Quẹt thẻ tín dụng là gì? 3 thời điểm không nên quẹt thẻ tín dụng để thanh toán
Mục lục [Ẩn]
Quẹt thẻ tín dụng là gì?
Quẹt thẻ tín dụng là một hoạt động của mọi khách hàng khi sử dụng thẻ để giao dịch và thanh toán. Hiện nay tại rất nhiều các điểm mua sắm lớn nhỏ liên kết với ngân hàng phát hàng thẻ đã đưa vào sử dụng hình thức thanh toán quẹt thẻ tín dụng trên máy POS, chỉ cần nhập mã CVV đồng thời ký tên lên hóa đơn là hóa đơn mua hàng là xong.
Quẹt thẻ tín dụng trên máy POS của BIDV
Cách quẹt thẻ tín dụng trên máy POS
Cách quẹt thẻ tín dụng vô cùng đơn giản, cụ thể như sau:
- Khi thanh toán hóa đơn mua hàng hay hóa đơn dịch vụ, bạn sẽ tự quẹt thẻ tín dụng tại máy POS cố định hoặc máy POS cầm tay hoặc có thể đưa nhân viên thu ngân quẹt giúp. Lưu ý: Nếu như nhân viên yêu cầu bạn cung cấp thẻ thì bạn nên cẩn thận không để nhân viên thu ngân ra khỏi tầm mắt của mình để tránh rò rỉ thông tin thẻ.
- Nếu thẻ tín dụng của bạn là thẻ chip thì sẽ cho thẻ vào khe đọc thẻ, hướng mặt chip lên trên, giữ thẳng và cho phần có mặt chip vào.
- Nếu thẻ tín dụng của bạn là thẻ từ (loại thẻ có vạch đen dài sau lưng thẻ), bạn sẽ quẹt thẻ đi theo hướng từ đầu tới cuối khe đọc thẻ.
- Máy POS sẽ hiện thông tin chủ thẻ, bạn nhập số tiền cần thanh toán và nhập mã PIN (nếu có).
- Khi máy thông báo giao dịch thành công, chủ thẻ ký tên xác nhận lên biên lai.
Lưu ý: Trước khi ký xác nhận cần kiểm tra lại hóa đơn thanh toán lần nữa để tránh những sai sót trong việc thanh toán cũng như tránh bị tính phí oan. Bởi có nhiều người không biết rằng việc thanh toán thẻ qua máy POS là hoàn toàn miễn phí, việc thu phí chỉ áp dụng lên người sở hữu máy POS. Nhiều nơi đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của khách hàng để đưa mức phí này vào hóa đơn của khách.
- Bạn nhận lại thẻ tín dụng và hóa đơn, hoàn tất quá trình thanh toán.
- Mặc dù có nhiều tiện ích vượt trội, quẹt thẻ tín dụng cũng có thể đem đến cho khách hàng khá nhiều rủi ro nếu chủ quan trong mua sắm và khi thực hiện giao dịch trên thẻ
3 thời điểm không nên quẹt thẻ tín dụng thanh toán
Chưa quản lý được chi tiêu
Bạn nên biết rằng khi sử dụng thẻ tín dụng là ngân hàng đang cấp cho bạn một hạn mức vay trên thẻ gấp 2 - 3 lần thu nhập hàng tháng và bạn sẽ phải trả khoản nợ này theo quy định của ngân hàng phát hành thẻ. Đây chính là một cám dỗ lớn khiến không ít người tiêu dùng rơi vào cảnh nợ thẻ tín dụng.
Đã không ít trường hợp khách hàng vì chi tiêu mất kiểm soát đã phải trả nợ ngân hàng với mức lãi suất rất cao từ 26 - 33%/năm, cộng thêm một khoản phí phạt vì chậm trễ thanh toán. Số tiền này ban đầu có thể không quá lớn, nhưng nếu để nợ chồng chất từ tháng này qua tháng khác thì sẽ rất nguy hiểm. Chưa kể, việc nợ thẻ còn khiến lịch sử tín dụng của bạn bị ảnh hưởng tiêu cực.
Vì thế, trước khi quẹt thẻ thanh toán tại các siêu thị, cửa hàng... bạn hãy chắc rằng mình đang chi tiêu đúng mức và kiểm soát được nó. Hãy cẩn thận với cảm giác “hào hứng” khi được thoải mái chi tiêu số tiền gấp mấy lần lương mà lại không phải trả lãi thẻ tín dụng trong vòng 45 - 55 ngày, vì cuối cùng thì bạn vẫn phải trả đầy đủ số tiền đó cho ngân hàng.
Với thẻ tín dụng, bạn hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định mở thẻ để tiêu dùng, nhất là khi không thể kiểm soát được chi tiêu của chính mình. Hiện nay cũng có không ít các vụ lừa đảo trên thẻ được thực hiện bằng quẹt thẻ tín dụng giả có thông tin của khách hàng nhằm chiếm đoạt tài sản và thực hiện các hành vi tiêu dùng phạm pháp. Vậy nên hãy là người tiêu dùng thông minh để không trở thành nạn nhân của những vụ lừa đảo này nhé!
Đang vay tín chấp ngân hàng
Về cơ bản, thẻ tín dụng và vay tín chấp có khá nhiều điểm tương đồng vì đều là sử dụng tiền có ngân hàng trước sau đó trả nợ sau, chỉ khác về số hạn mức và lãi suất mà thôi.
Vay tín chấp ngân hàng khi mở thẻ tín dụng
Với thẻ tín dụng, bạn được miễn lãi trong 45 - 55 ngày khi sử dụng số tiền trong thẻ để thanh toán và chi tiêu. Sau thời hạn này nếu khách hàng không trả được nợ, ngân hàng sẽ bắt đầu tính lãi suất trên số tiền nợ bạn chưa thanh toán dao động từ 26 - 33%/năm.
Đối với vay tín chấp, bạn sẽ được cấp một hạn mức tín dụng theo thu nhập cá nhân của mình để chi tiêu. Trong suốt thời gian vay tín chấp khách hàng sẽ phải trả nợ và lãi hàng tháng cho ngân hàng đến khi hết nợ, trường hợp không trả nợ đúng hạn sẽ phải chịu mức lãi suất khoảng 20%/năm.
Vì cả hai đều là những hình thức vay nợ ngân hàng, nên khi đang vay tín chúng tôi khuyên bạn không nên mở thẻ tín dụng hoặc quẹt thẻ thanh toán để tiêu dùng. Khách hàng cần kiểm soát chi tiêu thật chặt chẽ, tránh “gánh” thêm quá nhiều khoản nợ không đáng có khác.
Đang nợ thẻ tín dụng
Bạn nên giải quyết hết dư nợ trong thẻ tín dụng trước khi tiếp tục quẹt thẻ. Hãy thanh toán hết phần chi tiêu mà bạn còn nợ ngân hàng, trước khi tiếp tục quẹt thẻ mua sắm những món đồ mới của tháng này.
Kiểm soát bảng sao kê thẻ tín dụng hàng tháng để lên kế hoạch tiết kiệm cho bản thân và gia đình. Nếu bạn đang có quá nhiều nợ, hãy tạm ngưng sử dụng thẻ tín dụng và bắt đầu trả nợ cho ngân hàng càng sớm càng tốt.
Quẹt thẻ tín dụng có mất phí không?
Hiện nay khi khách hàng quẹt thẻ tín dụng qua máy POS sẽ không phải trả bất kỳ khoản phí quẹt thẻ tín dụng nào cho ngân hàng. Người phải trả phí này cho ngân hàng là đơn vị thuê máy POS để phục vụ thanh toán tại cửa hàng với số tiền tương ứng là từ 1 - 2,5%/giao dịch.
Quẹt thẻ tín dụng có mất phí
Nếu thấy giao dịch bị trừ phí có nghĩa là đơn vị bạn giao dịch tự ý thu phí chứ không phải là ngân hàng. Việc thu phí này để giúp họ bù vào số tiền thuê máy POS. Nếu bạn nhận thấy giao dịch bị thu phí cần phản ánh đến ngân hàng hoặc đơn vị phát hành thẻ ngay, bởi đây là hành động bất hợp pháp, ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng.
Khách hàng chỉ bị tính phí quẹt thẻ khi: Hệ thống lỗi, quẹt thẻ nhiều lần, đơn vị cung cấp không liên kết với ngân hàng…
Có nên quẹt thẻ tín dụng để lấy tiền mặt?
Chức năng chính của thẻ tín dụng là để thanh toán. Do vậy khi sử dụng thẻ tín dụng bạn không nên rút tiền mặt. Nghiêm trọng hơn bạn có thể gặp phải những rủi ro và nợ xấu tín dụng.
Để hạn chế tình trạng khách hàng rút tiền mặt từ thẻ tín dụng như thẻ ghi nợ Debit. Các ngân hàng đã đưa ra những nguy định vô cùng nghiêm ngặt như:
- Ngân hàng chỉ cho phép bạn rút tiền mặt tối đa 70% hạn mức thẻ được cấp.
- Phí rút tiền từ thẻ tín dụng tại các ngân hàng rất cao là 4%/giao dịch. Nếu phát sinh giao dịch, ngân hàng sẽ thu tối thiểu từ 50.000 VNĐ đến 80.000 VNĐ cho mỗi lần rút tiền.
- Lãi suất sẽ được tính ngay tại thời điểm bạn rút tiền từ thẻ tín dụng, mức lãi này được quy định theo từng ngân hàng nhưng dao động từ 18%/năm trở lên.
- Nếu bạn rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, ngân hàng sẽ tự động đánh giá bạn có điểm tín dụng xấu. Điều này ảnh hưởng đến các giao dịch về sau như gia tăng hạn mức tín dụng, sử dụng dịch vụ khác của ngân hàng…
Những lưu ý khi quẹt thẻ tín dụng
Trong quá trình sử dụng thẻ tín dụng, khách hàng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để tránh những rủi ro không cần thiết:
- Không để lộ thông tin thẻ tín dụng cho người khác biết ví dụ như thu ngân.
- Như đã lưu ý ở trên, đó là bạn không nên cà thẻ tín dụng khi đang vay tín chấp ngân hàng.
- Luôn kiểm tra cẩn thận thông giao dịch trên hóa đơn và sao kê.
- Thanh toán dư nợ thẻ tín dụng đúng hạn để tránh bị ngân hàng phạt
Hy vọng với những thông tin trên bạn biết cách quẹt thẻ tín dụng và hiểu được khi nào thì không nên quẹt thẻ để tránh bị lâm vào cảnh nợ thẻ tín dụng.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất