avatart

khach

icon

Để tiết kiệm, hãy coi số tiền dành ra hàng tháng như một khoản chi tiêu bắt buộc!

Tiết kiệm

- 25/05/2019

0

Tiết kiệm

25/05/2019

0

Có lẽ chúng ta nên ủy quyền cho ngân hàng, tự động trích một số tiền tích lũy hàng tháng để tiết kiệm, coi nó như một khoản chi tiêu bắt buộc mới dành dụm được kha khá.

Mục lục [Ẩn]

Trừ những người phải chắt bóp từng đồng để mưu sinh, tất cả chúng ta trên toàn thế giới đều phải tiết kiệm để trả cho những rủi ro “vô ích”, để đầu tư sau và tái đầu tư, hoặc xa hơn là dành dụm cho cuộc sống sau này khi đã quá yếu để kiếm ra tiền.

Thật may vì hôm nay chúng ta chỉ phải dắt xe máy đi sửa lại bộ khởi động với chi phí không nằm ngoài túi tiền, nhưng rồi lại phát hiện ra động cơ đã quá cũ để vận hành. Nếu phải thay mới cũng đồng nghĩa rằng số tiền cho những ngày còn lại sẽ "đi tong" vì lương chưa về.

Thật tệ là mỗi khi cần dùng tới thì số tiền tiết kiệm đều quá ít ỏi so với con số dự tính, tại sao vậy? Không phải người nào có thu nhập dưới 300 USD/ tháng cũng không thể tiết kiệm, không phải ai có thu nhập gần 1.000 USD/ tháng cũng tiết kiệm được. Thu nhập không phải là nguyên nhân chính, quan trọng là chi tiêu bao nhiêu và kế hoạch là phải tiết kiệm được bao nhiêu mỗi tháng.

Vì sao số tiền tiết kiệm luôn ít hơn mong đợi?

Để đơn giản hóa bài toán ngân sách, nguyên nhân lý giải vì sao chúng ta thường không có nổi một đồng dành ra, cho dù có đủ khả năng để tiết kiệm, là do “tiền ra như nước chảy” trong khi đồng “tiền vào” lại không ổn định.

Vì sao số tiền tiết kiệm luôn ít hơn mong đợi?

Tiền tiết kiệm luôn "bốc hơi" sớm hơn tính toán

Tỷ phú Warren Buffett từng đưa ra lời khuyên: “Đừng tiết kiệm sau khi chi tiêu, hãy chi tiêu sau khi bạn đã dành ra một khoản tiết kiệm”, đương nhiên không phải ai cũng làm theo.

Có thể thu nhập không cao, nhưng cũng đủ cao hơn mức trung bình nên nhiều người tự cho phép mình quyền được chi tiêu thỏa thích, sau đó lại thất vọng vì số tiền tiết kiệm được quá ít ỏi so với thu nhập thực có.

Khi tiêu tiền, những khoản mà chúng ta nghĩ không cần thiết phải đưa vào danh sách theo dõi hàng tháng thực tế lại ngốn tương đối nhiều tiền. "Những bữa ăn bên ngoài một đôi lần, những lần say sưa thâu đêm với bạn bè đâu phải quá nhiều", nhưng giá như không có những lần đó thì câu chuyện lại khác...

Tương tự khi tiết kiệm, mọi người lại thường dành dụm một số tiền tùy thích như để cho có, tất nhiên sau khi đã chi tiêu “đủ” thì con số còn lại này sẽ chẳng là bao nhiêu.

Có lẽ chúng ta phải buộc mình tiết kiệm trước khi chi tiêu, làm theo lời khuyên của Warren Buffett, và bắt đầu hành động từ hôm nay!

Tiết kiệm bao nhiêu là đủ?

  • Theo Dailyworth, nếu bạn bắt đầu tiết kiệm từ năm 40 tuổi thì sẽ phải cần 25- 40% thu nhập hàng tháng, nhưng con số này chỉ là 10 - 15% nếu bắt đầu ngay từ năm 20 tuổi;
  • Nghiên cứu của tạp chí Forbes, họ đưa ra con số 20% thu nhập hàng tháng dành cho tiết kiệm;
  • The Balance và NerdWallet cũng đưa ra con số tương đương nhau: Tiết kiệm khoảng 15- 30% mỗi tháng.

Đó chỉ là con số tham khảo, vì so với thu nhập trung bình của người Mỹ thì người Việt thấp hơn nhiều lần. Chúng ta có thể đưa ra con số thấp hơn, nhưng ít nhất nên giữ ở mức 10% thu nhập hàng tháng.

Hãy nhớ coi nó như một khoản chi tiêu bắt buộc!

Không phải ai cũng có thể duy trì đều đặn con số 10% mỗi tháng để tiết kiệm trong một thời gian dài, và càng khó nếu không được “xâm phạm” tới khoản này... thường xuyên như trước. Song để có một khoản tiết kiệm như mong đợi, chúng ta phải làm theo nguyên tắc. Nếu không chắc có thể đảm bảo kế hoạch này trơn tru, hãy nhờ sự giúp đỡ từ người khác.

Hãy nhớ coi nó như một khoản chi tiêu bắt buộc!

Gửi tiết kiệm tích lũy tự động là một giải pháp tiết kiệm hiệu quả!

Một gợi ý cho bạn là gửi tiết kiệm tích lũy tự động tại ngân hàng. Nếu nhận lương chuyển khoản qua ngân hàng, bạn có thể yêu cầu họ tự động trích một số tiền từ lương để chuyển vào tài khoản tiết kiệm, và hãy cố gắng duy trì nó như một khoản chi tiêu bắt buộc!

Nếu tháng nào không đủ tiền trong tài khoản để ngân hàng trích tự động, họ sẽ tạm dừng lại mà bạn cũng không bị phạt. 

Một số ngân hàng còn có dịch vụ, nếu số tiền trong tài khoản cao hơn giới hạn mà bạn đặt ra, thì số vượt mức đó sẽ tự động chuyển sang tài khoản tiết kiệm. Như vậy vừa bớt đi nỗi lo bị ăn cắp tiền, số tiền đó vẫn có thể sinh lời khi nó nhàn rỗi...

Ví dụ, bạn đặt ra giới hạn 5 triệu đồng là số tiền tối đa trong tài khoản, tháng 7 này bạn nhận lương 7 triệu đồng thì 2 triệu vượt quá sẽ tự động được chuyển sang tài khoản tiết kiệm, ngay lập tức... Rất đa dạng sản phẩm tiết kiệm tích lũy tự động.

Đăng ký dịch vụ này như thế nào?

  • Trước tiên bạn cần có tài khoản thanh toán tại ngân hàng, để nhận lương chuyển khoản về tài khoản này. Bạn chỉ cần mang CMND tới ngân hàng để mở tài khoản;
  • Đăng ký dịch vụ trích tiền tiết kiệm tự động từ tài khoản này; lãi suất được áp dụng theo lãi suất gửi tiết kiệm không kỳ hạn.

Gợi ý thứ hai là gửi tiết kiệm online thông qua Internet. Bạn cần có tài khoản ngân hàng và đăng ký sử dụng Internet banking/ Mobile banking (không cần làm thẻ ATM). Về cơ bản, tính năng này cho phép bạn gửi tiết kiệm 24/7 ngày và ở bất kỳ đâu miễn có Internet. Ngoài lãi suất cao, gửi tiết kiệm online cũng cực kỳ an toàn vì không bị con người can thiệp (cho tới nay chưa có TH nào ghi nhận bị mất tiền gửi tiết kiệm online).

Tất nhiên có thể rút tiền gửi lại bất kỳ lúc nào bạn cần, nhưng mấu chốt quan trọng nhất là nhờ nó đã giúp chúng ta rèn luyện tốt thói quen tiết kiệm trước khi chi tiêu, hoặc chí ít sẽ ngăn chặn được rủi ro bị mất tiền khi có kẻ gian xâm nhập.

Tới 79% người Việt được Nielsen khảo sát năm 2016 có xu hướng tiết kiệm tiền nhàn rỗi, cao hơn nhiều so với các nước phát triển khác, chẳng hạn cao gần 2 lần so với người dân Mỹ, thậm chí nhiều người họ còn không tiết kiệm nổi 1.000 USD. Nếu chúng ta không giỏi đầu tư như Warren Buffett, tiết kiệm là giải pháp an toàn hơn vào lúc này, nhưng đừng quên coi số tiền tiết kiệm tích lũy hàng tháng như một khoản chi tiêu cố định, nguyên tắc này có thể giúp kế hoạch tiết kiệm của bạn thành công nhanh chóng.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn gửi tiết kiệm

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH LÃI SUẤT GỬI TIẾT KIỆM

Số tiền gửi

Chọn số tiền gửi

Hình thức nhận lãi

Chọn hình thức nhận lãi

Kỳ hạn gửi

Chọn kỳ hạn gửi

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *