avatart

khach

icon

Những cách tiết kiệm tiền khi nuôi con nhỏ giúp các mẹ bỉm sữa có thể áp dụng

Tiết kiệm

- 02/11/2021

0

Tiết kiệm

02/11/2021

0

Làm sao để có thể tiết kiệm chi phí khi nuôi con nhỏ đây là vấn đề khiến nhiều bà mẹ bỉm sữa quan tâm. Dưới đây là một số phương pháp tiết kiệm tiền nuôi con đơn giản để các cha mẹ có thể áp dụng.

Mục lục [Ẩn]

Con cái là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, khi có con mọi thứ sẽ thay đổi khá nhiều từ cuộc sống đến việc quản lý chi tiêu gia đình… bởi có quá nhiều thứ phải lo khi nuôi con nhỏ. Nếu bạn đang lo lắng về vấn đề tiết kiệm khi nuôi con nhỏ, hãy thử áp dụng những mẹo đơn giản dưới đây, chắc chắn nó sẽ không làm bạn thất vọng.

Hãy thanh toán xong các khoản nợ trước khi sinh con?

Tiết kiệm tiền khi nuôi con nhỏ

Tiết kiệm tiền khi nuôi con nhỏ

Một trong những cách đơn giản nhất để bạn không phải suy nghĩ về tiền đó là thanh toán các khoản nợ trước khi sinh con. Bởi sau khi sinh con xong, bạn ít nhất sẽ phải nghỉ 6 tháng không lương, bên cạnh đó khi có con bạn sẽ phải lo lắng nhiều thứ hơn khi sống 2 vợ chồng.

Chẳng hạn, bình thường bạn chỉ trích 10% lương để trả nợ, thì đợt tới hãy cố gắng tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu không cần thiết để nâng khoản trả nợ lên 30-35% có như vậy bạn mới nhanh hoàn thành việc trả nợ của mình. Sau khi hết nợ, bạn sẽ thất thoải mái hơn và nuôi con hiệu quả hơn.

Lựa chọn bỉm/tã giấy ưu đãi

Bỉm, tã là những thứ không thể thiếu khi nuôi con nhỏ. Bạn sẽ tốn một khoản kha khá chi phí vào những thứ này. Vậy nên khi lựa chọn mua bỉm thay vì mua hàng nguyên giá thì bạn có thể tìm hiểu những cửa hàng đang có các chương trình khuyến mại, giảm giá để có thể mua được sản phẩm với giá phải chăng.

Bên cạnh đó, giá sản phẩm bỉm/tã cũng tùy từng nhãn hiệu có chất lượng khác nhau. Vậy nên, nếu có thể bạn có thể mua dùng thử tất cả các loại bỉm từ giá thành thấp đến cao. Sau đó lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với con bạn. Hoặc khi nào nhãn hiệu nào giảm giá, mẹ chuyển sang dùng nhãn hiệu đó. Tháng sau, nhãn hiệu khác giảm giá – lại thay đổi lựa chọn.

Tận dụng đi xin các đồ dùng lại

Cách nuôi con tiết kiệm mà hiệu quả

Cách nuôi con tiết kiệm mà hiệu quả

Trẻ con thường lớn khá nhanh. Trung bình trong năm đầu đời, mỗi tháng bé có thể tăng từ 5 lạng đến hơn 1 kg. Do vậy cha mẹ thay vì mua những bộ “cánh” mới lộng lẫy hay những đồ dùng như máy hút sữa, xe đẩy… thì hãy hỏi người thân bạn bè đã từng có con nhỏ có thể cho hoặc mượn lại để sử dụng.

Với cách này bạn có thể tiết kiệm được kha khá khoản chi tiêu mua sắm cho trẻ những năm đầu đời. Nếu những người thân bạn không có dư đồ thì hãy tìm mua ở các cửa hàng bán lẻ những đồ cũ như xe nôi, địu, hay quần áo với giá chiết khấu. Như vậy bạn sẽ thoải mái hơn trong chi tiêu và tiết kiệm được cho con 1 khoản tương lai.

Xin các sản phẩm dùng thử tại phòng khám nhi để trải nghiệm

Hiện nay các phòng khám nhi, bệnh viện nhi thường có những người đứng phát các sản phẩm dùng miễn phí như bỉm, kem hăm, sữa công thức… để giới thiệu sản phẩm đến khách hàng. Vậy tại sao bạn không nhân tiện xin thử những sản phẩm này để về sử dụng và trải nghiệm. Như vậy bạn đã có thể tiết kiệm cho mình một khoản chi phí.

Lựa chọn những sản phẩm đa chức năng

Khi mua sắm đồ cho trẻ, bạn hãy ưu tiên lựa chọn những sản phẩm đa chức năng 2 trong 1 hoặc 3 trong 1 chẳng hạn một cái cũi có thể chuyển đổi thành giường, một chiếc xe đẩy có thể dùng làm ghế… Như vậy bạn đã có thể tiết kiệm một khoản tiền hiệu quả cũng như có thể tiết kiệm không gian trong nhà.

Nên mua sắm vào cuối tháng

Nếu phải mua các món đồ đắt đỏ, hãy mua vào cuối tháng. Rất nhiều cửa hàng có chính sách yêu cầu nhân viên đạt đến một khoản doanh số nào đó vào cuối tháng, vì vậy bạn sẽ mua được với giá tốt hơn, được tư vấn tận tình hơn khi nhân viên bán hàng chịu áp lực cần đạt được hạn mức của họ.

Có thể bạn không được giảm giá, nhưng với một số sản phẩm có giá thành lớn, ví dụ như xe đẩy, hãy yêu cầu quà tặng, thẻ mua hàng (coupon)…

Đó là những mẹo thương lượng thông minh mà các mẹ hoàn toàn có thể vận dụng.

Chuẩn bị sẵn sàng những đồ dùng trong trường hợp cần thiết

Khi có con rồi bạn sẽ hiểu, sẽ có rất nhiều thứ cần chuẩn bị khi trẻ đi ra ngoài như bỉm, sữa, kem dưỡng da cho bé, quần áo để thay, khăn xô, mũ, địu… vậy nên, để tránh tình trạng quên phải mua đồ dùng mới thì bạn có thể chuẩn bị sẵn trong túi đồ hoặc trong túi đựng của mẹ, trên ô tô để có thể sử dụng khi có nhu cầu giúp bạn tiết kiệm hơn cũng như giảm thời gian tìm kiếm.

Tự chế đồ chơi handmade cho con

Tự chế đồ chơi handmade cho con

Tự chế đồ chơi handmade cho con

Cha mẹ có thể tận dụng những đồ dùng không sử dụng để sáng tạo cho con những món đồ dùng, đồ chơi có ý nghĩa thay vì mua mới. Chẳng hạn với những lon sữa con đã sử dụng hết, cha mẹ có thể tạo ra những chiếc xe bập bênh cho con chơi thay vì mua mới khá tốn kém. Ngoài ra, những chiếc lon sữa này còn có thể sử dụng để làm đèn lồng, đèn trang trí, chậu trồng cây… Hãy dành một chút thời gian tham khảo trên mạng Internet để học những cách làm đơn giản này nhé.

Thanh lý lại những món đồ không dùng nữa

Đây là việc làm rất hữu ích được nhiều bà mẹ trẻ áp dụng. Theo đó, nếu được tặng 2 đôi giày giống nhau cùng 1 cỡ, bạn có thể bán lại cho mẹ nào cần. Hoặc nếu mua lon sữa về bé nhà bạn dùng không quen thì bạn cũng có thể rao bán lại trên mạng xã hội để bù thêm tiền mua loại khác thay vì để hư.

Trên đây là cách nuôi con tiết kiệm mà hiệu quả mà bà mẹ bỉm sữa nào cũng có thể áp dụng vô cùng hiệu quả. Tiết kiệm không chỉ giúp việc chi tiêu trở nên có quy cũ hơn mà còn là cách để bạn giúp con bạn có tương lai đầy đủ hơn.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *