Tỷ giá hối đoái thực là gì? Và những điều không thể bỏ qua
Mục lục [Ẩn]
Trong bối cảnh ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam cần điều chỉnh tỷ giá hối đoái thực. Để ổn định nền kinh tế trong nước thì phải điều chỉnh tỷ giá đối hoái cho hợp lý, chính sách tỷ giá hối đoái là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng của mỗi quốc gia. Với bài viết này sẽ tìm hiểu về Tỷ giá hối đoái thực là gì? Và những điều không thể bỏ qua ngay nhé!!
Tỷ giá hối đoái thực là gì?
Khái niệm
Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bởi tương quan giá cả trong nước và ngoài nước. Khi tỷ giá danh nghĩa tăng hay giảm không nhất thiết phải đồng nghĩa với sự gia tăng hay giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế.
Một trong những nhân tố quan trọng nhất của tỷ giá hối đoái thực (RER) là vị trí cạnh tranh quốc tế của quốc gia có đồng tiền tương ứng. Tỷ giá hối đoái thực giảm xuống phản ánh mức tăng chi phí sản xuất của những hàng hóa mậu dịch trong nước.
Nếu không có sự tăng giá tương ứng ở các quốc gia khác thì việc đó đồng nghĩa với việc suy giảm vị trí cạnh tranh đó họ sản xuất hàng hóa mậu dịch kém hiệu quả hơn các nước khác.
Sự khác nhau giữa tỷ giá hối đoái thực và tỷ giá hối đoái hiện tại
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: Là tỷ giá của một loại tiền tệ được biểu hiện theo giá hiện tại, không tính đến bất kỳ ảnh hưởng nào của lạm phát.
- Tỷ giá hối đoái thực: Là tỷ giá có tính đến tác động của lạm phát và sức mua trong một cặp tiền tệ phản ánh giá cả hàng hóa tương quan có thể bán ra nước ngoài và hàng tiêu thụ trong nước. Tỷ giá này đại diện cho khả năng cạnh tranh quốc tế của nước đó.
Bạn có thể tham khảo thông tin về sự khác biệt giữa tỷ giá hối đoái thực và tỷ giá hối đoái hiện tại để biết thêm các thông tin liên quan.
Những dấu hiệu cảnh báo về sự biến động của tỷ giá hối đoái thực
Những chỉ số và thước đo để dự đoán sự biến động của tỷ giá hối đoái thực
Hiện nay, việc dự đoán sự biến động của tỷ giá hối đoái thực có thể được thực hiện thông qua một số chỉ số và thước đo. Cụ thể:
- Chỉ số biến động tỷ giá (Currency Volatility Index): Giúp đo lường mức độ biến động của tỷ giá hối đoái trong một khoảng thời gian nhất định thông qua sử dụng phương pháp thống kê để đo lường mức độ biến động của tỷ giá hối đoái.
- Thước đo sự biến động lịch sử về tỷ giá (Historical Volatility Measure): Sử dụng các dữ liệu lịch sử về giá và biến động tỷ giá để đo lường mức độ biến động của tỷ giá hối đoái.
- Thước đo sự biến động tiềm năng của tỷ giá (Implied Volatility Measure): Thông qua việc sử dụng tùy chọn mua bán trên thị trường tài chính đo lường mức độ biến động tiềm năng của tỷ giá hối đoái trong tương lai.
Các chỉ số và thước đo này có thể giúp bạn đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý dựa trên dự đoán và đánh giá sự biến động của tỷ giá hối đoái..
Các dấu hiệu cảnh báo về sự biến động của tỷ giá hối đoái thực và cách ứng phó
Sự biến động của tỷ giá hối đoái thực có thể được cảnh báo tới chúng ta thông qua các yếu tố:
- Khi ngân hàng trung ương thay đổi chính sách tiền tệ như tăng hoặc giảm lãi suất đều tạo ra ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.
- Sự biến động trong tình hình chính trị và kinh tế của một quốc gia ảnh hưởng đến giá trị đồng tiền của nó và tỷ giá hối đoái.
- Khi các nhà đầu tư muốn chuyển đổi vốn từ một nước sang một nước khác gây ra ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái của các nước đó.
Để ứng phó với sự biến động của tỷ giá hối đoái, các nhà đầu tư có thể áp dụng các biện pháp như:
- Đa dạng hóa danh mục đầu tư, đầu tư vào nhiều loại tài sản khác nhau, giảm thiểu rủi ro đối với các khoản đầu tư liên quan đến tỷ giá hối đoái.
- Sử dụng các công cụ tài chính chuyên dụng để giảm thiểu rủi ro như sử dụng tùy chọn trao đổi tiền tệ hoặc các hợp đồng ngoại tệ kỳ hạn.
- Theo dõi sát sao sự biến động của thị trường và các nguồn cung cầu ngoại tệ có liên quan để có thể đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý.
Các phương pháp đầu tư dựa trên tỷ giá hối đoái thực
Phương pháp đầu tư theo xu hướng (trend following)
Giao dịch theo xu hướng là một phương pháp giao dịch tư duy phân tích xu hướng hiện tại (tăng, giảm, đi ngang) của thị trường để đưa ra các quyết định đầu tư dựa trên xu hướng đó. Phương pháp này phù hợp với nhà đầu tư cá nhân do dễ sử dụng, thường đem lại khả năng thành công cao hơn trong mỗi hoạt động giao dịch.
Phương pháp đầu tư ngược lại trào lưu (counter-trend following)
Đối với phương pháp đầu tư ngược lại trào lưu, các nhà đầu tư thông qua sử dụng các công cụ kỹ thuật phân tích biểu đồ tỷ giá để xác định các điểm vào và ra khỏi thị trường khi giá của tài sản đang trên hoặc dưới mức giá trung bình của nó. Sau đó đưa ra các quyết định đầu tư đi ngược với xu hướng thị trường hiện tại.
Phương pháp đầu tư dựa trên biểu đồ và chỉ báo kỹ thuật
Đối với phương pháp này, nhà đầu tư sử dụng các biểu đồ giá và chỉ báo kỹ thuật để phân tích xu hướng, , xác định các điểm vào và ra khỏi thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư.
Cách ứng phó khi tỷ giá hối đoái thực biến động
Cách đối phó với rủi ro do biến động tỷ giá hối đoái thực
Để ứng phó với các rủi ro gặp phải khi tỷ giá hối đoái thực biến động, nhà đầu tư có thể áp dụng một số biện pháp:
- Sử dụng các hợp đồng mang tính tương lai hoặc hợp đồng tùy chọn để bảo vệ các khoản đầu tư hoặc giao dịch quốc tế.
- Sử dụng các khoản vay, cho vay đa ngoại bằng nhiều loại tiền tệ khác nhau với các mức lãi suất khác nhau giúp giảm thiểu rủi ro đầu tư.
- Thanh toán trên nhiều kênh thanh toán bằng nhiều loại tiền tệ khác nhau giúp giảm rủi ro từ biến động tỷ giá hối đoái.
- Quản lý, dự đoán tỷ giá hối đoái và đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn.
Sử dụng các công cụ bảo hiểm tỷ giá hối đoái thực
- Sử dụng hợp đồng tương lai để đảm bảo giá trị của các khoản đầu tư và giao dịch quốc tế trước các biến động tỷ giá hối đoái.
- Sử dụng hợp đồng tùy chọn (Options) để mua hoặc bán tài sản trong khoảng thời gian tương lai với mức giá cố định.
- Sử dụng thỏa thuận Swap hối đoái để hai bên thực hiện trao đổi tiền tệ trong khoảng thwoif gian nhất định, tránh rủi ro từ biến động của tỷ giá hối đoái.
Các lời khuyên đối với các nhà đầu tư khi thị trường chao đảo
- Ưu tiên các hợp đồng đầu tư dài hạn từ 3 - 5 năm và đặt ra những mục tiêu đầu tư cụ thể.
- Hiểu rõ khả năng chấp nhận rủi ro của bản thân và trau dồi thêm các kiến thức liên quan tới đầu tư.
- Đặt ra giới hạn về tài sản cho các rủi ro tài chính trước khi quyết định đầu tư.
Tác động của tỷ giá hối đoái thực đến kinh tế
- Tỷ giá đối hóa thực ảnh hưởng tới sức mua hàng nhập khẩu: Phá giá dẫn tới giảm giá hàng xuất khẩu định danh bằng ngoại tệ, do đó nhu cầu đối với hàng xuất khẩu tăng lên. Đồng thời, giá hàng nhập khẩu định danh bằng nội tệ trở nên cao hơn, làm giảm nhu cầu đối với hàng nhập khẩu.
- Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế: Khi sức mua của đồng tiền trong nước giảm đi (có thể do nhà nước chủ trương phá giá tiền tệ để đẩy mạnh xuất khẩu chẳng hạn), tỷ giá hối đoái tăng lên làm giá hàng nhập khẩu đắt hơn. Nếu hàng nhập khẩu để trực tiếp tiêu dùng thì làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trực tiếp.
- Vai trò so sánh sức mua của các đồng tiền: Thông qua vai trò này, tỷ giá trở thành công cụ hữu hiệu để tính toán và so sánh giá trị nội tệ với giá trị ngoại tệ, giá cả hàng hóa trong nước với giá quốc tế, năng suất lao động trong nước với năng suất lao động quốc tế.
Câu hỏi thường gặp
Tỷ giá hối đoái thực là gì?
Là tỷ giá có tính đến tác động của lạm phát và sức mua trong một cặp tiền tệ phản ánh giá cả hàng hóa tương quan có thể bán ra nước ngoài và hàng tiêu thụ trong nước.
Tại sao tỷ giá hối đoái thực quan trọng?
Tỷ giá hối đoái thực có ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của nền kinh tế bao gồm xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư và du lịch. Tỷ giá hối đoái thực cũng có thể ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa và dịch vụ, do đó có thể ảnh hưởng đến mức độ lạm phát và tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.
Ai quyết định tỷ giá hối đoái thực?
Tỷ giá hối đoái thực có thể được quyết định bởi Ngân hàng Trung ương của các quốc gia hoặc bởi các thị trường tự do. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tình hình kinh tế, tình hình chính trị và tiền tệ của các quốc gia liên quan.
Tỷ giá hối đoái thực thay đổi như thế nào?
Tỷ giá hối đoái thực thường thay đổi mỗi ngày và tùy thuộc vào các yếu tố kinh tế và chính trị trong và ngoài nước bao gồm thị trường chứng khoán, lãi suất, tăng trưởng kinh tế, tình hình chính trị, chiến tranh và các sự kiện toàn cầu khác.
Có thể thấy tỷ giá hối đoái thực có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc đến quan hệ kinh tế đối ngoại, cán cân thanh toán, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp. Việc hiểu rõ cơ chế hoạt động cũng như vai trò của tỷ giá hối đoái thực sẽ giúp đưa ra nhiều giải pháp ổn định nền kinh tế.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất