avatart

khach

icon

Tổng quan thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam hiện nay

Kiến thức bảo hiểm nhân thọ

- 19/04/2022

0

Kiến thức bảo hiểm nhân thọ

19/04/2022

0

Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam thời điểm này đã có sự phát triển tích cực với những kết quả tăng trưởng ấn tượng, trái ngược với bối cảnh ảm đạm của nhiều ngành khác đang lao đao vì đại dịch.

Mục lục [Ẩn]

Thị trường bảo hiểm nhân thọ là gì?

Bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm được thiết kế riêng với những quyền lợi và điền khoản rõ ràng nhằm mục đích bảo vệ con người trước những bất chắc xảy ra với sức khỏe hoặc những rủi ro về thân thể, tính mạng. Bên cạnh đó, đây cũng có thể xem là kênh đầu tư bảo hiểm nhân thọ, tiết kiệm sinh lời hiệu quả. Bảo hiểm nhân thọ do các công ty bảo hiểm phát hành và kinh doanh.

Bảo hiểm nhân thọ - Giải pháp bảo vệ con người trước những rủi ro

Bảo hiểm nhân thọ - Giải pháp bảo vệ con người trước những rủi ro

Thị trường bảo hiểm nhân thọ là nơi diễn ra hoạt động mua bán các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ theo đúng quy định pháp luật của Nhà nước.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thêm một khái niệm rất phổ biến ở thời điểm hiện tại, đó là bancassurance. Bancassurance được hiểu đơn giản là việc phân phối bảo hiểm qua kênh ngân hàng

Khi doanh nghiệp bảo hiểm kết hợp đồng hợp tác phân phối bảo hiểm nhân thọ độc quyền với một ngân hàng, ngân hàng sẽ tận dụng hệ thống phân phối và nguồn khách có sẵn của mình để tiến hành phân phối sản phẩm bảo hiểm hoặc thực hiện những dịch vụ khác như thanh toán phí bảo hiểm cho công ty đối tác.

Từ đó, ngân hàng sẽ thu lại được lợi nhuận/những khoản phí khác như trong hợp đồng thoả thuận.

Vậy nên, chúng ta hiểu thị trường bảo hiểm bancassurance là kênh mua bán sản phẩm bảo hiểm thông qua ngân hàng.

Thị trường bảo hiểm nhân thọ tiếng Anh là gì?

Thị trường bảo hiểm nhân thọ tiếng Anh gọi là life insurance market.

Thị trường ngành bảo hiểm nhân thọ gồm những thành phần nào?

Ngành bảo hiểm nhân thọ cũng có đầy đủ các thành phần như những ngành khác:

  • Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm dịch vụ với đặc thù riêng, tạo ra sự khác biệt so với những ngành khác.
  • Khách hàng là những cá nhân/tổ chức mua bảo hiểm nhân thọ với mục đích bảo vệ sức khoẻ, thân thể và tính mạng của bản thân. Đồng thời, họ cũng có nhu cầu tiết kiệm và đầu tư dài hạn.
  • Người bán là các công ty bảo hiểm cung cấp sản phẩm bảo hiểm.
  • Đại lý bảo hiểm/Người môi giới bảo hiểm là những đối tượng trung gian trong kênh phân phối bảo hiểm truyền thống, trực tiếp đưa các sản phẩm bảo hiểm đến tay khách hàng. Có thể coi đây là lực lượng hùng hậu và có đóng góp quan trọng trong ngành bảo hiểm nhân thọ.

Chú ý: Trong thị trường bảo hiểm bancassurance, ngân hàng vừa được coi là thị trường, vừa là đại lý phân phối lớn, đóng góp nhiều doanh thu cho công ty bảo hiểm.

Đặc điểm của thị trường bảo hiểm nhân thọ

Thị trường bảo hiểm nhân thọ có những đặc điểm cơ bản sau đây:

  • Đây là thị trường ngành dịch vụ vì bản chất sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm dịch vụ. Nó cung cấp cho khách hàng những cam kết bảo đảm bằng điều lệ trong hợp đồng đã được hai bên xác nhận.
  • Thị trường bảo hiểm có thông tin bất đối xứng. Đây được coi là điểm đặc trưng nhất của ngành bảo hiểm nhân thọ.

Với đặc tính chuyên môn cao nên chỉ có các công ty bảo hiểm là người hiểu rõ nhất những sản phẩm mà họ cung cấp và được thể hiện hữu hình qua những hợp đồng bảo hiểm, còn với khách hàng tham gia, hầu hết họ không thể biết cũng như hiểu rõ tất cả các điều khoản nêu trong hợp đồng.

Khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, cần có sự tìm hiểu kỹ càng

Khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, cần có sự tìm hiểu kỹ càng

Những hiểu biết của khách hàng về những sản phẩm bảo hiểm phần lớn phụ thuộc vào thông tin do các doanh bảo hiểm cung cấp và giải thích. Trong khi đó, với giao dịch bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm lại không có đầy đủ thông tin về những đối tượng được bảo hiểm bảo vệ bằng các khách hàng mua bảo hiểm, mà thực tế đây là thông tin đặc biệt quan trọng để công ty bảo hiểm quyết định có nên bảo hiểm hay không hoặc nếu có thì bảo hiểm với mức phí thế nào.

Do có đặc điểm quan trọng này nên hoạt động của các công ty bảo hiểm dựa trên nguyên tắc tin tưởng tuyệt đối, đồng thời phải tuân thủ đúng luật phát để được đảm bảo lợi ích cho các bên.

  • Thị trường bảo hiểm là thị trường chịu sự kiểm tra giám sát của Nhà nước: 

Theo quy định của luật phát hiện hành, Nhà nước đang can thiệp khá sâu vào các hoạt động bảo kinh doanh của các công ty bảo hiểm, chủ yếu như: Xét duyệt biểu phí, xác định giới hạn trách nhiệm bảo hiểm phải bồi thường trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự, quyết định hình thức triển khai (bắt buộc/tự nguyện) đối với vài sản phẩm bảo hiểm nhất định.

  • Thị trường bảo hiểm nói chung và thị trường bảo hiểm nhân thọ nói riêng có mối liên kết chặt chẽ với thị trường tài chính: 

Các hoạt động bảo hiểm dựa trên một quỹ tài chính được tích lũy từ sự đóng góp của những người tham gia bảo hiểm. Những dòng tiền chảy vào quỹ bảo hiểm luôn có ảnh hưởng lớn để những quyết định đầu tư của các công ty bảo hiểm trên thị trường tài chính. 

Tổng quan thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam hiện nay

Với 17 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam đang hoạt động và phát triển mạnh mẽ, vượt qua những khó khăn của đại dịch, ngành bảo hiểm nhân thọ lại là một trong những ngành hiếm hoi có kết quả tăng trưởng vô cùng lạc quan và sẽ càng tốt hơn nữa nếu như các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đi đúng hướng.

Những doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ lớn ở nước ta

Những doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ lớn ở nước ta

Theo ông Gaurav Sharma - Tổng Giám đốc Công ty Bảo hiểm Nhân thọ BIDV Metlife: Việt Nam là đất nước có tỷ lệ người được bảo hiểm chưa cao, mới chỉ có khoảng 11% dân số có bảo hiểm nhân thọ. Tuy nhiên, dưới tác động của đại dịch khiến người Việt Nam nâng cao được nhận thức cũng như nhu cầu xây dựng nền tảng tài chính vững chắc hơn. Mọi người đều cho rằng cuộc sống và sức khỏe sẽ không được đảm bảo nếu không chăm chút. Do đó, điều quan trọng nhất là chúng ta cần chuẩn bị cả về tinh thần, thể chất và tài chính. Lựa chọn bảo hiểm nhân thọ là một trong những cách giải hữu hiệu cho bài toán này.

Nhờ cơ hội này mà ông Gaurav Sharma dự đoán ngành bảo hiểm nhân thọ 2022 sẽ nối tiếp đà tăng trưởng mạnh mẽ của năm 2021, đem đến một chỗ đứng ngày càng vững mạnh trong nền kinh tế Việt Nam.

Theo thống kê của Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm, ngành bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng:

  • Tháng 12/2021, tổng doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới toàn thị trường đạt khoảng 49.549 tỷ đồng, tăng 18,5% so với tháng 12/2020. Dẫn đầu thông số này phải kể đến các đơn vị: Manulife (11.502 tỷ đồng), Prudential (6.741 tỷ đồng), Bảo Việt Nhân thọ (6.078 tỷ đồng). 
  • Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường năm 2021 đạt khoảng 159.458 tỷ đồng, tăng 22% so với doanh thu năm 2020. Trong đó, cơ cấu doanh thu theo sản phẩm cụ thể như sau:
    • Sản phẩm liên kết chung chiếm 52,9%.
    • Sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp chiếm 19,8%.
    • Sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị chiếm 15,3%.
    • Sản phẩm phụ chiếm 10,1%.
    • Các sản phẩm bảo hiểm còn lại chiếm 1,94% (Sản phẩm bảo hiểm trọn đời: 0,2%; Sản phẩm bảo hiểm tử kỳ: 0.9%; Sản phẩm bảo hiểm trả tiền định kỳ: 0,1%; Sản phẩm bảo hiểm hưu trí: 0,3%; Sản phẩm bảo hiểm sức khỏe: 0,47%; Sản phẩm bảo hiểm sinh kỳ: 0.001%).
  • Tổng doanh thu phí bảo hiểm của mỗi doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường:

>>> Vậy Doanh thu phí bảo hiểm là gì, bạn đã hiểu rõ về khái niệm này chưa?

Công ty bảo hiểm

Doanh thu (tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

Bảo Việt Nhân thọ 

30.544 

19,15%

Manulife

29.695 

18,62%

Prudential

28.790 

18.06%

Dai-ichi Life

18.647

11,69%

AIA

16.558

11,69%

MB Ageaes

5.876

3,68%

Chubb Life

4.500

2,82%

Generali 

4.340

2,72%

FWD

4.174

2.62%

Hanwha Life

3.961

2,48%

AVIVA

3.445

2,16%

Sun Life

3.333

2,09%

Cathay Life

2.225

1,40%

BIDV Metlife

1.573

0,99%

FWD Assurance, Mirae Asset Prevoir, Phú Hưng Life, Fubon Life

1.797

1,13%

  • Thống kê số lượng hợp đồng khai thác mới trong tháng 12/2021 đạt 3.554.018 hợp đồng (sản phẩm chính), tăng khoảng 14,25% so với tháng 12/2020. Trong đó, mỗi loại sản phẩm chiếm tỷ trọng như sau:
    • Sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư chiếm khoảng 56,67%, tăng 1,95% so với cùng kỳ năm ngoái.
    • Sản phẩm bảo hiểm tử kỳ chiếm khoảng 29,8%, tăng 37,2% so với năm ngoái.
    • Sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp chỉ đạt 2,7%, giảm tới 58% so với cùng kỳ năm ngoái.
    • Những sản phẩm bảo hiểm còn lại chiếm 10,88% so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Tính cả năm 2021, tổng số lượng hợp đồng có hiệu lực cuối kỳ (sản phẩm chính) là 13.213.200 hợp đồng, tăng tỷ trọng 13,84% so với năm 2020. Theo cơ cấu số lượng hợp đồng, sản phẩm chiếm phần lớn hơn cả là sản phẩm bảo hiểm liên kết chung và sản phẩm bảo hiểm liên kết hỗn hợp.
  • Tháng 12/2021, các doanh nghiệp cũng thực hiện việc chi trả quyền lợi cho khách hàng tổng số tiền 32.814 tỷ đồng, tăng 24,78% so với cùng kỳ năm trước.

Với những con số ấn tượng này, có thể thấy tiềm năng thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển vô cùng mạnh mẽ.

Hy vọng, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam sẽ tiếp nối đà tăng trưởng ấn tượng từ năm 2021 với những con số tích cực hơn vào năm 2022 và thời gian sau đó để hướng đến thực hiện tốt mục tiêu càng nhiều người được bảo vệ càng tốt.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *