avatart

khach

icon

Tính lãi suất vay ngân hàng như thế nào?

Kiến thức vay vốn

- 16/07/2019

0

Kiến thức vay vốn

16/07/2019

0

Để chọn một hình thức tính lãi suất cho phù hợp với khoản vay, trước khi vay tiền ngân hàng bạn cần nghiên cứu, tìm hiểu và nhờ nhân viên tư vấn kỹ lưỡng, rõ ràng. Với cùng một khoản vay và thời hạn vay, lãi suất ngân hàng được tính như thế nào? Công thức tính lãi suất vay ngân hàng theo tháng dành cho cá nhân vay tín chấp tiêu dùng giúp giải quyết vấn đề tài chính một cách dễ dàng.

Mục lục [Ẩn]

Để có thêm tiền đầu tư kinh doanh hay những công việc lớn khác, nhiều người chọn lựa phương án vay vốn ngân hàng. Có rất nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề này như cách tính lãi suất vay trả góp, công thức tính lãi suất vay tín chấp ngân hàng theo tháng hoặc tiền lãi trả hàng tháng ra sao.

Bạn đã biết cách tính lãi suất vay tín chấp ngân hàng hiện nay?

Cách tính lãi suất vay ngân hàng trả góp

Cách tính lãi suất vay ngân hàng trả góp

Người đi vay cần được trang bị những kiến thức cơ bản về cách tính lãi suất vay ngân hàng hiện nay. Để giúp khách hàng có được quyết định vay vốn phù hợp nhất, chúng tôi sẽ chia sẻ 2 công thức tính lãi phổ biến nhất qua bài viết dưới đây.

  • Phương thức tính lãi trên dư nợ gốc
  • Phương thức tính lãi trên dư nợ giảm dần

Lãi suất tính trên dư nợ gốc

Lãi suất trên dư nợ gốc là lãi tính trên số tiền bạn vay ban đầu trong suốt thời gian vay.

Ví dụ: Bạn đi vay 50.000.000đ, trong thời hạn 1 năm (12 tháng). Trong suốt 12 tháng, lãi suất luôn được tính trên số tiền nợ gốc là 50.000.000đ.

Lãi suất tính trên dư nợ giảm dần

Lãi suất tính trên dư nợ giảm dần là lãi chỉ tính trên số tiền bạn còn nợ, sau khi đã trừ ra số tiền nợ gốc bạn trả hàng tháng trước đó. Trong nguyên tắc này, lãi suất ngân hàng được tính như thế nào

Ví dụ: Bạn đi vay 50.000.000đ, trong thời hạn 1 năm (12 tháng)

– Tháng đầu tiên, lãi suất được tính trên 50.000.000đ. Bạn trả bớt nợ gốc 10.000.000đ.

– Tháng thứ hai, lãi suất sẽ chỉ tính trên 40.000.000đ. Bạn trả bớt nợ gốc thêm 10.000.000đ.

– Tháng thứ 3, lãi suất sẽ chỉ tính trên 30.000.000đ…Các tháng tiếp theo sẽ lãi sẽ được tính tiếp tục tương tự theo cách thức này.

Cách tính lãi suất nào có lợi cho người đi vay?

Theo nguyên tắc tính lãi trên dư nợ gốc hay tính lãi trên dư nợ giảm dần thì tổng giá trị khoản tiền lãi trong thời hạn vay mà khách hàng phải trả hoàn toàn bằng nhau. Mặc dù mức lãi suất theo hai nguyên tắc này khác nhau.

Xem thêm: So sánh lãi suất ngân hàng hiện nay.

Công thức tính lãi suất vay ngân hàng theo tháng

1. Xác định rõ số tiền cần vay

Ngân hàng cho bạn vay tối đa 80% giá trị xe.

Ví dụ: Bạn có nhu cầu được ngân hàng tài trợ tối đa để mua chiếc Honda City 604 triệu. Như vậy, số tiền tối đa quý khách hàng được tài trợ sẽ căn cứ giá xe trên HĐMB = 80% x 604 = 483,2 triệu. Ngân hàng không tính số lẻ nên số tiền được tài trợ sẽ làm tròn xuống là 483 triệu (79,96%).

2. Xác định thời gian vay

Thời gian vay càng dài thì số tiền bạn trả hàng tháng cho khoản vay mua ô tô sẽ ít lại. Như vậy tùy theo khả năng trả nợ mỗi tháng của bạn là tối đa bao nhiêu, bạn hãy cho nhân viên ngân hàng biết, họ sẽ tính toán và cho bạn biết bạn nên trả trong bao lâu thì phù hợp.

Ví dụ: Bạn có nhu cầu vay mua Honda City 604 triệu.. Thu nhập hàng tháng của bạn là 15 triệu đồng. => Bạn nên vay 72 tháng.

3. Xác định gói lãi suất vay ngân hàng

Ngân hàng sẽ có nhiều gói lãi suất vay khác nhau. Lựa chọn gói lãi suất nào thì quý khách hàng hãy liên hệ với chuyên viên để nhận tư vấn.

Tìm hiểu ngay: Cách tính lãi suất vay ngân hàng theo năm, tháng.

Xác định gói lãi suất vay ngân hàng

Ví dụ: Bạn có nhu cầu vay mua Honda City, bạn muốn trả trước hạn, tức là nếu bạn trúng số có nhiều tiền, bạn sẽ tất toán khoản vay trước thời hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng. Ngân hàng chọn cho bạn gói lãi suất 8,8%/năm cố định trong 18 tháng đầu; sau 18 tháng lãi suất vay ngân hàng là 10,5%/năm. Trong năm, nếu bạn có nhu cầu trả trước hạn, phí phạt chỉ 1% và có thể trình giảm phí phạt cho bạn.

4. Số tiền lãi tháng đầu tiên cho khoản vay

Để đơn giản, chúng ta sẽ chia làm 2 phần trong nghĩa vụ trả nợ.

Số nợ gốc: chia đều cho thời gian vay

Ví dụ: Bạn có nhu cầu vay 483 triệu trong 72 tháng. Số tiền gốc phải trả cố định hàng tháng = 483.000.000 đồng/ 72 tháng = 6.708.333 đồng/ tháng.

Số tiền gốc này sẽ cố định cho đến hết khoảng thời gian vay.

Số tiền lãi phải trả: bằng Số dư nợ x Lãi suất vay/ 12 tháng/ 30 ngày x Số ngày thực tế

Ví dụ: Ngày 15/03/2016, khách hàng giải ngân hồ sơ VAY MUA Ô TÔ 483 triệu với gói lãi suất ưu đãi lựa chọn là 8,8%/năm trong 18 tháng đầu.

Ngân hàng chốt sao kê ngày 26 hàng tháng.

Số tiền lãi phải trả tháng đầu tiên (vào ngày 26/03/2016) = 483.000.000 đồng x 8,8%/12 tháng /30 ngày x 11 ngày = 1.298.733 đồng.

5. Tiền phải trả các tháng tiếp theo cho khoản vay

Tiền nợ tháng thứ 2 sẽ được tính bằng hiệu số của Dư nợ gốc trừ cho số tiền nợ gốc đã trả trong tháng đầu tiên.

Công thức: Dư nợ tháng thứ 2 = Dư nợ gốc – Dư nợ gốc đã trả tháng đầu tiên

Những tháng về sau thì số tiền phải trả sẽ được tính như sau:

Dư nợ tháng thứ n = (Dư nợ gốc)/(Thời gian vay) + [ Dư nợ vay tháng (n-1) x Lãi suất vay ngân hàng]

Với Dư nợ tháng thứ (n-1) được tính như sau: Dư nợ tháng thứ (n-1) = Dư nợ vay – [ Dư nợ gốc trả hàng tháng x (n-1)]

Ví dụ: Ngày 15/03/2016, khách hàng giải ngân hồ sơ vay mua ô tô 483 triệu – thời hạn vay 72 tháng với gói lãi suất ưu đãi lựa chọn là 8,8%/năm trong 18 tháng đầu.

Ngân hàng chốt sao kê ngày 26 hàng tháng.

Xem ngay: Cách tính lãi suất vay đơn giản và nhanh nhất hiện nay.

Tháng đầu tiên (vào ngày 26/03/2016)

Số tiền gốc phải trả = 483.000.000 đồng / 72 = 6.708.333 đồng

Số tiền lãi phải trả tháng đầu tiên ( vào ngày 26/03/2016) = 483.000.000 đồng x 8,8%/12 tháng /30 ngày x 11 ngày = 1.298.733 đồng

Tổng số tiền phải trả nợ của tháng đầu tiên cho ngân hàng = 6.708.333 + 1.298.733 = 8.007.066 đồng

Tháng thứ hai

Số tiền gốc đã trả tháng đầu tiên: 6.708.333 đồng

Dư nợ tháng thứ 2 = 483.000.000 – 6.708.333 = 476.291.667 đồng

Số tiền lãi phải trả tháng thứ 2 ( vào ngày 26/04/2016) = 476.291.667 x 8,8%/12 tháng /30 ngày x 31 ngày = 3.609.232 đồng

Tổng số tiền phải trả nợ của tháng thứ 2 cho ngân hàng = 6.708.333 + 3.609.232 = 10.317.565 đồng.

Tháng thứ ba

Số tiền gốc đã trả tháng đầu tiên và tháng thứ 2: 13.416.667 đồng

Dư nợ tháng thứ 3 = 483.000.000 – 13.416.667 = 469.583.333 đồng

Số tiền lãi phải trả tháng thứ 3 ( vào ngày 26/05/2016) = 469.583.333 x 8,8%/12 tháng /30 ngày x 30 ngày = 3.443.611 đồng

Tổng số tiền phải trả nợ của tháng thứ 3 cho ngân hàng = 6.708.333 + 3.443.611 = 10.151.944 đồng

Hiện nay, lãi suất ngân hàng đang ở mức thấp nên có rất nhiều người đã nghĩ đến phương thức vay vốn ngân hàng để đầu tư, kinh doanh, buôn bán ....Ngân hàng cũng đang có rất nhiều gói cho vay để hỗ trợ cho khách hàng với mức ưu đãi và lãi suất khác nhau. Vay tiêu dùng, khi được sử dụng đúng đắn và hợp lý sẽ là giải pháp tuyệt vời cho cuộc sống của bạn thêm tiện nghi, hiện đại.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn vay tín chấp

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH LÃI SUẤT VAY VỐN

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *