Những cách thức giúp khách hàng quản lí tiền gửi tiết kiệm ngân hàng đến từ phía ngân hàng càng nhiều và hiệu quả càng khiến khách hàng an tâm trong mọi cuộc giao dịch. Nếu bạn còn các thắc mắc về gửi tiết kiệm, hãy ĐĂNG KÝ NGAY để được tư vấn miễn phí.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn gửi tiết kiệm

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH LÃI SUẤT GỬI TIẾT KIỆM

Số tiền gửi

Chọn số tiền gửi

Hình thức nhận lãi

Chọn hình thức nhận lãi

Kỳ hạn gửi

Chọn kỳ hạn gửi

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *