avatart

khach

icon

Bản đồ địa chính là gì? Bản đồ địa chính gồm những nội dung gì?

Đầu tư

- 13/09/2022

0

Đầu tư

13/09/2022

0

Bản đồ địa chính giúp cho biết các thông tin quan trọng về đất đai. Vậy bản đồ địa chính bao gồm là gì và bao gồm những nội dung gì?

Mục lục [Ẩn]

Hiểu được bản đồ địa chính là gì giúp cho người dân nắm được các thông tin quan trọng liên quan đến đất đai trong quá trình sử dụng. 

Bản đồ địa chính là gì?

Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất cùng các yếu tố địa lý có liên quan, được lập theo đơn vị hành chính là xã, phường, thị trấn, có sự xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. (Định nghĩa theo khoản 4 Điều 3 Luật  Đất đai 2013).

Như vậy bản đồ địa chính là loại bản đồ chuyên ngành, được sử dụng trong lĩnh vực đất đai, thể hiện chính xác các yếu tố liên quan đến đất đai như vị trí, ranh giới, diện tích và các thông tin của từng vùng, khu vực.

Đây được xem là một trong ba bộ phận quan trọng của hồ sơ địa chính gồm (bản đồ địa chính, sổ sách địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), đồng thời là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền triển khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

một mẫu bản đồ địa chính

Một mẫu bản đồ địa chính

Bản đồ địa chính được sử dụng trong các công tác quản lý Nhà nước về đất đai, cụ thể:

  • Thông qua bản đồ địa chính, các cơ quan có thể thống kê, kiểm kê đất đai theo từng đơn vị hành chính từ thấp đến cao gồm xã, phường, thị trấn, huyện, tỉnh.
  • Bản đồ địa chính là cơ sở để xác lập, ghi nhận thông tin về quyền sử dụng đất đối với mỗi thửa đất.
  • Là căn cứ để các cơ quan Nhà nước thực hiện các nội dung quản lý như xác định nghĩa vụ tài chính, giải quyết tranh chấp đất đai…
  • Cung cấp thông tin và là cơ sở pháp lý để các bên thực hiện các hoạt động liên quan đến đất đai như chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất…

Bản đồ địa chính được lập với các tỷ lệ khác nhau, 

Phân loại bản đồ địa chính

Hiện nay có nhiều cách để phân loại bản đồ địa chính, cụ thể:

* Dựa vào hình thức thể hiện bản đồ

- Bản đồ địa chính giấy: Đây là loại bản đồ truyền thống từ xưa đến nay, nội dung của bản đồ được thể hiện trên giấy thông qua hệ thống ký hiệu, ghi chú và quy ước.

- Bản đồ địa chính số: Bản đồ địa chính số có nội dung tương tự như bản đồ giấy, điểm khác biệt nổi bật giữa hai loại bản đồ này là nó được lưu trữ trên nền tảng số với hệ thống ký hiệu đã được số hóa. Hai yếu tố kỹ thuật hình thành nên bản đồ địa chính số là phần cứng của thiết bị và phần mềm điều hành.

Bản đồ địa chính số có thể dễ dàng chuyển đổi thành bản đồ địa chính giấy thông qua phương pháp in ấn.

* Dựa vào mục đích và phạm vi sử dụng

- Bản đồ địa chính cơ sở: Là tên gọi chung cho loại bản đồ địa chính gốc, được đo vẽ bằng các phương pháp trực tiếp ở thực địa, có sử dụng ảnh hàng không, kết hợp với việc đo bổ sung từ thực địa hoặc được hình thành dựa trên cơ sở biên tập, vẽ từ bản đồ địa hình cùng tỷ lệ đã có.

Đây là tài liệu để biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung thành bản đồ địa chính theo từng đơn vị hành chính cơ sở cấp xã (gồm xã, phường, thị trấn).

- Bản đồ địa chính: Là tên gọi chung cho bản đồ theo từng đơn vị hành chính cấp xã, được đo vẽ từ bản đồ địa chính cơ sở.

- Bản đồ trích đo: Là loại bản vẽ có tỷ lệ nhỏ hơn hoặc lớn hơn tỷ lệ bản đồ địa chính cơ sở hoặc bản đồ địa chính, thể hiện chi tiết nội dung từng thửa đất tại các ô, vùng đất có tính ổn định, lâu dài hoặc thể hiện theo yêu cầu quản lý đất đai.

* Dựa vào tỷ lệ của bản đồ

Bản đồ địa chính được lập với các tỷ lệ khác nhau, tỷ lệ khác nhau sẽ thể hiện sự chi tiết và kích cỡ khác nhau, cụ thể:

- Bản đồ tỷ lệ 1:200: Bản đồ được chia thành 100 ô, mỗi ô có kích thước thực tế là 0,1 x 0,1 km, bản đồ có kích thước 50 x 50 cm với diện tích thực địa tương ứng là 1,00 ha. Áp dụng với đất thuộc nội thị của đô thị loại đặc biệt, có mật độ thửa đất trung bình (Mt) ≥ 60.

- Bản đồ tỷ lệ 1:500: Bản đồ được chia thành 16 ô, mỗi ô có kích thước thực tế là 0,25 x 0,25 km, bản đồ có kích thước tiêu chuẩn là 50 x 50cm với diện tích thực địa tương ứng là 6,25 ha. Áp dụng đối với khu vực thuộc đất đô thị, đất khu đô thị, đất khu dân cư nông thôn có dạng đô thị với Mt ≥ 25 và đất thuộc khu dân cư còn lại với Mt ≥ 30.

- Bản đồ tỷ lệ 1:1000: Bản đồ được chia thành 04 ô, mỗi ô có kích thước thực tế là 0,5 x 0,5 km, bản đồ có kích thước 50 x 50 cm với diện tích thực địa tương ứng 25 ha. Áp dụng đối với các trường hợp:

  • Đất thuộc khu dân cư có Mt ≥ 10
  • Khu vực đất nông nghiệp có dạng thửa hẹp, kéo dài, đất nông nghiệp tại phường, xã, thị trấn thuộc các huyện tiếp giáp và các xã thuộc thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có Mt ≥ 20
  • Khu vực đất nông nghiệp tập trung có Mt ≥ 40

- Bản đồ tỷ lệ 1:2000: Bản đồ được chia thành 09 ô, mỗi ô có kích thước thực tế 1 x 1 km, bản đồ có kích thước tiêu chuẩn là 50 x 50 cm với diện tích thực địa tương ứng là 100 ha. Áp dụng với các trường hợp:

  • Khu vực đất nông nghiệp có Mt ≥ 5
  • Đất thuộc khu dân cư có Mt < 10

- Bản đồ tỷ lệ 1:5000: Bản đồ được chia thành 04 ô, mỗi ô có kích thước thực tế 3 x 3 km, bản đồ có kích thước tiêu chuẩn là 60 x 60 cm với diện tích thực địa tương ứng 900 ha. Áp dụng đối với:

  • Khu vực đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác có Mt < 5
  • Khu vực đất lâm nghiệp có Mt ≥ 0,2

- Bản đồ tỷ lệ 1:10000: Bản đồ được chia thành các ô vuông, mỗi ô có kích thước thực tế 6 x 6 km, bản đồ có kích thước tiêu chuẩn là 60 x 60 cm với diện tích thực địa tương ứng 3.600 ha. Áp dụng đối với:

  • Đất lâm nghiệp có Mt < 0,2
  • Đất chưa sử dụng, đất có mặt nước có diện tích lớn đối với trường hợp cần thiết đo vẽ để khép kín phạm vi địa giới hành chính

Bản đồ địa chính thể hiện nội dung gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT thì các yếu tố chính được thể hiện trên bản đồ địa chính gồm:

  • Khung bản đồ.
  • Điểm khống chế tọa độ, độ cao Quốc gia các hạng, điểm địa chính, điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định.
  • Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính tại các cấp.
  • Mốc giới quy hoạch, chi giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông, thủy lợi, đê điều, hệ thống dẫn điện và các công trình công cộng khác có hành lang bảo vệ an toàn.
  • Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất. Ranh giới thửa đất được thể hiện bằng đường viền khép kín dạng đường gấp khúc hoặc đường cong, còn loại đất bao gồm 3 nhóm chính là nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa xác định mục đích sử dụng. Mỗi nhóm đất được phân chia thành từng loại và có ký hiệu riêng.
  • Nhà ở và các công trình xây dựng khác.
  • Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất như công trình thủy lợi, đường giao thông, đê điều, sông, suối, rạch, kênh và các yếu tố chiếm đất khác theo tuyến.
  • Công trình, địa vật có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội và ý nghĩa định hướng cao.
  • Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (trong trường hợp có yêu cầu thể hiện thì phải được nêu cụ thể tại thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình).
  • Ghi chú thuyết minh.

mẫu trích lục bản đồ địa chính

Một mẫu trích lục bản đồ địa chính

Nội dung của bản đồ địa chính được thể hiện bằng các yếu tố cơ bản và một số yếu tố tham chiếu phụ trợ. Các yếu tố cơ bản bao gồm:

  • Yếu tố điểm: Vị trí được đánh dấu ở thực địa bằng dấu mốc đặc biệt.
  • Yếu tố đường: Bao gồm các đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong nối các điểm trên thực địa.
  • Thửa đất: Là yếu tố cơ bản của đất đai, được xác định bằng một đường bao khép kín, quyền sở hữu thuộc một đối tượng nhất định.
  • Thửa đất phụ: Một thửa đất có thể bao gồm các thửa nhỏ với các đường ranh giới phân chia ổn định có các phần với mục đích sử dụng khác nhau. Thửa nhỏ còn được gọi là thửa đất phụ.
  • Lô đất: Vùng đất bao gồm một hoặc nhiều thửa đất, thường được giới hạn bằng kênh mương, sông ngòi… Các lô đất có thể được chia theo điều kiện địa lý, điều kiện giao thông, mục đích sử dụng hoặc loại cây trồng trên đất.
  • Khu đất, xứ đồng: Vùng gồm nhiều thửa đất, lô đất.
  • Thôn, bản, xóm, ấp: Các cụm dân cư tạo thành cộng đồng người cùng sinh sống, lao động trên một vùng đất.
  • Xã, phường: Đơn vị hành chính gồm nhiều thôn, bản, xóm, ấp hoặc đường phố. Bản đồ địa chính thường được đo vẽ dựa trên đơn vị hành chính cơ sở cấp xã để sử dụng trong quá trình quản lý đất đai.

Việc hiểu rõ các nội dung trên sẽ giúp cho người dân nắm được các thông tin cơ bản để xem bản đồ địa chính hiệu quả hơn.

Khác với các loại bản đồ khác, người dân không thể mua được bản đồ địa chính tại các cửa hàng thông thường. Muốn xem bản đồ địa chính nói riêng và khai thác các dữ liệu liên quan đến đất đai, người dân cần gửi yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền để được cung cấp. Để xem bản đồ địa chính, người dân có thể thực hiện thủ tục xin trích lục hồ sơ địa chính hoặc gửi yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai.

Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp câu hỏi bản đồ địa chính là gì? Việc hiểu rõ bản đồ địa chính và các nội dung thể hiện trên đó sẽ giúp cho người dân nắm được các thông tin quan trọng trong quá trình khai thác và sử dụng đất.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *