Nợ xấu có vay tín chấp được không?
Mục lục [Ẩn]
Nợ xấu có ảnh hưởng đến khả năng vay tín chấp không?
Nợ xấu hay còn gọi là nợ khó đòi, là khoản nợ mà người đi vay (có thể cá nhân hoặc doanh nghiệp) không có khả năng thanh toán hoặc mất khả năng thanh toán khi đã đến hạn thanh toán đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.
Vay tín chấp nợ xấu còn được hiểu là thời gian trả nợ bị quá hạn theo hợp đồng ký kết dẫn đến khi đi vay tín chấp sẽ bị bên cho vay nghi ngờ về khả năng thanh toán nợ và khả năng mà họ thu hồi lại vốn. Khách hàng nếu rơi vào nhóm xấu (theo phân loại trên CIC) sẽ gặp khó khăn khi vay nợ ở ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác.
Theo đó, nhóm nợ xấu theo phân loại trên CIC bao gồm 5 nhóm:
- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Khoản nợ quá hạn từ 1 - 10 ngày
- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Nợ cần chú ý nhóm 2 có thời gian từ 10 - 90 ngày
- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày. Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng.
- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày. Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Nợ quá hạn trên 360 ngày. Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu
Căn cứ Khoản 5, Điều 2, Văn bản hợp nhất 15/VBHN-NHNN, nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Như vậy, nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn. Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày sẽ được xếp vào nợ xấu.
Lưu ý: Thông tin về các khoản vay và thời gian thanh toán nợ vay của khách hàng sẽ được lưu tại Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC). Theo đó các tổ chức cho vay sẽ tra cứu thông tin lịch sử tín dụng của khách hàng tại CIC để biết được khách hàng có nợ xấu hay không. Bạn nên tự kiểm tra CIC online miễn phí trước khi vay để quá trình vay vốn diễn ra thuận lợi nhất.
Những trường hợp bị rơi vào nợ xấu
Những trường hợp bị rơi vào nợ xấu bao gồm:
- Không thanh toán hoặc thanh toán chậm tiền vay tại ngân hàng hoặc công ty tài chính vài tháng liên tục trở lên.
- Không thanh toán hoặc thanh toán chậm chi phí sử dụng trong thẻ credit card.
- Bị mất khả năng thanh toán các khoản nợ vay
- Thay đổi chính sách tài chính hoặc lãi suất tăng cao khiến các khoản nợ trở nên chồng chéo và khó khăn hơn để trả.
- Bị kiện ra tòa do không thanh toán nợ với chủ nợ (doanh nghiệp hoặc cá nhân).
Nợ xấu ảnh hưởng tới khả năng vay tín chấp
Nợ xấu có vay tín chấp được không?
"Bị nợ xấu có vay tín chấp được không?" Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể người bị nợ xấu sau khi thanh toán nợ có được tiếp tục vay tiền ngân hàng hay tổ chức tài chính hay không. Tuy nhiên, thực tế tất cả các ngân hàng và công ty tài chính hiện nay đều không cho khách hàng có nợ xấu vay tín chấp vì mức độ rủi ro quá cao.
Vì vậy, nếu bạn bị xếp vào nhóm nợ 3, 4 và 5 muốn vay tín chấp khi có nợ xấu là điều không thể. Chỉ trừ một số trường hợp đặc biệt như trước đây khách hàng có lịch sử trả nợ tốt nhưng vì lý do bất khả kháng như thiên tai, lũ lụt nên dẫn tới việc mất khả năng thanh toán và hiện giờ tình hình tài chính của khách hàng được đánh giá là tốt thì có thể sẽ được xem xét cho vay. Ngoài ra, khách hàng đã được xóa lịch sử nợ xấu thì vẫn có thể vay vốn ngân hàng, vay trả góp.
"Nợ tiêu chuẩn và nợ chú ý có vay tín chấp được không?" Trên thực tế, khi khách hàng kiểm trả điểm tín dụng của mình trên CIC và đang bị rơi vào nhóm nợ tiêu chuẩn và nợ chú ý thì vẫn có thể vay tín chấp. Tuy nhiên, khách hàng bị rơi vào nhóm nợ này khi đi vay cần phải đáp ứng được những chính sách cho vay riêng của từng ngân hàng hoặc công ty tài chính.
Lưu ý: Trên thực tế vẫn có các tổ chức cho vay tín chấp xã hội đen hoặc các app cho vay online quảng cáo sẵn sàng cho vay tín chấp khi bị nợ xấu. Tuy nhiên mức lãi suất vay tại đây thường cao hơn nhiều lần so với lãi suất trên thị trường kèm theo các điều khoản vô lý về phí và lãi phạt. Vì vậy, bạn tuyệt đối không nên vay tiền tại các tổ chức này. Nếu như cần tiền gấp, bạn nên ưu tiên hỏi vay người thân, bạn bè của mình.
Bị nợ xấu có vay tín chấp được không?
Các giải pháp để cải thiện khả năng vay tín chấp khi bị nợ xấu
Hiện nay, các biện pháp xử lý nợ xấu vay tín chấp của ngân hàng thông thường sẽ bao gồm: Đôn đốc thu hồi nợ, cơ cấu lại nợ, cho vay tiếp để duy trì hoạt động, miễn giảm lãi, hỗ trợ khách hàng thu hồi công nợ, xử lý tài sản đảm bảo, bán nợ,...
Để có thể đáp ứng được các yêu cầu vay tín chấp và cải thiện được khả năng vay tín chấp khi có nợ xấu, bạn cần phải nắm được các giải pháp chính dưới đây:
- Trả nợ khoản vay đúng hạn: Lịch sử tín dụng của bạn được lưu trữ trong CIC và đánh giá lại sau 3 - 5 năm/lần. Nếu bạn có nợ xấu, việc trả nợ đúng hạn sẽ giúp cải thiện khả năng vay tín chấp của bạn. Điều này cho thấy bạn có khả năng quản lý tài chính của mình và sẽ tăng khả năng được xét duyệt khi vay tiền trong tương lai.
- Điều chỉnh kế hoạch trả nợ: Nếu bạn gặp khó khăn trong việc trả nợ đúng hạn, hãy thảo luận với nhà cung cấp dịch vụ tài chính của bạn để điều chỉnh kế hoạch trả nợ. Điều này có thể giúp bạn trả nợ đúng hạn và giữ cho tiền tệ của bạn ổn định.
- Kiểm tra và sửa chữa báo cáo tín dụng của bạn: Đảm bảo rằng báo cáo tín dụng của bạn được cập nhật chính xác và không có sai sót. Nếu có bất kỳ sai sót nào, hãy liên hệ với các tổ chức báo cáo tín dụng để yêu cầu sửa chữa.
- Sử dụng thẻ tín dụng đúng cách: Sử dụng thẻ tín dụng chính là một hình thức vay tín chấp, sử dụng trước và thanh toán sau, mức lãi suất áp dụng cũng khá cao. Bởi vậy, việc chi tiêu trong thẻ tín dụng cần phải cân đối và phù hợp. Ngoài ra, một mẹo để không xảy ra nhiều rủi ro khi sử dụng thẻ tín dụng chính là không mở quá nhiều thẻ tín dụng dẫn đến lạm dụng.
- Tăng thu nhập của bạn: Tăng thu nhập của bạn có thể giúp cải thiện khả năng vay tín chấp của bạn. Bạn có thể tìm kiếm cách để tăng thu nhập của mình bằng cách tìm kiếm công việc bán thời gian hoặc tăng cường kỹ năng để đào tạo cho một công việc tốt hơn.
- Hạn chế vay tiền: Nếu bạn đã có nợ xấu, hạn chế việc vay tiền sẽ giảm khả năng của bạn bị từ chối khi vay tiền. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc tiết kiệm tiền và trả nợ để cải thiện khả năng tài chính của bạn.
Nợ xấu có vay tín chấp được không là nỗi lo lắng của đa số người vướng vào nợ xấu nhưng đang có nhu cầu vay vốn. Có thể thấy thì nợ xấu hầu như không thể vay tín chấp. Do đó cách tốt nhất là bạn nên chú ý thanh toán khoản nợ đúng hạn, tránh trường hợp bị xếp vào các nhóm nợ xấu, ảnh hưởng tới uy tín và khả năng vay vốn sau này.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất