Quy định về chữ ký trên hợp đồng bảo hiểm như thế nào?
Mục lục [Ẩn]
Hiện nay có một số thông tin cho rằng khách hàng sẽ không được trả bảo hiểm vì chữ ký “có vấn đề”. Vậy theo quy định của pháp luật thì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không có chữ ký và dấu đóng của người đại diện có hợp pháp không? Bài viết này sẽ cung cấp cho khách hàng những thông tin quy định về chữ ký trên hợp đồng bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm không có chữ ký người đại diện
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chỉ đóng dấu treo và dấu giáp lai, không có chữ ký của người đại diện bên công ty thì có giá trị pháp lý không? Đây là thắc mắc của nhiều khách hàng khi tham gia. Theo quy định tại Điều 44 Luật doanh nghiệp 2014 về con dấu doanh nghiệp:
“Điều 44. Con dấu của doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:
a) Tên doanh nghiệp;
b) Mã số doanh nghiệp.
2. Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.
4. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.
Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm cần phải đảm bảo những điều như sau:
+ Hình thức của hợp đồng bảo hiểm được quy định theo Điều 57 của Bộ luật dân sự năm 2005, cụ thể:
“Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Giấy yêu cầu bảo hiểm có chữ ký của bên mua bảo hiểm là bộ phận không tách rời của hợp đồng bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng bảo hiểm.”
+ Điều 13 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định về nội dung của hợp đồng bảo hiểm như sau:
“1. Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;
b) Đối tượng bảo hiểm;
c) Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;
d) Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;
đ) Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;
e) Thời hạn bảo hiểm;
g) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
h) Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;
i) Các quy định giải quyết tranh chấp;
k) Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.
2. Ngoài những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, hợp đồng bảo hiểm có thể có các nội dung khác do các bên thỏa thuận.”
+ Điều 14 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) cũng quy định về Hình thức hợp đồng bảo hiểm:
“Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản.
Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định.”
Hiện nay không có quy định cụ thể nào chỉ rõ một hợp đồng bảo hiểm không được đóng dấu của người đại diện thì hợp đồng có giá trị pháp lý không? Tuy nhiên, để hợp đồng bảo hiểm có giá trị thì bắt buộc phải có chữ ký của người đại diện công ty, vì họ có trách nhiệm đảm bảo lợi ích doanh nghiệp khi ký kết hợp đồng và phải chịu trách nhiệm nếu có sai sót xảy ra.
Nếu chữ ký là dấu khắc hoặc chữ ký photo sẽ không phải là bằng chứng đảm bảo giao dịch đó do người đại diện công ty bảo hiểm trực tiếp xác nhận và văn bản hợp đồng đó sẽ không có hiệu lực.
Hợp đồng bảo hiểm không có chữ ký người đại diện
Những lưu ý về ký chữ ký trong hợp đồng bảo hiểm
+ Nếu vô tình để người khác ký vào giấy yêu cầu bảo hiểm thì hợp đồng đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật, các công ty bảo hiểm sẽ không có nghĩa vụ phải trả lại tiền bảo hiểm đã nộp.
+ Theo quy định chung, với chữ ký in có con dấu đỏ được cho là hợp lệ. Thêm vào đó, hiện nay không chỉ các công ty bảo hiểm mà các công ty thuộc nhiều lĩnh vực khác cũng đang áp dụng hình thức này.
+ Khi ký kết hợp đồng thường được ký ít nhất từ 03 bản trở lên để giúp đảm bảo quyền lợi cho các bên.
Những lưu ý về ký chữ ký trong hợp đồng bảo hiểm
Bài viết này đã giải đáp thắc mắc của khách hàng về quy định chữ ký trên hợp đồng bảo hiểm. Theo quy định thì hợp đồng bảo hiểm không nhất thiết phải bắt buộc có chữ ký và dấu đỏ của bên công ty bảo hiểm.
Giải đáp thắc mắc và tư vấn MIỄN PHÍ!!
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất