avatart

khach

icon

Thông tin trái phiếu ngân hàng SCB nhà đầu tư nên biết

Chứng khoán

- 14/07/2021

0

Chứng khoán

14/07/2021

0

Hiện nay, SCB được xem là một trong những ngân hàng có hoạt động tích cực nhất trên thị trường kinh doanh trái phiếu. Mời bạn cùng tìm hiểu các thông tin cơ bản về trái phiếu ngân hàng SCB dưới đây để có hướng đầu tư phù hợp.

Mục lục [Ẩn]

Trái phiếu ngân hàng SCB là gì?

Trái phiếu ngân hàng SCB là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của SCB phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định.

Mục đích SCB phát hành trái phiếu

- Bổ sung nguồn vốn huy động phục vụ hoạt động phát triển kinh doanh, đặc biệt là đầu tư tín dụng trung và dài hạn, tạo bước đệm chủ động trong việc thực hiện lộ trình tăng vốn điều lệ của SCB.

- Huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu chuyển đổi chủ yếu tập trung vào các đối tượng cá nhân và một phần là các tổ chức kinh tế giúp SCB cải thiện cơ cấu huy động vốn, tạo sự tăng trưởng bền vững trong tổng cơ cấu nguồn vốn hoạt động của SCB

- Mức lãi suất phát hành tương đối thấp, phù hợp với tính chất “lưỡng tính” của loại hình trái phiếu chuyển đổi, tạo điều kiện cho SCB giảm chi phí đầu vào và tăng thêm nguồn vốn trung dài hạn để mở rộng các hoạt động đầu tư tín dụng trung và dài hạn

Trái phiếu chuyển đổi ngân hàng SCB

Trái phiếu chuyển đổi ngân hàng SCB

Đặc điểm trái phiếu SCB

- Trái phiếu SCB có tính chất “lưỡng tĩnh”, trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông khi đáo hạn

- Trái phiếu SCB được chuyển nhượng, cho tặng, để lại thừa kế, chiết khấu và cầm cố trong quan hệ tín dụng tại các Tổ chức tín dụng được phép nhận chiết khấu, cầm cố ngoại trừ SCB

- Trái phiếu SCB có tính ổn định, ít rủi ro

Xem thêm: Như thế nào là đầu tư trái phiếu?

Đăng ký ngay để được giải đáp các thắc mắc về trái phiếu.

Đăng ký ngay

Thông tin phát hành trái phiếu SCB

Các đợt phát hành

- Đợt phát hành trái phiếu năm 2006 (1.000 tỷ đồng mệnh giá), chuyển đổi tại thời điểm 01/12/2007, tỷ lệ chuyển đổi là 1:1 (cả gốc lẫn lãi của bất kỳ mệnh giá trái phiếu nào đều chuyển đổi thành 1 cổ phiếu mệnh giá 1 triệu đồng)

- Đợt phát hành trái phiếu năm 2006 (1.400 tỷ đồng mệnh giá), chuyển đổi sau 13 tháng kể từ ngày phát hành (31/12/2017)

- Đợt phát hành trái phiếu năm 2009 với 1.000 tỷ đồng mệnh giá phát hành ngày 10/08/2009 và đáo hạn vào ngày 10/09/2010.

Thông tin đợt phát hành tháng 8/2009

SCB phát hành trái phiếu khi thiếu vốn cho các hoạt động kinh doanh của mình. Do đó, không phải năm nào SCB cũng phát hành trái phiếu. Đợt phát hành trái phiếu gần đây nhất của SCB là ngày 10/08/2009 và ngày đáo hạn là 10/09/2010. Mời bạn tham khảo thông tin về đợt phát hành trái phiếu này dưới đây:

STT Nội dung Thông tin
1

Tổ chức phát hành

Ngân hàng TMCP Sài Gòn
2

Tên trái phiếu

Trái phiếu chuyển đổi Ngân hàng TMCP Sài Gòn
3

Thời gian phát hành

10/08/2009
4

Khối lượng

1.000 tỷ đồng
5

Kỳ hạn

13 tháng
6

Hình thức

Ghi sổ có ghi danh
7

Loại trái phiếu

Trái phiếu chuyển đổi (Trái phiếu sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông sau kỳ hạn 13 tháng kể từ ngày phát hành)
8

Tỷ lệ chuyển đổi

1:1 (Tổng vốn và lãi của 01 trái phiếu chuyển đổi của bất kỳ loại mệnh giá nào cũng được chuyển đổi thành 01 cổ phiếu mệnh giá 1.000.000 đồng nếu chủ sở hữu tuân thủ các điều kiện quy định của đợt phát hành này)
9

Mệnh giá trái phiếu

Trái phiếu chuyển đổi của SCB được phát hành theo hình thức trái phiếu ghi danh với 3 loại mệnh giá dành cho 3 đối tượng khác nhau.

- Loại 1 mệnh giá 1.200.000 đồng/trái phiếu được phát hành cho các cổ đông hiện hữu

- Loại 2 mệnh giá 1.500.000 đồng/trái phiếu được phát hành cho cán bộ nhân viên SCB

- Loại 3 có mệnh giá 3.000.000 đồng/trái phiếu được phát hành bán ra bên ngoài.

Riêng đối tượng bên ngoài, SCB ưu tiên cho khách hàng gửi tiết kiệm tại SCB có số dư ổn định từ 5 tỷ đồng và được duy trì trong 3 năm tính đến ngày được chốt danh sách đối tượng được mua trái phiếu chuyển đổi.
10

Giá phát hành

100% mệnh giá trái phiếu
11

Lãi suất

8,5%/13 tháng (Tổng gốc và lãi sẽ được chuyển thành cổ phiếu theo tỷ lệ xác định khi đáo hạn)
12

Hình thức trả lãi

Trả lãi cuối kỳ

3. Đặc điểm trái phiếu SCB

  • Trái phiếu SCB có tính chất “lưỡng tĩnh”, trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông khi đáo hạn
  • Trái phiếu SCB được chuyển nhượng, cho tặng, để lại thừa kế, chiết khấu và cầm cố trong quan hệ tín dụng tại các Tổ chức tín dụng được phép nhận chiết khấu, cầm cố ngoại trừ SCB
  • Trái phiếu SCB có tính ổn định, ít rủi ro.

Trái phiếu SCB có an toàn không?

Trái phiếu SCB được phát hành bởi ngân hàng TMCP Sài Gòn, một trong những ngân hàng uy tín thuộc top 5 ngân hàng cổ phần lớn nhất tại Việt Nam. SCB ngày càng khẳng định uy tín và vị thế của mình trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt, SCB là ngân hàng TMCP đầu tiên ở Việt Nam được phát hành trái phiếu chuyển đổi.

Ngoài ra, trái phiếu ngân hàng SCB ra đời với mục tiêu đem lại lợi nhuận dài hạn thông qua tăng trưởng vốn gốc và thu nhập bằng cách đầu tư chủ yếu vào các tài sản có thu nhập cố định và chất lượng tín dụng tốt. Chiến lược đầu tư của Quỹ trái phiếu SCB là đầu tư vào trái phiếu Chính phủ hoặc trái phiếu doanh nghiệp lớn hoặc được các ngân hàng uy tín bảo lãnh sẽ phù hợp với những nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro thấp hơn.

Do đó, trái phiếu SCB là kênh đầu tư an toàn với lãi suất ưu đãi mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn để đầu tư.

Có nên mua trái phiếu ngân hàng khi thị trường biến động?

Trái phiếu ngân hàng SCB an toàn cho các nhà đầu tư

Trái phiếu ngân hàng SCB an toàn cho các nhà đầu tư

Trái phiếu ngân hàng SCB là một trong những kênh đầu tư hấp dẫn nhiều nhà đầu tư hiện nay. Bạn cần nắm bắt các thông tin về loại trái phiếu này để phục vụ cho việc ra quyết định đầu tư hiệu quả. Ngoài trái phiếu SCB, trái phiếu ngân hàng Vietcombank, Agribank... cũng được rất nhiều nhà đầu tư ưa thích.

Nếu bạn còn những thắc mắc về trái phiếu, hãy đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí.

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *