avatart

khach

icon

Hệ thống tiền tệ quốc tế và các giai đoạn phát triển

Tiền tệ

- 08/08/2022

0

Tiền tệ

08/08/2022

0

Hệ thống tiền tệ quốc tế ra đời vào giữa thế kỷ XIX và tồn tại cho đến ngày nay, có vai trò vô cùng quan trọng đối với thị trường tiền tệ nói riêng và nền kinh tế nói chung. Cùng tìm hiểu về lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển của hệ thống tiền tệ thế giới trong bài viết dưới đây.

Mục lục [Ẩn]

Hệ thống tiền tệ quốc tế là gì?

Hệ thống tiền tệ quốc tế trong tiếng Anh là The International Monetary System (viết tắt IMS), được hình thành trên cơ sở quan hệ thương mại, tài chính giữa các nước. Hiểu một cách đơn giản thì đây là hệ thống các quy tắc, thủ tục, tập quán và cách thức tổ chức, điều hành quan hệ tài chính tiền tệ giữa các quốc gia trên thế giới.

Nội dung chủ yếu mà hệ thống tiền tệ quốc tế tập trung vào đó là:

  • Chọn loại hình nào làm đơn vị tiền tệ quốc tế
  • Quy định về việc tổ chức lưu thông tiền tệ trên thế giới với các nội dung chính như xác định tỷ giá, quy định về lưu thông tiền tệ, giấy tờ có giá và thanh toán không dùng tiền mặt, quy định về tỷ lệ dự trữ ngoại hối…

Các bộ phận cấu thành hệ thống tiền tệ quốc tế

Hệ thống tiền tệ quốc tế được cấu thành từ hai bộ phận:

  • Khu vực công: Tập trung vào các thỏa thuận giữa các Chính phủ và chức năng của các định chế tài chính quốc tế công
  • Khu vực tư: Tập trung vào ngành công nghiệp ngân hàng và tài chính

Hệ thống tiền tệ quốc tế là gì?

Hệ thống tiền tệ quốc tế thay đổi theo từng thời kỳ phát triển kinh tế

Các tiêu chí để phân loại hệ thống tiền tệ quốc tế

Hệ thống tiền tệ quốc tế được phân loại dựa trên hai tiêu chí sau:

- Dựa vào sự linh hoạt của tỷ giá có thể chia hệ thống tiền tệ quốc tế thành

  • Hệ thống tỷ giá cố định
  • Hệ thống tỷ giá thả nổi hoàn toàn
  • Hệ thống tỷ giá thả nổi có điều tiết
  • Hệ thống cố định có điều chỉnh
  • Chế độ tỷ giá bò trườn

- Dựa vào đặc điểm của dự trữ ngoại hối có thể chia hệ thống tiền tệ quốc tế thành

  • Bản vị vàng hóa
  • Bản vị tiền giấy
  • Bản vị kết hợp

Chức năng và vai trò của hệ thống tiền tệ quốc tế

Hệ thống tiền tệ quốc tế có ảnh hưởng vô cùng lớn đến nền kinh tế của một hoặc một nhóm các quốc gia.

Chức năng của hệ thống tiền tệ quốc tế

Hệ thống tiền tệ quốc tế sẽ thực hiện các công việc chủ yếu sau:

  • Các nước thành viên thống nhất cách điều chỉnh quan hệ tài chính, tiền tệ
  • Đảm bảo việc động giao dịch ổn định, thông suốt, từ đó phát triển các hoạt động kinh tế khác nói chung
  • Hạn chế tối đa các khủng hoảng tiền tệ - tài chính có thể xảy ra
  • Hỗ trợ và điều chỉnh giúp các nước thành viên khi xảy ra tình trạng mất cân bằng trong cán cân thanh toán quốc tế

Vai trò của hệ thống tiền tệ quốc tế

Với những chức năng và nhiệm vụ như trên, hệ thống tiền tệ quốc tế đóng vai trò quan trọng như sau:

  • Các chính sách, quy định, tập quán được thống nhất có ảnh hưởng lớn đến hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế
  • Đồng thời tác động đến sự phân bổ nguồn tài nguyên trên thế giới
  • Quan trọng nhất, hệ thống tiền tệ quốc tế góp phần cho thấy rõ vai trò của Chính phủ và các định chế tài chính quốc tế trong việc xác định tỷ giá khi chúng không được phép vận động theo các thế lực của thị trường

Các hệ thống tiền tệ quốc tế trong lịch sử

Các hệ thống tiền tệ từng tồn tại trong lịch sử cho đến ngày nay có thể kể đến:

Hệ thống song bản vị (giai đoạn trước năm 1875)

Kể từ khi các hoạt động thương mại xuất hiện cho đến thời cận đại, vàng và bạc trở thành đơn vị tiền tệ ở rất nhiều quốc gia, được đúc thành khối để làm phương tiện trao đổi. Càng về sau, vàng và bạc càng cho thấy vai trò của mình trong lưu thông, được nhiều quốc gia thừa nhận là phương tiện thanh toán và dự trữ quốc tế.

Chế độ song bản vị hình thành, có nhiều tác động tích cực đến thương mại quốc tế. Tuy nhiên do những bất cập giữa tỷ giá vàng và bạc trên thị trường tạo ra hai thước đo giá trị khác nhau, kết hợp với các yếu tố khác như bạc trở nên mất giá, sự gián đoạn về kinh tế tại Mỹ… nên kể từ năm 1870, chế độ song bản vị dần dần sụp đổ.

Năm 1897, Mỹ chính thức tuyên bố không quy đổi tiền ra bạc nữa, chỉ giữ lại vàng, chế độ song bản vị ở Mỹ cũng chính thức sụp đổ.

Để hiểu thêm về chế độ này, bạn có thể tham khảo bài viết Chế độ song bản vị của chúng tôi.

Hệ thống bản vị vàng cổ điển (giai đoạn từ năm 1876 đến năm 1914)

Sự kết thúc của chế độ song bản vị đã mở ra sự hình thành cho hệ thống bản vị vàng cổ điển. Vàng được chọn là vật ngang giá và cũng là cơ sở duy nhất của toàn bộ chế độ lưu thông tiền tệ.

Khi đó mỗi quốc gia sẽ xác định giá trị đồng tiền của nước mình bằng cách tính toán khả năng chuyển đổi thành vàng của đồng tiền ấy.

Đối với hai đồng tiền thì tỷ giá được xác định theo tỷ giá ngang giá vàng, nghĩa là xác lập trên cơ sở hàm lượng vàng của hai đồng tiền đó. Ví dụ tại nước Anh tỷ giá ngang giá vàng là 1441,97 GBP/ounce, tỷ lệ ngang giá vàng tại Mỹ là 1708,60 USD/ounce. → Tỷ giá giữa đồng USD/GBP = 1708,60/1441,97 = 1,1849067595

Tuy nhiên Thế chiến thứ I nổ ra cũng là lúc mà hệ thống bản vị vàng bị xóa bỏ. Chi tiết về hệ thống bản vị vàng cổ điển, bạn có thể tìm thấy trong bài viết Bản vị vàng là gì?

hệ thống bản vị vàng cổ điển

Hệ thống bản vị vàng cổ điển từng tồn tại và phát triển mạnh mẽ

Hệ thống bản vị hối đoái vàng (Từ năm 1926 đến 1931)

Bước vào Thế chiến thứ I, sau khi chế độ bản vị vàng cổ điển bị xóa bỏ, tỷ giá hối đoái được thả nổi cũng là lúc mà tỷ giá hối đoái vàng được thả nổi.

Hội nghị Genoa năm 1922 được xem là thời điểm hệ thống này được hình thành, tuy nhiên chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn từ năm 1926 đến 1931.

Chế độ bản vị hối đoái vàng dựa trực tiếp vào đồng Bảng Anh, theo đó đồng Bảng Anh được chuyển đổi ra vàng và các đồng tiền khác chuyển đổi sang đồng bảng Anh. Tuy nhiên từ năm 1931, khi các nước đồng loạt yêu cầu chuyển đổi đồng Bảng Anh ra vàng, nước này buộc phải thả nổi đồng tiền của mình.

Sự hỗn loạn về tình hình kinh tế, chính trị và lạm phát gia tăng khiến cho chế độ bản vị này nhanh chóng bị sụp đổ.

Hệ thống Bretton Woods (từ năm 1946 đến năm 1971)

Sau hai cuộc thế chiến, các quốc gia đều thống nhất cần có một hệ thống tiền tệ quốc tế để thúc đẩy thương mại, ổn định tỷ giá và bảo đảm khả năng thanh khoản của đồng tiền dự trữ.

Bởi vậy mà vào tháng 7 năm 1944 tại Hội nghị Bretton Woods, 44 quốc gia quốc gia Đồng Minh đã đi đến thống nhất và thiết lập hệ thống tiền tệ mà ở đó:

  • Hệ thống tỷ giá cố định được xác định theo vàng, có thể điều chỉnh nhẹ ở mức 1%
  • Tại thời điểm đó, chỉ có đồng USD có khả năng chuyển đổi thành vàng với tỷ lệ cố định là 35 USD/ounce nên đồng tiền này được lựa chọn là bản vị trung gian giữa vàng và các đồng tiền khác
  • Cũng vì thế mà USD đã trở thành tiền tệ quốc tế của hệ thống bản vị Bretton Woods

Cũng trong Hội nghị này, các quốc gia đã thành lập Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (World Bank) để hỗ trợ việc vận hành hệ thống với cơ chế như sau:

- Đối với các nước tham gia

  • Duy trì tỷ giá cố định theo vàng thông qua chính sách tiền tệ quốc gia (thường ở mức +/- 1%)
  • Đồng thời chỉ được điều chỉnh tỷ giá đó tối đa 10% khi nền kinh tế bị mất cân đối nghiêm trọng

- Đối với nước Mỹ

  • Bảo đảm và duy trì khả năng chuyển đổi của đồng USD ra vàng luôn nằm ở tỷ lệ cố định
  • Bảo đảm nguồn cung đồng USD theo nhu cầu thanh khoản và dự trữ của các nước

- Quỹ Tiền tệ quốc tế

  • Hỗ trợ các quốc gia khắc phục tình trạng mất cân bằng đối ngoại tạm thời
  • Tham vấn chính sách để hỗ trợ điều chỉnh cấu trúc kinh tế, tái lập cân bằng đối ngoại và đối nội cho nền kinh tế của các nước thành viên

Thời gian đầu hệ thống bản vị Bretton Woods vận hàng rất tốt, tuy nhiên từ cuối thập niên 50 khi các nước phục hồi kinh tế sau hai cuộc Thế chiến dẫn đến sự mất cân đối giữa các nền kinh tế, đặc biệt là các cường quốc.

Mỹ bị bội chi ngân sách thường xuyên, đồng thời lạm phát trong nước tăng cao khiến cho các quốc gia không còn tin vào đồng USD dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods.

Hệ thống tiền tệ quốc tế hiện hành

Kể từ sau hệ thống tiền tệ Bretton Woods thất bại, các quốc gia thành viên đã tham gia nhiều hiệp ước và hội nghị như Hiệp ước Smithsonion, Hiệp ước Jamica 1976, Hiệp ước Plaza 09 năm 1985…

Kết quả của các hiệp ước này dẫn đến việc bãi bỏ cơ chế cố định tỷ giá theo vàng, thừa nhận chế độ tỷ giá thả nổi, đồng thời cho phép các quốc gia lựa chọn chế độ giá phù hợp, chỉ cần không ảnh hưởng đến các quốc gia đối tác và nền kinh tế chung của toàn thế giới.

Cũng trong thời gian từ này, vào năm 1957, Liên minh châu Âu được thành lập, đánh dấu hệ thống tiền tệ châu Âu chính thức ra đời. Đây là đồng tiền chung cho các nước là thành viên của Liên minh chau Âu.

Sự tự do của hệ thống tiền tệ quốc đế được mở rộng một cách tối đa, với nguyên tắ như sau:

  • Hệ thống tiền tệ quốc tế là sự hợp tác đa phương của các nước, tỷ giá tiền được thả nổi nhưng vẫn có sự điều tiết, nắm bắt kịp thời xu thế hội nhập và toàn cầu hóa
  • Các định chế tài chính được tăng cường, mở rộng trong nhiều lĩnh vực
  • Các quốc gia tự do lựa chọn chế độ giá phù hợp cho riêng mình

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn các kiến thức cơ bản vè quá trình hình thành và phát triển của hệ thống tiền tệ quốc tế. Hệ thống tiền tệ quốc tế đã trải qua lịch sử thăng trầm với nhiều giai đoạn khác nhau, tính đến thời điểm hiện tại đang ngày một hoàn thiện.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *