avatart

khach

icon

Tỷ giá là gì? Phân loại tỷ giá theo các tiêu thức hiện nay?

Tiền tệ

- 12/04/2023

0

Tiền tệ

12/04/2023

0

Tỷ giá là gì luôn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm trong thị trường đồng tiền yết giá có những biến động như hiện nay. Chúng đóng một vai trò vô cùng quan trọng đến nền kinh tế cũng như các hoạt động công ty đa quốc gia.

Mục lục [Ẩn]

Tỷ giá là gì?

Tỷ giá là mức giá tại một thời điểm đồng tiền của một quốc gia hay khu vực có thể được chuyển đổi sang đồng tiền của quốc gia hay khu vực khác. Theo đó tỷ giá được tính bằng số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ. Khi tỷ giá giảm đồng nghĩa với việc đồng nội tệ lên giá và ngoại tệ giảm giá, ngược lại tỷ giá tăng thì đồng nội tệ giảm còn ngoại tệ sẽ lên giá.

Hiện nay, tỷ giá được niêm yết theo thị trường giao dịch, có nghĩa là đồng tiền yết giá đứng trước, đồng tiền định giá đứng sau. Các bạn có thể xem thêm về cách xem tỷ giá ngoại tệ bình quân liên ngân hàng chính xác nhất tại đây!

Ví dụ: Tỷ giá giữa VND và USD sẽ được yết chính thức là USD/VND với ý nghĩa bao nhiêu đơn vị VND có thể đổi lấy một đơn vị USD.

Thế nào là tỷ giá?

Phân loại tỷ giá

Tỷ giá mua và tỷ giá bán là gì?

  • Tỷ giá mua (hay còn gọi là tỷ giá bid): là tỷ giá mà ngân hàng hoặc tổ chức tài chính sẽ mua một đơn vị tiền tệ từ bạn. Tỷ giá này thường thấp hơn tỷ giá bán để đảm bảo ngân hàng hoặc nhà đầu tư có lợi nhuận từ việc mua bán tiền tệ.
  • Tỷ giá bán (hay còn gọi là tỷ giá ask): là tỷ giá mà ngân hàng hoặc tổ chức tài chính sẽ bán một đơn vị tiền tệ cho bạn. Tỷ giá bán thường cao hơn tỷ giá mua để đảm bảo ngân hàng hoặc nhà đầu tư có lợi nhuận từ việc mua bán tiền tệ.

Ví dụ: Tỷ giá mua của USD/VND là 23,000 và tỷ giá bán là 23,500, nghĩa là nếu bạn muốn mua 1 USD, bạn phải trả 23,500 VND. Còn nếu bạn muốn bán 1 USD cho ngân hàng hoặc tổ chức tài chính, bạn chỉ được trả 23,000 VND.

Ngoài tỷ giá mua và bán còn có tỷ giá liên ngân hàng với sự tham gia của các ngân hàng thương mại với nhau.

Phân loại tỷ giá theo tiêu thức

Theo thị trường yết giá

  • Tỷ giá chính thức: Là tỷ giá do cơ quan quản lý tiền tệ (ngân hàng Trung ương) công bố áp dụng vào một thời kỳ nhất định.
  • Tỷ giá thị trường: Được hình thành trên cơ sở cung cầu của thị trường

Đối với những quốc gia đang duy trì chế độ tỷ giá cố định, tỷ giá chính thức và thị trường tồn tại song hành. Trong đó, tỷ giá chính thức làm căn cứ cho tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng thương mại và dao động với một biên độ cho phép, còn tỷ giá thị trường tự do không chịu sự kiểm soát của ngân hàng này. 

Tùy vào từng thời điểm và giai đoạn mà có sự điều tiết tỷ giá của từng quốc gia, chẳng hạn tỷ giá chính thức có thể hoàn toàn độc lập với tỷ giá thị trường nhưng có những lúc lại lấy tỷ giá thị trường làm tham chiếu.

Theo kỳ hạn

  • Tỷ giá giao ngay: Là loại tỷ giá được áp dụng cho những hợp đồng mua bán ngoại tệ được thực hiện sau 2 ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu giao dịch.
  • Tỷ giá kỳ hạn: Là loại tỷ giá được áp dụng cho các hợp đồng mua bán ngoại tệ được ký kết ngày hôm nay nhưng thực hiện giao dịch lại diễn ra ở một thời điểm xác định trong tương lai. Nếu tỷ giá thị trường biến động, đến thời điểm đáo hạn thì tỷ giá thực hiện vẫn được giữ nguyên theo hợp đồng đã ký kết ban đầu.

Theo mối quan hệ giữa các đồng tiền

Đây được xem là cách phân loại chuẩn nhất và quan trọng nhất, áp dụng cho những mục tiêu nghiên cứu khả năng cạnh tranh về giá trong thương mại giữa các quốc gia. Mức tỷ giá giữa các đồng tiền là không giống nhau, vì vậy trong quá trình tìm hiểu sức cạnh tranh giữa các mặt hàng hóa dịch vụ, các nhà nghiên cứu thường dùng chỉ số tỷ giá để dễ so sánh với mục đích là quy về cùng một thời điểm gốc. Chỉ số tỷ giá bao gồm:

  • Chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương: Biểu thị sự thay đổi sức mua danh nghĩa của 2 đồng tiền chưa tính đến sự biến động mức giá cả hàng hóa ở hai quốc gia khác nhau. Mức tăng hay giảm của chỉ số này không phải đánh giá vào mức độ cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
  • Chỉ số tỷ giá thực song phương: Chính là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh theo mức giá tương đối giữa 2 quốc gia. Vì thế tỷ giá thực sẽ phản ánh được mức giá của hàng hóa nội địa so với hàng hóa nước ngoài.

Mối quan hệ giữa các đồng tiền

Mối quan hệ giữa các đồng tiền

Các tỷ giá được sử dụng hiện nay

Tỷ giá liên ngân hàng

Việc nắm bắt các yếu tố tỷ giá liên ngân hàng là một điều quan trọng đem đến nhiều lợi ích trong kinh doanh cũng như đầu tư. Chính vì thế mà các bạn cần nắm được tỷ giá liên ngân hàng là gì?

Tỷ giá liên ngân hàng là tỷ giá được hình thành trên thị trường liên ngân hàng (thị trường giao dịch chỉ dành riêng chỉ các tổ chức, ngân hàng, doanh nghiệp cỡ lớn), đây là một công cụ để ngân hàng nhà nước kiểm soát tỷ giá mua vào bán ra của các ngân hàng. 

Quy chế của thị trường quy định tỷ giá mua bán giữa các ngân hàng trên thị trường này xoay quanh +/- % so với tỷ giá liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước công bố. Thông thường thì các tỷ giá ngân hàng sẽ làm cơ sở cho các doanh nghiệp làm tỷ giá hạch toán.

Tỷ giá ngoại tệ

Tỷ giá ngoại tệ là gì? Đây là một biến số quan trọng để xác định được tỷ giá ngoại tệ, tùy theo nhu cầu mà người ta lại quan tâm đến một khía cạnh nào đó của tỷ giá ngoại tệ. Do vậy, bạn cần nắm được cách phân loại tỷ giá ngoại tệ trước khi tìm hiểu xem tỷ giá ngoại tệ được xác định như thế nào.

Hiện nay có 2 cách xác định tỷ giá ngoại tệ chính đó là:

  • Xác định tỷ giá ngoại tệ trên cơ sở so sánh cân bằng sức mua
  • Xác định tỷ giá ngoại tệ dựa trên cơ sở hàm lượng vàng giữa 2 đồng tiền

Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái (còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ hoặc tỷ giá) là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của hai nước, là giá cả một đơn vị tiền tệ của một nước được tính bằng tiền của nước khác hay nói khác đi, là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ.

Riêng ở Mỹ và Anh thì thuật ngữ này được sử dụng theo nghĩa ngược lại: Số lượng đơn vị ngoại tệ (nước ngoài) cần thiết để mua một đồng Đô la hoặc một đồng bảng Anh.

Tỷ giá cắt lỗ

Tỷ giá cắt lỗ (Stop-loss exchange rate) là một mức giá được đặt trước đó để giới hạn tổn thất trong trường hợp tỷ giá đổi tăng hoặc giảm đột ngột. Tỷ giá này thường được sử dụng như một phương tiện để giảm thiểu rủi ro trong giao dịch ngoại tệ.

Ví dụ: Giao dịch mua USD với giá 1 USD = 20.000 VND và đặt tỷ giá cắt lỗ là 1 USD = 19.500 VND. Điều này nghĩa là cần bán USD ngay lập tức nếu tỷ giá đổi xuống dưới mức giá này. Nếu tỷ giá đổi thực sự giảm xuống dưới 19.500 VND, hệ thống giao dịch sẽ tự động bán USD để giảm thiểu tổn thất của người giao dịch.

Tỷ giá chéo

Tỷ giá chéo (Cross Rate) là tỷ giá gián tiếp giữa hai đồng tiền được tính toán thông qua một đồng tiền thứ ba. Cách xác định tỷ giá chéo như thế nào phụ thuộc vào cách các đồng tiền được yết giá là gián tiếp hay trực tiếp và tỷ giá xác định là tỷ giá mua hay tỷ giá bán.

Tỷ giá thực

Tỷ giá thực (Real exchange rate) thể hiện giá trị thực của một đơn vị tiền tệ so với đơn vị tiền tệ khác, dựa trên mức độ mua sắm của nó trong nước và ở nước ngoài. Tỷ giá thực được tính bằng cách chia tỷ giá hối đoái (nominal exchange rate) cho tỷ lệ giá cả hàng hóa (price ratio) giữa hai nước.

Ví dụ: Tỷ giá hối đoái giữa USD và EUR là 1 USD = 0,85 EUR, và tỷ lệ giá cả hàng hóa giữa Mỹ và châu Âu là 1,2 (nghĩa là giá cả hàng hóa ở châu Âu cao hơn 20% so với Mỹ), thì tỷ giá thực của USD so với EUR là 1 USD = (0,85 EUR / 1,2) = 0,71 EUR.

Đánh giá tác động của tỷ giá đến nền kinh tế

Tỷ giá là một yếu tố quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia. Khi tỷ giá đổi tăng hoặc giảm so với các đồng tiền khác, nó có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau của nền kinh tế. Cụ thể:

  • Khi đồng tiền của một quốc gia giảm giá trị so với đồng tiền của đối tác thương mại, thì hàng hóa và dịch vụ của quốc gia đó trở nên rẻ và cần tăng cường xuất khẩu và giảm nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu đồng tiền của một quốc gia tăng giá trị, hàng hóa và dịch vụ của quốc gia đó sẽ trở nên đắt hơn và có thể giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu.
  • Nếu đồng tiền của một quốc gia tăng giá, thì nhà đầu tư nước ngoài có thể quyết định đầu tư vào quốc gia đó để tận dụng lợi nhuận từ tỷ giá đổi. Tuy nhiên, nếu đồng tiền của một quốc gia giảm giá, thì nhà đầu tư nước ngoài có thể rút vốn khỏi quốc gia đó và chuyển sang đầu tư vào các quốc gia khác.
  • Khi giá trị đồng tiền của một quốc gia giảm giá quá nhanh dẫn tới giá cả hàng hóa và dịch vụ trong quốc gia đó tăng lên dẫn đến lạm phát. Ngược lại, nếu giá trị đồng tiền của một quốc gia tăng, thì giá cả hàng hóa và dịch vụ trong quốc gia đó có thể giảm xuống, giúp kiềm chế lạm phát.
  • Nếu đồng tiền của một quốc gia giảm giá trị, thì các doanh nghiệp trong quốc gia đó có thể sản xuất và xuất khẩu hàng hóa với giá rẻ hơn, giúp tăng sức cạnh tranh. Ngược lại, nếu đồng tiền của một quốc gia tăng giá, thì các doanh nghiệp trong quốc gia đó có thể gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các đối thủ quốc tế.

Các biện pháp quản lý tỷ giá

Việc quản lý tỷ giá là một trong những vấn đề quan trọng trong kinh tế và tài chính. Dưới đây là hai biện pháp quản lý tỷ giá chính: biện pháp tự nhiên và biện pháp tuân thủ chính sách của Chính phủ.

Biện pháp tự nhiên

  • Thực hiện các biện pháp như tăng hoặc giảm lãi suất, thay đổi thuế xuất nhập khẩu hoặc các biện pháp khác nhằm thay đổi cung cầu ngoại tệ trên thị trường để ổn định tỷ giá.
  • Thực hiện biện pháp như tăng hoặc giảm lãi suất, tăng hoặc giảm số lượng tiền trong nền kinh tế nhằm ổn định tỷ giá.

Tuân thủ chính sách của Chính phủ

  • Chính phủ đặt ra một mức giá cho ngoại tệ và duy trì mức giá này bằng cách mua hoặc bán ngoại tệ trên thị trường.
  • Chính phủ cho phép tỷ giá ngoại tệ dao động theo thị trường, tuy nhiên vẫn can thiệp để đảm bảo tỷ giá không dao động quá mức.
  • Quản lý tỷ giá bằng cách sử dụng các thủ tục, hồ sơ tài chính khác như: các hợp đồng tương lai (futures), các tùy chọn (options), và các giao dịch trao đổi ngoại tệ (forex swaps).

Việc quản lý tỷ giá không phải là một vấn đề đơn giản và có thể gặp nhiều thách thức. Chính phủ và các tổ chức tài chính cần phải đánh giá kỹ lưỡng các biện pháp quản lý tỷ giá để đảm bảo rằng chúng có hiệu quả và không gây ra những tác động phụ không mong muốn đến nền kinh tế và thị trường tài chính.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

4 (5 lượt)

4 (5 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *