avatart

khach

icon

Đô thị hóa là gì? Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay ra sao?

Đầu tư

- 10/10/2022

0

Đầu tư

10/10/2022

0

Đô thị hóa đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ và có những tác động nhất định đối với đời sống của con người. Vậy quá trình đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra như thế nào?

Mục lục [Ẩn]

Đô thị hóa là gì?

Đô thị hóa là quá trình diễn ra ở hầu hết các quốc gia từ đang phát triển đến phát triển. Đô thị hóa tiếng Anh là Urbanization, chỉ quá trình mở rộng của đô thị, được tính dựa trên tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân/diện tích của một vùng hoặc một khu vực.

khái niệm đô thị hóa là gì

Đô thị hóa là quá trình tất yếu khi phát triển kinh tế xã hội

Tùy vào từng cách xác định và tiếp cận mà cách gọi đô thị hóa cũng khác nhau cụ thể:

  • Tốc độ đô thị hóa: Chỉ quá trình đô thị hóa được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa mức tăng dân số thành thị trong một giai đoạn trên tổng dân số thành thị đầu giai đoạn.

Tốc độ đô thị hóa = Mức tăng dân số thành thị trong một giai đoạn/Dân số thành thị đầu giai đoạn x 100%

  • Mức độ đô thị hóa: Chỉ quá trình đô thị hóa được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số dân trên tổng số dân của một khu vực.

Tỷ lệ đô thị hóa = Dân số thành thị/Tổng dân số khu vực (thành thị và nông thôn) x 100%

Đặc điểm của quá trình đô thị hóa

Đô thị hóa ở mỗi góc tiếp nhận sẽ có các cách gọi khác nhau nhưng vẫn mang đầu các đặc điểm sau:

  • Làm gia tăng dân số hiện có, mức tăng trưởng tự nhiên ở nông thôn thường sẽ cao hơn ở thành phố.
  • Có sự dịch chuyển dân số từ khu vực nông thôn đến khu vực thành phố.
  • Cùng với sự dịch chuyển dân số thì lối sống đô thị cũng dần trở nên phổ biến, người dân ưa thích sử dụng các loại thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại. Trong khu vực cũng xuất hiện nhiều nhà cao tầng, chung cư, trung tâm thương mại… để phục vụ nhu cầu sinh hoạt và giải trí của người dân.
  • Các khu công nghiệp, khu công nghệ cao cũng xuất hiện nhiều hơn, thu hút nguồn lao động từ nông thôn đến thành phố làm việc.

Các hình thức đô thị hóa phổ biến

Đô thị hóa có nhiều hình thức nhưng phổ biến hiện nay gồm có ba hình thức là đô thị hóa nông thôn, đô thị hóa ngoại vi và đô thị hóa tự phát, cụ thể:

  • Đô thị hóa nông thôn: Quá trình xây dựng, phát triển nông thôn, hình thành và tạo dựng lối sống thành thị ở khu vực nông thôn thông qua các yếu tố như hình thức nhà cửa, phong cách sống và sinh hoạt… Việc tăng trưởng đô thị phát triển có tính quy luật và theo xu hướng bền vững.
  • Đô thị hóa ngoại vi: Chỉ sự phát triển mạnh mẽ ở các khu vực ngoại vi thành phố, dưới sự ảnh hưởng của việc phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp… Điều này tạo ra các cụm đô thị, liên đô thị, thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn.
  • Đô thị hóa tự phát: Việc phát triển và gia tăng đô thị do sự gia tăng dân số quá mức, tỷ lệ di dân từ nông thôn đến thành thị lớn dẫn đến nhiều bất ổn như tình trạng thất nghiệp tăng lên, làm giảm sút và ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc sống.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa

Đô thị hóa diễn ra là kết quả của cả một quá trình, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có thể kể đến các nguyên nhân chính gồm có:

  • Điều kiện tự nhiên
  • Điều kiện xã hội
  • Văn hóa dân tộc
  • Trình độ phát triển kinh tế

* Điều kiện tự nhiên

Đây là yếu tố đóng vai trò quyết định đến quá trình đô thị hóa. Từ xưa, con người đã có xu hướng lựa chọn những nơi có môi trường và điều kiện tốt để sinh sống. Bởi vậy khu vực nào có các yếu tố tự nhiên thuận lợi, thu hút dân cư đông hơn thì quá trình đô thị hóa cũng sẽ diễn ra sớm hơn với quy mô rộng hơn.

tác động của điều kiện tự nhiên đến quá trình đô thị hóa

Quá trình đô thị hóa tại các khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi diễn ra nhanh chóng hơn

Các yếu tố tự nhiên phổ biến có thể kể đến là:

  • Điều kiện về thời tiết, khí hậu
  • Nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản
  • Hệ thống giao thông
  • Đất đai, sông hồ
  • Hệ thống sinh thái

* Điều kiện xã hội

Khác với điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội được thể hiện thông qua sự thay đổi, biến chuyển của nền kinh tế, khi kinh tế thay đổi và có thể đáp ứng nhu cầu sống của con người, lực lượng sản xuất nâng cao thì quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa cũng diễn ra mạnh hơn. Điều kiện xã hội phần lớn đều do con người tạo ra.

Khu vực nào có điều kiện xã hội tốt sẽ thu hút người dân đến sinh sống, từ đó quá trình đô thị hóa cũng diễn ra mạnh hơn. Một số điều kiện xã hội tác động trực tiếp đến quá trình đô thị hóa có thể kể đến:

  • Trình độ lao động và khả năng nhận thức của người dân.
  • Tiềm năng phát triển kinh tế, tiềm năng về cơ hội việc làm.
  • Khả năng lưu thông hàng hóa tại khu vực trong và ngoài nước.
  • Chất lượng và mức sống của người dân.
  • Các chính sách phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung của Nhà nước.

* Văn hóa dân tộc

Văn hóa có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Mỗi quốc gia, dân tộc, và khu vực lại có các nét văn hóa khác nhau. Điều này dẫn đến sự phát triển về kinh tế, xã hội, chính trị ở mỗi khu vực cũng sẽ khác nhau, tốc độ đô thị hóa vì vậy cũng không đồng đều. Đặc biệt nền văn hóa còn có vai trò quan trọng trong việc quyết định hình thái đô thị của khu vực, vùng lãnh thổ đó.

Văn hóa có thể ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa trên một số phương diện sau:

  • Quyết định hình thái đô thị của khu vực.
  • Hình thành nên nét đặc trưng của văn hóa đô thị, định hướng phát triển hình ảnh văn hóa giàu bản sắc.
  • Đẩy mạnh các hoạt động vui chơi giải trí, thu hút sự quan tâm của khách du lịch trong và  ngoài nước.
  • Sự khác biệt về văn hóa giữa các khu vực tạo ra quần thể đô thị đa dạng với nhiều màu sắc văn hóa độc đáo.

* Trình độ phát triển kinh tế

Trình độ phát triển kinh tế tác động đến quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh hay chậm, trình độ càng thấp thì quá trình đô thị hóa diễn ra càng chậm và ngược lại.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến trình độ phát triển kinh tế và có tác động đến quá trình đô thị hóa có thể kể đến:

  • Các định hướng, chính sách phát triển của Nhà nước.
  • Khả năng thu hút vốn đầu tư, bao gồm cả vốn đầu tư trong nước và nước ngoài.
  • Khả năng thích nghi, vận dụng với công nghệ và kỹ thuật mới.
  • Mức sống, chất lượng cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần của người dân.
  • Khả năng nâng cao chất lượng nguồn lao động.

Đô thị hóa ảnh hưởng thế nào đến đời sống của con người?

Là quá trình diễn ra song song với sự phát triển kinh tế - xã hội, quá trình đô thị hóa có nhiều tác động đến cuộc sống của con người trong nhiều khía cạnh và lĩnh vực, bao gồm cả tác động tích cực và tác động tiêu cực.

Tác động tích cực

Về mặt tích cực, đô thị hóa đem đến cho con người những lợi ích mà đô thị hóa mang đến có thể kể đến:

  • Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu dân cư.
  • Đối với các trường hợp đô thị hóa được thực hiện theo kế hoạch phù hợp sẽ góp phần thay đổi sự phân bố dân cư theo hướng đồng đều hơn.
  • Đô thị hóa khiến cho dân cư tập trung ở vùng đô thị, các khu công nghiệp mọc lên, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa cũng tăng góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động.
  • Chất lượng và trình độ lao động của người dân không ngừng được nâng cao.
  • Gia tăng giá trị của bất động sản.
  • Thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.

Tác động tiêu cực

Bên cạnh những mặt tích cực, quá trình đô thị hóa cũng gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực như:

  • Đối với quá trình đô thị hóa tự phát, nếu không có quy hoạch hay sự quản lý phù hợp có thể là nguyên nhân dẫn đến sự phân bố dân cư không đồng đều. Sự tập trung dân cư quá đông dẫn đến tình trạng cảnh quan đô thị bị suy thoái, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
  • Quá trình đô thị hóa có thể gây ra sự mất cân đối giữa môi trường nhân tạo và môi trường tự nhiên, đặc biệt là giữa các vùng kinh tế và dân cư, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến môi trường. Bởi vậy mà quá trình đô thị hóa cần tiến hành đồng loạt và đồng đều ở cả khu vực chịu tác động và vùng bị đô thị hóa.
  • Người dân chuyển đến thành thị vừa gây ra sự mất cân đối về phân bổ dân cư vừa khiến cho hoạt động sản xuất kinh tế ở nông thôn bị đình trệ. Khu vực thành phố chịu áp lực lớn, thậm chí quá tải về cơ sở hạ tầng, gây ra nhiều vấn đề như an ninh, trật tự xã hội không được đảm bảo, ô nhiễm môi trường, thiếu việc làm, ách tắc giao thông…
  • Là một trong những nguyên nhân làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

Đô thị hóa tác động thế nào đến thị trường bất động sản?

Một trong những ngành nghề chịu nhiều tác động từ quá trình đô thị hóa chính là bất động sản. Vậy các tác động đó cụ thể là gì?

Thứ nhất, đô thị hóa dẫn đến tình trạng thiếu diện tích đất, nhu cầu nhà ở tăng cao.

Quá trình đô thị hóa diễn ra khiến cho dân cư tập trung vào các khu vực đô thị ngày càng nhiều, tuy nhiên diện tích đất đai lại không thay đổi, điều này dẫn đến nhu cầu về nhà ở của người dân càng cao hơn bao giờ hết.

Thứ hai, đô thị hóa góp phần làm tăng giá trị của bất động sản.

Chính vì nhu cầu về nhà ở cũng như đất đai để xây dựng công trình, nhà máy, trường học, bệnh viện… phục vụ đời sống của con người tăng lên nên giá bất động sản ngày càng tăng cao.

Đặc biệt là sau khi quy hoạch đô thị được phê duyệt thì giá bất động sản ngày càng tăng cao, bên cạnh đó cũng tạo ra nhiều phân khúc giá khác nhau. Thị trường bất động sản trở nên sôi động và đa dạng hơn bao giờ hết.

Tình hình đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay

Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ hơn trong những năm gần đây. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tính đến tháng 12/2021, cả nước có 869 đô thị, trong đó có:

  • Đô thị loại đặc biệt: 2 đô thị
  • Đô thị loại I: 22 đô thị
  • Đô thị loại II: 32 đô thị
  • Đô thị loại III: 48 đô thị
  • Đô thị loại IV: 91 đô thị
  • Đô thị loại V: 674 đô thị

Tỷ lệ đô thị hóa trong năm 2021 đạt khoảng 40,5%. Theo tờ Tạp chí xây dựng, sơ kết 6 tháng đầu năm 2022 của ngành Xây dựng cho thấy tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Tỷ lệ đô thị hóa hiện nay đang đạt mức 41%, đến hết tháng 6 năm 2022, số đô thị của cả nước đang là 883 đô thị (tăng 14 đô thị), tăng thêm 1 đô thị loại II, giảm 1 đô thị loại III, tăng 2 đô thị loại IV và 12 đô thị loại V so với năm 2022.

đô thị hóa tại Việt Nam

Tỷ lệ đô thị hóa tại Việt Nam có xu hướng tăng theo từng năm

Cùng nhìn lại tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam qua các năm:

Thời gian

Tỷ lệ đô thị hóa (%)

2021

40,5

2020

40

2019

39,2

2018

38,4

2017

37,5

2016

36,6

2015

35,7

2014

34,5

2013

33,47

2010

30

Như vậy, có thể thấy tỷ lệ đô thị hóa tại Việt Nam trong những năm gần đây đều có xu hướng tăng, dù tỷ lệ này vẫn còn khá thấp trong khu vực. Đô thị hóa tập trung ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Khánh Hòa, Vũng Tàu hay Bình Dương… Đây đều là các thành phố đông dân, mật độ dân cư và tốc độ đô thị hóa cao.

Theo mục tiêu mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra thì nước ta đang cố gắng phát triển để tăng tỷ lệ đô thị hóa, mục tiêu đến năm 2025 đạt 45% và đến năm 2030 đạt khoảng 50%.

Tỷ lệ đô thị hóa tăng sẽ là tiền đề và điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Dù đem đến nhiều lợi ích và cơ hội nhưng quá trình đô thị hóa cũng gây ra nhiều hệ lụy về môi trường, xã hội tại Việt Nam, làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo, mất an ninh, trật tệ hay ô nhiễm môi trường ở một số khu vực. Điều này đòi hỏi Nhà nước đề ra các biện pháp để quản lý và hạn chế các ảnh hưởng này.

Cơ hội của các nhà đầu tư trước quá trình đô thị hóa

Tỷ lệ đô thị hóa tăng cao kéo theo nhiều hệ lụy nhưng đây cũng là cơ hội để phát triển ngành bất động sản. Như đã phân tích ở trên, đô thị hóa vừa là thách thức nhưng đồng thời cũng là cơ hội để các nhà đầu tư có thể thu về lợi nhuận cao nếu biết khai thác hiệu quả trong quá trình kinh doanh bất động sản.

Theo một dự báo của Bộ Xây dựng thì tính đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa có thể lên đến 50%, đòi hỏi mỗi năm phải tăng thêm khoảng 70 triệu m2 nhà ở đô thị. Đây là thị trường vô cùng tiềm năng.

Những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của các đô thị mở ra thị trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư đang tập trung đến các khu đô thị lớn, các dự án chung cư ngày càng mọc ra nhiều hơn nhằm giải quyết bài toán về nhu cầu nhà ở.

Thế nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì trong thời gian tới, nhằm giảm thiểu áp lực cho các khu vực trung tâm thì những khu đô thị vệ tinh sẽ được xây dựng nhiều hơn. Ngoài ra đất nền cũng được đánh giá là một trong những lựa chọn an toàn cho các nhà đầu tư trong quá trình đô thị hóa.

Một số hình thức đầu tư hấp dẫn khi quá trình đô thị hóa diễn ra có thể kể đến là đất nền, căn hộ chung cư, các dự án nhà ở xã hội, mô hình bất động sản cho thuê

Trong quá trình đầu tư, các nhà đầu tư cũng cần chú ý đến tình hình thị trường cũng như các chính sách pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra.

Đô thị hóa là quá trình tất yếu khi phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực thì đây đồng thời cũng là cơ hội tuyệt vời cho những nhà đầu tư biết nắm bắt và tận dụng thời cơ. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc đô thị hóa là gì, đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết khác để tìm hiểu thêm về thị trường bất động sản.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *