avatart

khach

icon

Vợ hay chồng ai là người quản lý chi tiêu trong gia đình?

Tiết kiệm

- 13/11/2021

0

Tiết kiệm

13/11/2021

0

Từ xưa đến nay phụ nữ luôn là người chăm lo cho gia đình, là “tay hòm chìa khóa”. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như vợ đoảng, hay quên, nghiệm mua sắm… Lúc này, các ông chồng lại là người đứng ra đảm nhiệm việc quản lý chi tiêu gia đình. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, nếu đàn ông là người giữ tiền trong gia đình thì sẽ trở nên chi li, keo kiệt mất đi hết sự ga lăng của đàn ông. Vậy đàn ông hay phụ nữ ai nên là người quản lý chi tiêu?

Mục lục [Ẩn]

Trong gia đình vợ hay chồng người nào nên giữ tiền. Vì sao quản lý tài chính lại là nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ trong hôn nhân. Muốn gìn giữ được hạnh phúc gia đình bạn cần có cách quản lý tài chính hiệu quả như sau.

Vợ hay chồng ai là người quản lý chi tiêu trong gia đình?

Trên thực tế không có một câu trả lời chính xác cho vấn đề này. Điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh và suy nghĩ của các cặp vợ chồng. Theo đó, nếu 1 trong 2 người cảm thấy khó khăn trong việc quản lý chi tiêu thì có thể nhờ sự giúp đỡ của người còn lại hoặc chồng bạn có khả năng về quản lý tài chính thì hãy để anh ấy đảm nhận vun vén cho gia đình. Điều quan trọng nhất khi quản lý tài chính không phải là ai là người giữ tiền, mà là cách giữ sao cho hợp lý để cả hai vợ chồng cùng cảm thấy được thoải mái và tôn trọng lẫn nhau, không gặp sự cố.

Giải pháp quản lý tài chính cho gia đình hiện đại

Vợ hay chồng ai là người quản lý chi tiêu trong gia đình

Vợ hay chồng ai là người quản lý chi tiêu trong gia đình

Tiền ai người đó giữ, mỗi người chịu trách nhiệm một khoản

Hiện nay có khá nhiều gia đình lựa chọn giải pháp quản lý tài chính này. Chẳng hạn cả hai cùng đi làm, mỗi người có mỗi lương. Nếu lương chồng cao hơn thì lo tiền học cho con và tiên nhà, còn lương vợ thấp hơn thì sẽ chịu trách nhiệm các khoản chi tiêu trong gia đình như ăn uống. Số tiền còn lại thì được sử dụng cho chi tiêu cá nhân, của ai người đó tiêu, không phải ngửa tay xin mỗi khi cần.

Với giải pháp chi tiêu này, thì có thể thấy hai vợ chồng vẫn đang vun vén cho tổ ấm gia đình và vẫn có thể thoải mái chi tiêu cá nhân mỗi khi cần vẫn có khoản để sử dụng. Ngoài ra, khi cả vợ và chồng đều giữ tiền sẽ tránh tình trạng hình thành thói hư tật xấu khi chỉ 1 người giữ tiền. Chẳng hạn khi mình chồng giữ tiền sẽ dẽ la cà ăn chơi, mua sắm đồ công nghệ quá nhiều hoặc khi vợ giữ tiền có thể mua sắm quá đà hay làm việc quá trớn.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt lợi thì giải pháp này còn có những hạn chế như bạn khó mà kiểm soát được thu nhập của chồng hoặc vợ, bởi ngoài lương cứng nhiều người còn có thêm các khoản thu khác như thưởng, tiền tăng ca… Bên cạnh đó hai vợ chồng mất đi sự giao tiếp và gắn bó trong tình cảm vợ chồng. Vợ chồng không thể sống theo kiểu công nghiệp và có sự phân công công chi tiêu như vậy, bởi ngoài những khoản chi tiêu đó, thì sẽ còn rất nhiều khoản chi tiêu chung để vợ chồng cùng bàn bạc như mua nhà, sắm đồ dùng thiết yếu… Khi hai người không quan tâm thu nhập của nhau sẽ tạo ra sự xa cách, dẫn tới những thói hư, tật xấu của vợ hoặc chồng.

Trích một khoản lương để đóng góp vào khoản chi tiêu chung của gia đình

Cách này cũng tương tự cách trên, nhưng thay vì tách riêng các khoản thì hai vợ chồng sẽ trích tiền lương và góp chung vào một quỹ để sử dụng cho chi tiêu hằng ngày. Với cách này hai vợ chồng sẽ không phải gặp những sự cố cũng như giúp cho cả hai biết được mình đã rút số tiền bao nhiêu, chi tiêu việc gì. Sau mỗi tháng cả hai phải cùng thống kê chi tiêu xem mình đã sử dụng khoản tiền. 

Bên cạnh đó sự minh bạch tài chính sẽ giúp cho hai vợ chồng biết được tổng thu nhập và chi tiêu cho tháng tới sẽ như thế nào. Từ đó hai người cùng có phương án giải quyết để làm sao cho phù hợp nhất.

Làm sao để hai vợ chồng quản lý tài chính gia đình hiệu quả nhất?

Làm sao để chi tiêu hiệu quả trong gia đình

Làm sao để chi tiêu hiệu quả trong gia đình

Theo các chuyên gia, các cặp vợ chồng muốn quản lý tài chính một cách hiệu quả thì có thể áp dụng 7 cách dưới đây.

Công khai thu nhập của nhau

Công khai tài chính của nhau là cách để vợ chồng có thể nắm bắt chính xác tài chính của nhau giúp tin tưởng nhau hơn bởi ngoài lương cứng, nhiều người còn có thêm các khoản phụ cấp tăng ca, thưởng… Vậy nên, khi thành thật thu nhập của nhau sẽ giúp cho hai vợ chồng cùng nhau tích lũy tài chính hiệu quả hơn.

Có một khoản dự phòng

Ngoài khoản tiết kiệm thì các cặp vợ chồng nên có cho mình một khoản dự phòng để sử dụng khi có những sự cố bất ngờ xảy ra như gia đình bị ốm, hay cha mẹ bị bệnh… Khi có một khoản dự phòng sẽ giúp cho khoản chi tiêu của gia đình bạn không bị ảnh hưởng.

Theo dõi ngân sách chi tiêu mỗi ngày

Hằng ngày, sau khi chi tiêu tiền cho một khoản nào đó bạn nên ghi chép nó lại cẩn thận. Việc ghi chép này sẽ giúp cho bạn nắm được chi tiêu của gia đình mình hàng tháng liệu đã phù hợp chưa?

Phân chia các khoản chi tiêu một cách linh hoạt

Trong các khoản chi tiêu hằng ngày như mua sắm thực phẩm, đồ dùng bạn phải linh hoạt theo thị trường. Nếu cứ khư khư cố định trong một khoản chi tiêu nhất định thì rất khó bạn có thể đảm bảo nhu cầu của gia đình.

Tiết kiệm là việc quan trọng

Hãy trích ra khoảng 10-20% thu nhập để làm quỹ tiết kiệm cho tương lai đảm bảo cho tuổi già. Bạn có thể gửi tiết kiệm, mua bảo hiểm hoặc đầu tư chứng khoán tùy vào khoản thu nhập của hai vợ chồng.

Vợ chồng sẽ có khoản chi tiêu riêng

Chồng sẽ có các khoản chi tiêu như cà phê, gặp gỡ bạn bè. Còn vợ sẽ có những khoản chi tiêu dành cho bản thân như mua sắm, làm đẹp… mỗi người cũng phải có một khoản chi tiêu cho bản thân. Khoản chi tiêu này sẽ phải công khai và đồng thuận giữa hai vợ chồng.

Khi có những bất đồng tài chính cần phải giải quyết ngay

Trong cuộc sống hằng ngày không thể tránh khỏi những bất đồng quan điểm giữa hai vợ chồng về các khoản chi tiêu nào đó chưa hợp lý. Vậy nên mỗi khi mâu thuẩn xảy ra bạn cần giải quyết ngay lập tức để tránh phát sinh những vấn đề tiêu cực sau này. 

Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã có được câu trả lời cho việc vợ hay chồng ai nên là người quản lý tài chính. 


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *