avatart

khach

icon

6 nguyên tắc bảo hiểm thương mại mà bạn cần biết

Kiến thức bảo hiểm nhân thọ

- 19/03/2022

0

Kiến thức bảo hiểm nhân thọ

19/03/2022

0

Bảo hiểm thương mại được các doanh nghiệp triển khai với mục đích kinh doanh sinh lời. Vậy các nguyên tắc của bảo hiểm thương mại là gì?

Mục lục [Ẩn]

Bảo hiểm thương mại là gì?

Bảo hiểm thương mại là loại hình bảo hiểm do các doanh nghiệp bảo hiểm triển khai với mục đích sinh lời. Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm và trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Còn bên mua bảo hiểm có trách nhiệm đóng phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn để duy trì hợp đồng bảo hiểm. Phí bảo hiểm cũng là cơ sở để doanh nghiệp bảo hiểm chi trả quyền lợi sau này.

Bảo hiểm thương mại là gì?

Bảo hiểm thương mại là gì?

Các loại hình bảo hiểm thương mại hiện nay

Các loại hình bảo hiểm thương mại hiện nay bao gồm:

- Bảo hiểm tài sản: Bảo hiểm tài sản được triển khai để bồi thường thiệt hại cho những tổn thất về tài sản của người được bảo hiểm khi gặp phải các rủi ro như cháy nổ, mất cắp, hỏng hóc… Các loại bảo hiểm tài sản bao gồm:

  • Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại
  • Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không
  • Bảo hiểm hàng không
  • Bảo hiểm xe cơ giới
  • Bảo hiểm cháy, nổ…

- Bảo hiểm con người: Đối tượng của bảo hiểm con người là sức khỏe, thân thể, tính mạng con người. Bảo hiểm con người bao gồm bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe. Trong đó:

- Các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ bao gồm:

  • Bảo hiểm trọn đời
  • Bảo hiểm sinh kỳ
  • Bảo hiểm tử kỳ
  • Bảo hiểm hỗn hợp...

- Các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe bao gồm:

  • Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe
  • Bảo hiểm tai nạn con người
  • Bảo hiểm y tế

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm trách nhiệm dân sự chính là trách nhiệm hoặc nghĩa vụ bồi thường. Các sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự là:

  • Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự xe máy
  • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
  • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hành khách trên xe

Xem thêm thông tin chi tiết trong bài viết: Tổng hợp các loại hình bảo hiểm thương mại hiện nay

Các loại hình bảo hiểm thương mại

Các loại hình bảo hiểm thương mại

6 nguyên tắc trong bảo hiểm thương mại

Các nguyên tắc trong bảo hiểm thương mại, bao gồm:

Nguyên tắc trung thực tuyệt đối

- Bên mua bảo hiểm: Có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm. Đó là cơ sở để doanh nghiệp bảo hiểm tính phí bảo hiểm và đưa đưa ra quyết định chấp thuận hoặc từ chối bảo hiểm.

Căn cứ Khoản 2, Điều 19, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm có một trong những hành vi sau đây:

  • Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường
  • Không thực hiện các nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bảo hiểm về những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Như vậy, nếu bên mua bảo hiểm cố ý kê khai thông tin sai sự thật thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và không phải chi trả quyền lợi bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng.

- Đối với doanh nghiệp bảo hiểm: Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm:

  • Cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm
  • Giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm
  • Giữ bí mật về thông tin do bên mua bảo hiểm cung cấp.

Tại Khoản 3, Điều 19, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 có nêu rõ:

“3. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sự thật”.

Nguyên tắc số đông bù số ít

Hoạt động của bảo hiểm thương mại đều dựa theo nguyên tắc số đông bù số ít. Nguyên tắc số đông bù số ít trong bảo hiểm được hiểu là: Trong cộng đồng thì nhiều người có cùng rủi ro sẽ cùng nhau đóng góp vào quỹ dự phòng tài chính do doanh nghiệp bảo hiểm quản lý nhằm chia sẻ và hỗ trợ tài chính cho những người không may mắn trong số đó. Khoản hỗ trợ kịp thời sẽ giúp những người không may khắc phục sự cố, giảm tối đa tổn thất và sớm ổn định cuộc sống.

Nguyên tắc số đông bù số ít trong bảo hiểm thương mại

Nguyên tắc số đông bù số ít trong bảo hiểm thương mại

Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm

Căn cứ Khoản 9, Điều 3, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 thì quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản, quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm. Quyền lợi có thể được bảo hiểm trong mỗi loại bảo hiểm là khác nhau:

- Đối với bảo hiểm nhân thọ: Quyền lợi có thể được bảo hiểm là mối quan hệ của bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm mà rủi ro xảy ra với người được bảo hiểm sẽ gây thiệt hại, tổn thất về mặt tài chính, tinh thần với bên mua bảo hiểm. Quyền lợi có thể được bảo hiểm tồn tại đối với:

  • Cha/mẹ, vợ/chồng, con cái, anh/chị/em ruột của người đó hoặc người giám hộ hợp pháp, người có trách nhiệm nuôi dưỡng của người đó.
  • Quyền lợi có thể được bảo hiểm cũng tồn tại đối với trường hợp bên mua bảo hiểm là tổ chức. Ví dụ: Doanh nghiệp mua bảo hiểm cho người lao động, ngân hàng, tổ chức tín dụng mua bảo hiểm khoản vay cho khách hàng vay tiền tại ngân hàng, tổ chức đó.

- Đối với bảo hiểm tài sản: Người mua bảo hiểm phải có mối liên hệ với đối tượng bảo hiểm như chủ sở hữu, quyền lợi và trách nhiệm với tài sản đó.

Ví dụ: Một người sẽ có quyền lợi bảo hiểm đối với chiếc ô tô mà họ mua vì khi ô tô bị hỏng hóc thì họ sẽ phải bỏ tiền ra sửa chữa…

 - Đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì quyền lợi có thể được bảo hiểm sẽ theo quy định của pháp luật về ràng buộc trách nhiệm dân sự.

Nguyên tắc khoán

Nguyên tắc khoán được hiểu là số tiền công ty bảo hiểm chi trả cho người tham gia được ấn định trước trong hợp đồng bảo hiểm. Nguyên tắc khoán thường được áp dụng cho hợp đồng bảo hiểm con người. Số tiền bảo hiểm được chi trả sẽ do bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận từ trước và được quy định rõ trong hợp đồng. Khi có rủi ro xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ dựa vào quy định đó để làm căn cứ chi trả.

Ví dụ: Khách hàng tham gia sản phẩm FWD Cả Nhà Vui Khỏe với số tiền bảo hiểm là 500 triệu đồng, quyền lợi bệnh hiểm nghèo giai đoạn đầu sẽ được chi trả 50% số tiền bảo hiểm/lần, tối đa 500 triệu đồng/lần. Như vậy, nếu chẳng may mắc phải bệnh hiểm nghèo giai đoạn đầu thì số tiền mà khách hàng nhận được là: 50% x 500.000.000 = 250.000.000 đồng/lần.

Lưu ý:

  • Số tiền bảo hiểm mà công ty bảo hiểm chi trả không phải để bồi thường thiệt hại mà công ty bảo hiểm đang thực hiện cam kết theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm với bên mua bảo hiểm.
  • Với nguyên tắc khoán thì người được bảo hiểm có thể nhận quyền lợi bảo hiểm từ nhiều hợp đồng bảo hiểm con người khác nhau. Tham khảo bài viết: 3 lợi ích khi tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm nhân thọ để biết thêm thông tin.

Nguyên tắc bồi thường

Nguyên tắc bồi thường được hiểu là khi có rủi ro xảy ra, người được bảo hiểm phải bồi thường một khoản nào đó để đảm bảo người được bảo hiểm có thể khôi phục một phần hoặc toàn bộ tài chính trước khi rủi ro xảy ra. 

Nguyên tắc bồi thường đảm bảo người được bảo hiểm không được chi trả số tiền nhiều hơn mức độ tổn thất mà họ phải gánh chịu. Nguyên tắc này dùng để tránh được tình trạng trục lợi bảo hiểm.

Lưu ý:

- Theo nguyên tắc bồi thường, nếu người được bảo hiểm được bồi thường từ nhiều hợp đồng bảo hiểm khác nhau thì tổng số tiền bồi thường của các hợp đồng đó sẽ không vượt quá giá trị tổn thất mà người đó phải chịu.

- Nếu người được bảo hiểm được bên thứ ba chi trả thiệt hại thì tổng số tiền bồi thường của công ty bảo hiểm và bên thứ 3 cũng không vượt giá trị tổn thất mà người đó phải chịu.

Nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm thương mại

Nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm thương mại

Nguyên tắc nguyên nhân gần

Theo thông tin trên trang Bảo Việt: “Nguyên nhân gần là nguyên nhân chủ động, hữu hiệu và chi phối sự việc dẫn đến tổn thất cho đối tượng được bảo hiểm. Nguyên nhân gần không nhất thiết phải là nguyên nhân đầu tiên hay nguyên nhân cuối cùng mà nó là nguyên nhân chi phối, nguyên nhân chủ động gây ra tổn thất. Nếu có những tác động của một số nguyên nhân, nguyên nhân gần sẽ là nguyên nhân chi phối hoặc nguyên nhân mạnh nhất gây ra hậu quả dẫn tới tổn thất. Trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm, đối tượng được bảo hiểm thường gặp những rủi ro gây ra tổn thất. Song có những tổn thất xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân đã được loại trừ không thuộc trách nhiệm bảo hiểm. Vậy điều quan trọng là phải xác định được nguyên nhân đó có thuộc trách nhiệm bảo hiểm không?”.

Việc áp dụng nguyên tắc nguyên nhân gần sẽ được chia thành nhiều trường hợp sau:

- Các nguyên nhân xảy ra đồng thời: Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường thiệt hại với các tổn thất do rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm gây ra chứ không chịu trách nhiệm với toàn bộ các tổn thất.

- Chuỗi các sự kiện liên tục: Công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho tổn thất đầu tiên gây ra bởi rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm được quy định trong hợp đồng.

- Chuỗi các sự kiện gián đoạn thì nguyên nhân gần nhất của tổn thất được xác định là nguyên nhân xảy ra sau sự gián đoạn cuối cùng.

Như vậy, việc tìm hiểu 6 nguyên tắc của bảo hiểm thương mại sẽ giúp bạn hiểu thêm về ngành bảo hiểm, nâng cao trách nhiệm khi tham gia bảo hiểm.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (2 lượt)

5 (2 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *