Cách tính lãi vay ngân hàng đơn giản và nhanh nhất hiện nay
Mục lục [Ẩn]
Khi bạn cần vay tiền tại các ngân hàng thì việc đầu tiên bạn thường làm là tìm hiểu về lãi suất của gói vay. Dù với bất kỳ tên gọi nào của sản phẩm tín dụng mà bạn định vay thì luôn có công thức tính lãi chung cho các gói vay trả góp này. Hãy cùng tìm hiểu về lãi suất cho vay và cách tính lãi suất vay ngân hàng ngay sau đây.
Tìm hiểu lãi suất vay ngân hàng
Lãi suất vay ngân hàng là số phần trăm mà người đi vay phải trả cho ngân hàng khi sử dụng vốn của ngân hàng đó.
Hay hiểu một cách đơn giản là khi bạn vay ngân hàng một số tiền nào đó để phục vụ cho mục đích cá nhân của mình, ngoài số tiền ban đầu đã vay thì bạn phải trả thêm 1 khoản tiền nữa được tính trên % số tiền đã vay trước đó. Sự chênh lệch giữa số tiền ban đầu và số tiền phải trả được gọi là tiền lãi.
Phân loại lãi suất cho vay
Theo tính chất lãi vay
- Lãi suất cố định là mức lãi suất cụ thể được ấn định trong một thời kỳ được nêu cụ thể trong hợp đồng vay vốn, khế ước nhận nợ. Lãi suất có thể được cố định trong suốt thời hạn vay.
- Lãi suất thả nổi là lãi suất cho vay được điều chỉnh theo định kỳ, mức điều chỉnh và kỳ hạn điều chỉnh lãi suất sẽ theo thỏa thuận giữa người vay và ngân hàng. Kỳ hạn điều chỉnh lãi suất là 3 tháng/lần, 6 tháng/lần hoặc có thể 12 tháng/lần.
- Lãi suất hỗn hợp là bao gồm lãi suất cố định được áp dụng trong một khoản thời gian đã thỏa thuận, sau đó lãi suất thả nổi.
Phân loại theo thời gian vay vốn
- Lãi suất vay dài hạn: Là khoản lãi suất có thời hạn cho vay từ 5 năm trở lên. Khoản vay này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro đối với cả ngân hàng và người vay khi thị trường biến động liên tục.
- Lãi suất vay trung hạn: Là khoản lãi suất có thời hạn cho vay từ 1 đến 5 năm, tùy vào nhu cầu vay vốn của từng khách hàng.
- Lãi suất vay ngắn hạn: Là khoản lãi suất có thời hạn cho vay từ 3 tháng - 1 năm.
Lãi suất cho vay là yếu tố được khách hàng quan tâm hàng đầu
Cách tính lãi suất cho vay
Tính trên dư nợ gốc ban đầu
Là cách thức tính lãi theo đó tiền lãi được tính theo Dư nợ gốc không thay đổi mỗi tháng. Cách này có thể được hiểu đơn giản là dù gốc có giảm nhưng lãi vẫn giữ nguyên cho đến cuối kỳ.
Cách tính này thường áp dụng ở các khoản vay vốn tín chấp không thế chấp tài sản với giá trị khoản vay thấp, phục vụ cho các mục đích mua sắm thông thường như mua tivi, tủ lạnh, xe máy, điện thoại…tại các công ty tài chính. Riêng với các ngân hàng thương mại, giá trị khoản vay lớn thường không áp dụng cách thức tính lãi này.
Công thức tính lãi suất vay được tính như sau:
Số tiền bạn phải trả hàng tháng = Dư nợ gốc * lãi suất năm/thời gian vay |
Lãi suất ngắn hạn
Ví dụ:
Vay 10.000.000 VNĐ, lãi 12% trong 12 tháng.
- Số tiền lãi phải trả hàng tháng là: 10.000.000 * 12%/12 = 100.000 (VND).
- Số tiền phải trả hàng tháng: 10.000.000/12= 833.333 VND
Như vậy, với khoản vay này thì trong suốt thời hạn vay 12 tháng bạn phải trả mỗi tháng là 933.333 VND.
Lãi suất dài hạn
Ví dụ:
Vay 10.000.000 VNĐ, lãi 12% trong 60 tháng.
- Số tiền lãi phải trả hàng tháng là: 10.000.000 * 12%/60 = 20.000 (VND).
- Số tiền phải trả hàng tháng: 10.000.000/60= 166.667 VND
Như vậy, với khoản vay này thì trong suốt thời hạn vay 60 tháng bạn phải trả mỗi tháng là 186.667 VND
Giải mọi thắc mắc nhanh và miễn phí!!!
Lãi suất cho vay tại ngân hàng có 2 cách tính phổ biến hiện nay
Tính trên dư nợ gốc giảm dần
Theo cách tính lãi vay ngân hàng này thì lãi chỉ tính trên số tiền bạn còn nợ (sau khi đã trừ ra số tiền nợ gốc bạn trả hàng tháng trước đó). Đây là cách tính phổ biến của các ngân hàng thương mại cho các nhu cầu vay từ vay tiêu dùng đến vay sản xuất kinh doanh với hình thức thế chấp tài sản.
Công thức tính lãi suất vay được xác định như sau:
Tiền gốc hàng tháng = Số tiền vay/Số tháng vay Tiền lãi tháng đầu = Số tiền vay * Lãi suất vay theo tháng Tiền lãi các tháng tiếp theo = Số tiền gốc còn lại * Lãi suất vay |
Khi đến tháng kế tiếp, số tiền gốc đã được trừ đi các tháng trước đó. Và tiền lãi khách hàng phải trả được tính trên số gốc còn lại, trong đó, lãi suất vay theo tháng bằng lãi suất năm/12 tháng.
Ví dụ:
Vay 10.000.000 VND, lãi 12% trong 12 tháng.
- Lãi hàng tháng = 12%/12 = 0,01%
- Tháng đầu tiên phải trả:
- Tiền gốc hàng tháng = 10.000.000/12 tháng = 833.000 VND.
- Tiền lãi tháng đầu = 10.000.000 * 0,01 = 100.000 VND.
- Tổng lãi + gốc phải trả = 833.000 + 100.000 = 933.000 VND.
- Tháng thứ hai phải trả:
- Tiền lãi tháng 2 = (10.000.000 – 933.000) * 0,01 = 90.670
- Tiền gốc tháng 2 = 10.000.000/12 tháng =833,000 VND
- Tổng lãi + gốc phải trả trong tháng thứ 2 = 90.670 + 833.000 = 923.670 VND (giảm gần 10.000 VND so với tháng đầu).
- Các tháng tiếp theo cũng áp dụng theo công thức này.
Tuy nhiên, có một thực tế là mức lãi suất ngân hàng ký kết với khách hàng trong hợp đồng vay vốn có thể không cố định trong suốt thời gian vay, đồng nghĩa với việc có thể khách hàng sẽ chịu thêm chi phí phát sinh nếu mức lãi suất điều chỉnh tăng. Chính vì vậy để tránh thiệt hại không lường trước, khách hàng cần tìm hiểu kỹ cách tính lãi suất vay ngân hàng khi quyết định vay.
Bảng lãi suất của 1 số ngân hàng hiện tại
Dưới đây là lãi suất vay tại 1 số ngân hàng lớn:
Tên ngân hàng | Lãi suất vay (%/năm) | |
Vay tín chấp | Vay thế chấp | |
Vietcombank | 10,8 - 14,4 | 8,1 |
Vietinbank | 9,6 | 7,7 |
VIB | 17 | 8,2 |
VPBank | 14 | 9,5 |
ACB | 27 | 7,5 - 9,0 |
Sacombank | 9,5 | Từ 8,5 |
BIDV | 9 | 7,5 |
TPBank | 19,2 | 8,9 |
Như vậy, trước khi vay vốn ngân hàng các bạn cần nghiên cứu thật kỹ mọi điều khoản trong hợp đồng tín dụng, cách tính lãi suất hiện nay tại các ngân hàng để có quyết định vay vốn hiệu quả.
Giải mọi thắc mắc nhanh và miễn phí!!!
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất