avatart

khach

icon

Vàng tây là gì? Cách phân biệt vàng tây và vàng ta dễ dàng

Tiền tệ

- 28/11/2023

0

Tiền tệ

28/11/2023

0

Vàng tây được biết tới là hợp kim giữa vàng và một số nguyên liệu kim loại màu khác. Và tùy theo hàm lượng vàng trên mỗi sản phẩm mà chúng ta có thể phân loại nhiều loại vàng tây khác nhau ví dụ như vàng tây 9k, vàng tây 10k.

Mục lục [Ẩn]

Hiện tại thị trường trang sức Việt Nam rất phong phú cả về mẫu mã cũng như chất liệu. Chính vì vậy nếu không phải là người am hiểu rõ về các loại vàng, bạc bạn sẽ có thể gặp những khó khăn, rắc rối khi mua, đặc biệt đối với các loại vàng trong đó là vàng tây.

Vậy hãy cùng tìm hiểu chi tiết về loại chất liệu này để trả lời cho câu hỏi "vàng tây là gì?" mà nhiều người vẫn đang thắc mắc.

Vàng tây là gì?

Vàng tây được biết tới là hợp kim giữa vàng và một số nguyên liệu kim loại màu khác. Và tùy theo hàm lượng vàng trên mỗi sản phẩm mà chúng ta có thể phân loại nhiều loại vàng tây khác nhau ví dụ như vàng tây 9k, vàng tây 10k, …vàng tây 14k, vàng tây 18k, vàng tây 21K…

Theo quy định chuẩn của quốc tế thì hàm lượng vàng đạt 99.99% (gần 100%) thì được gọi là vàng 24k hay gọi là vàng nguyên chất. Vậy có thể dễ dàng nhận thấy rằng phần trăm vàng của các loại vàng còn lại sẽ giảm theo số “k” tương ứng.

Cách tính khá đơn giản bạn chỉ cần lấy số “k” chia cho 24. sẽ bằng hàm lượng vàng. Đồng thời đó cũng chính là “tuổi” của vàng.

Ví dụ cụ thể: Nếu bạn muốn biết hàm lượng vàng trong vàng 14k là bao nhiêu thì ta chỉ việc lấy lấy 1 chia cho 24 bằng 0,583. Từ số liệu thu được ta có thể thấy trong vàng 14K chỉ có khoảng 58,3 là vàng. Còn 41,7 % chứa các loại hợp kim khác.

vang-tay-la-gi-01

 Khái niệm về vàng tây

Xem ngay: Giá vàng tây cập nhật mới nhất

Độ tuổi của vàng tây 

Vàng 9k (37.5%) được gọi là 3 tuổi 7, vàng 10K (41,7%) thường được gọi là vàng 4 tuổi, tương tự vàng 14K (58,3%) được gọi là vàng 5 tuổi 8. Vàng 18K (75%) thường được gọi là vàng 7 tuổi rưỡi còn lại là vàng 18K (70%) thường biết tới với cái tên là vàng 7 tuổi.

Chúng ta có thể có bảng như sau để dễ so sánh

Bảng định nghĩa những dấu hiệu vàng thông dụng nhất trên thế giới hiện nay

Loại vàng Hàm lượng vàng
9k 37,50%
10k 41,60%
14k 58,30%
18k 75%
21k 87,5%
24k 99,9%

 Ứng dụng của vàng tây

Nếu chỉ sử dụng vàng nguyên chất để làm đồ trang sức thì có thể nói là nó khá mềm, chính vì vậy mà chúng được tạo ra cùng các chất như bạc, đồng và các kim loại khác. Nhờ sự kết hợp chính xác mà chúng áp dụng để tạo nên những sản phẩm trong ngành trang sức.

  • Tiền tệ: Không chỉ sử dụng làm đồ trang sức mà tại nhiều nước chuộng vàng trên thế giới còn coi nó là một tiêu chuẩn để trao đổi tiền tệ.
  • Đầu tư: Không đâu xa hãy nói tới Việt Nam khi mà mọi người đều muốn tích trữ vàng. Nó thường được sử dụng ở những trường hợp xấu khi bạn cần tới sự giúp đỡ của tài chính hay cũng là biện pháp chống lạm phát, giải pháp tối ưu nhất trong những đợt khủng hoảng kinh tế.
  • Y học: Các hợp kim vàng thường được sử dụng nhiều trong nha khoa, giúp phục hồi thân răng và cầu răng. Do tính dễ uốn nên tạo bề mặt kết nối tốt hơn các loại khác. Hay chất lỏng có chứa phân tử nano vàng  giúp thực hiện với việc kiểm soát kích cỡ các phân tử...
  • Ẩm thực: Có thể hơi lạ nhưng vàng lá, vàng bông vẫn hay được sử dụng trong thực phẩm với những người sành ăn thuộc tầng lớp quý tộc thời Trung Cổ và vẫn được sử dụng tới ngày nay ở một số quốc gia.
  • Công nghiệp: Vàng có rất nhiều tác dụng trong lĩnh vực này, có thể làm chỉ vàng sử dụng trong thêu thùa các sản phẩm đắt giá. Dễ uống nên có thể tạo thành các sợi dây nhỏ, phục vụ một số ngành đặc thù. Thậm chí vàng còn được sử dụng trong nhiếp ảnh để chuyển đổi màu của những điểm trắng và đen trên giấy thành màu xám và xanh...

Vẫn còn rất những ứng dụng khác của vàng như điện tử, hóa học và đơn vị đo lường... Tuy nhiên vàng tây được biết đến nhiều nhất chắc với tiêu chí là trang sức là chủ yếu. Vừa mang lại vẻ đẹp cho người sở hữu lại khẳng định giá trị thực sự của nó.

Đọc thêm: Giá vàng Italy 925

Sự khác biệt giữa vàng tây và vàng ta

Về cơ bản, vàng tây vẫn chứa hàm lượng vàng nhiều nhất trong hợp kim nên vẫn có màu vàng đặc trưng của vàng ta, tuy nhiên nhạt hơn do có sự kết hợp sắc trắng của những kim loại quý khác.

Đặc biệt, vàng tây có tính dai, bền, cứng hơn nhiều so với vàng nguyên chất nên được chế tác thành trang sức rất đa dạng và tinh tế với nhiều mẫu mã. Trên thực tế, vàng tây có khả năng giữ form dáng và độ bền rất tốt.

So với vàng tây, vàng ta có hàm lượng vàng nguyên chất lớn hơn nên chúng có màu vàng kim đậm. Vàng ta mềm, dễ xầy xước và chịu va đập kém. Do vậy, việc chế tác trang sức từ vàng ta khá khó gắn kết và tạo kiểu nên mọi người thường không sử dụng vàng ta làm trang sức.

Ở Việt Nam, vàng ta được dùng như 1 khoảng tiết kiệm của người dân hoặc là 1 món quà tặng cho những dịp cưới hỏi hay đám tiệc.

vang-tay-la-gi-02

Phân biệt các loại vàng

Có thể bạn quan tâm: Giá vàng 610 hôm nay là bao nhiêu?

Mua vàng tây ở đâu chất lượng

Chúng ta có rất nhiều địa chỉ mua vàng tây uy tín, đặc biệt là những thành phố lớn trên cả nước như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, quý khách hàng có thể đến:

  • Hệ thống cửa hàng vàng Bảo Tín Minh Châu
  • Hệ thống cửa hàng vàng PNJ
  • Vàng bạc đá quý Doji
  • Vàng bạc đá quý Phú Quý
  • Huy Thanh Jewelry

Giá vàng 9999 hôm nay bao nhiêu 1 chỉ

Hy vọng rằng những ý kiến trả lời cho thắc mắc "vàng tây là gì?" đã được giải đáp một cách hợp chi tiết nhất. Nếu còn bất cứ những băn khoăn nào tại sao bạn lại không để lại comment bên dưới để được giải quyết nhanh và chính xác nhanh nhất.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

4 (6 lượt)

4 (6 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn gửi tiết kiệm

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH LÃI SUẤT GỬI TIẾT KIỆM

Số tiền gửi

Chọn số tiền gửi

Hình thức nhận lãi

Chọn hình thức nhận lãi

Kỳ hạn gửi

Chọn kỳ hạn gửi

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *