avatart

khach

icon

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là gì? Ngành nghề nào bắt buộc mua?

Bảo hiểm phi nhân thọ

- 11/12/2019

0

Bảo hiểm phi nhân thọ

11/12/2019

0

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là sản phẩm được thiết kế nhằm bảo vệ doanh nghiệp và cá nhân trong trường hợp bị kiện tụng do bất cẩn dẫn đến việc gây ra thiệt hại cho người khác.

Mục lục [Ẩn]

Trong kinh doanh, các doanh nghiệp khó tránh khỏi các vụ kiện liên quan đến thiệt hại về tài sản hay thương tật do sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình. Ngoài việc phải bồi thường, doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng về uy tín, thương hiệu và các chi phí pháp lý.

Thấu hiểu được điều đó, các doanh nghiệp bảo hiểm đã thiết kế sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp để giảm bớt gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp khi có rủi ro xảy ra.

Vậy bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là gì? Ngành nghề nào bắt buộc phải mua loại bảo hiểm này?

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là gì?

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp (Tên tiếng anh: Professional liability insurance) là sản phẩm được thiết kế với mục đích bảo vệ doanh nghiệp và cá nhân với các trách nhiệm dân sự do hành động vô ý dẫn đến bị kiện hoặc phải bồi thường thiệt hại với chi phí lớn.

So với các loại hình bảo hiểm trách nhiệm tổng quát chỉ bảo vệ các rủi ro như thương tật hay thiệt hại tài sản, vật chất, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp (BHTN nghề nghiệp) bảo vệ cụ thể hơn cho doanh nghiệp trong trường hợp có sai sót gây thiệt hại về tài chính.

Đặc điểm của sản phẩm

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp có 3 đặc điểm cơ bản như sau:

Quy định hạn mức trách nhiệm cụ thể

Mức trách nhiệm bảo hiểm của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp sẽ được thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm. Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường thiệt hại cho bên thứ ba và chi trả những chi phí pháp lý liên quan như: Phí y tế, phí kiện tụng, phí ngăn chặn rủi ro phát sinh thêm…

Trách nhiệm bảo hiểm phải được xác định dựa trên tất cả các yếu tố

Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ được xác định dựa trên tất cả các yếu tố sau:

- Phải là hành động vô ý, sơ xuất: Người được bảo hiểm hiểm hoặc nhân viên của họ đã không cẩn trọng trong khi làm việc dẫn đến thiệt hại cho người khác mà họ phải đền bù theo quy định của pháp luật

- Sự kiện bảo hiểm phải xảy ra khi khách hàng cung cấp dịch vụ chuyên môn

- Hành động gây thiệt hại phải trong phạm vi ranh giới ngành nghề chuyên môn đã được nêu rõ trong hợp đồng bảo hiểm

- Gây thiệt hại cho bên thứ 3 có mối quan hệ độc lập với người được bảo hiểm: Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường khi người được bảo hiểm gây ra tổn thất cho các đối tượng là nhà chuyên môn hay chính người được bảo hiểm và nhân viên của họ

- Có phát sinh khiếu nại từ bên thứ 3

- Trong thời hạn hồi tố: Nếu tổn thất xảy ra đối với bên thứ 3 phát sinh trước thời điểm bắt đầu hiệu lực hồi tố thì khiếu nại liên quan sẽ không thuộc phạm vi bảo hiểm >> Doanh nghiệp sẽ không được bồi thường

Các trường hợp miễn trừ trách nhiệm của bên bảo hiểm

Khi có rủi ro xảy ra, trách nhiệm của bên bảo hiểm sẽ được miễn trừ khi:

- Người được bảo hiểm thực hiện công việc chuyên môn không phù hợp với tiêu chuẩn nghề nghiệp từ đó gây ra tổn thất cho bên thứ 3

- Thực hiện các công việc ngoài lĩnh vực chuyên môn

Ví dụ: Bác sĩ răng - hàm - mặt chữa bệnh viêm tai cho khách hàng thì dù bác sĩ có tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thì cũng không được bồi thường khi có rủi ro xảy ra.

- Các loại tiền phạt: Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bồi thường tổn thất cho bên thứ 3 còn các khoản tiền phạt thì người được bảo hiểm sẽ phải tự chi trả, trừ khi có thỏa thuận trước được quy định trong hợp đồng bảo hiểm.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề luật sư

Bảo hiểm trách nhiệm nghề luật sư

7 ngành nghề bắt buộc mua BHTN nghề nghiệp

Hiện nay, có 7 ngành nghề bắt buộc phải mua BHTN nghề nghiệp theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:

1. Nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng

Căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 9 Luật Xây dựng 2014 quy định như sau:

Nhà thầu tư vấn mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên.

2. Tổ chức hành nghề luật sư

Căn cứ khoản 6, Điều 40 Luật Luật sư 2006 quy định Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư:

Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

3. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Căn cứ Điều 92 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định như sau:

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động môi giới bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam.

4. Công ty kiểm toán

Căn cứ Khoản 4 Điều 25 Nghị định 105/2004/NĐ-CP quy định:

Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm toán viên hoặc trích lập Quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính để tạo nguồn chi trả bồi thường thiệt hại do lỗi của doanh nghiệp gây ra cho khách hàng. Chi phí mua bảo hiểm hoặc trích lập Quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp được tính vào chi phí kinh doanh theo quy định của Bộ Tài chính.

5. Công ty chứng khoán

Căn cứ Khoản 7 Điều 71 Luật Chứng khoán 2006 quy định như sau:

Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán tại công ty hoặc trích lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư để bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư do sự cố kỹ thuật và sơ suất của nhân viên trong công ty.

6. Công ty quản lý quỹ

Căn cứ Khoản 1 Điều 72, Khoản 7 Điều 71 Luật Chứng khoán 2006 thì nghĩa vụ của công ty chứng khoán phải:

Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán tại công ty hoặc trích lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư để bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư do sự cố kỹ thuật và sơ suất của nhân viên trong công ty.

7. Doanh nghiệp thẩm định giá

Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Thông tư 38/2014/TT-BTC thì:

Doanh nghiệp thẩm định giá phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thẩm định giá hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp để tạo nguồn chi trả bồi thường thiệt hại (nếu có) do doanh nghiệp thẩm định giá gây ra cho người sử dụng kết quả thẩm định giá. Người sử dụng kết quả thẩm định giá là khách hàng thẩm định giá hoặc là bên thứ ba có liên quan do khách hàng thẩm định giá xác định và được doanh nghiệp thẩm định giá thống nhất ghi trong hợp đồng thẩm định giá.

Ngoài 7 nhóm nghề nghiệp bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trên thì theo Nghị định 102/2011/NĐ-CP các cơ sở khám, chữa bệnh cũng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với người đã được cấp chứng chỉ hành nghề và thực hiện khám bệnh, chữa bệnh gồm:

  • Bác sỹ, y sỹ;
  • Điều dưỡng viên;
  • Hộ sinh viên;
  • Kỹ thuật viên;
  • Lương y;
  • Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề môi giới bảo hiểm

Bảo hiểm trách nhiệm nghề môi giới bảo hiểm

Các công ty cung cấp bảo hiểm uy tín

Hiện nay có rất nhiều công ty bảo hiểm triển khai sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp để khách hàng lựa chọn. Dưới đây là một số gợi ý để bạn đọc tham khảo:

Công ty bảo hiểm Bảo Việt

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Bảo Việt cung cấp sự đảm bảo tài chính cho khách hàng để chi trả các phí kiện tụng và bồi thường cho bên thứ 3 do sai sót trong quá trình làm việc của doanh nghiệp hoặc nhân viên của họ.

Bao gồm các sản phẩm nổi bật như:

  • Bảo hiểm Trách nhiệm nghề nghiệp trong khám bệnh, chữa bệnh (DPI)
  • Bảo hiểm Trách nhiệm nghề nghiệp Luật sư (LPI)
  • Bảo hiểm Trách nhiệm nghề nghiệp Môi giới bảo hiểm (PI)
  • Bảo hiểm Trách nhiệm nghề nghiệp vận hành cảng (MTO)
  • Bảo hiểm Trách nhiệm nghề nghiệp của Thủ kho (Warehouseman’s liability)
  • Bảo hiểm Trách nhiệm khác

Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, khách hàng có thể liên hệ đến số Hotline của công ty bảo hiểm Bảo Việt để được hỗ trợ:

1900 55 88 99

Bảo hiểm PJICO

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của PJICO được thiết kế cho nhiều ngành nghề khác nhau như:

  • Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn thiết kế
  • Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bảo vệ
  • Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư
  • Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên

Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp được ký kết giữa khách hàng và PJICO dựa trên sự thỏa thuận giữa 2 bên về mức phí, mức trách nhiệm, phạm vi bảo hiểm, những loại trừ bảo hiểm…

Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, PJICO sẽ bồi thường với hạn mức quy định trong hợp đồng bảo hiểm dựa trên cơ sở người được bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm.

Khách hàng muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm bảo hiểm mà PJICO đang cung cấp, vui lòng ĐĂNG KÝ để được tư vấn NGAY:

Đăng ký ngay

Bảo hiểm PVI

PVI hiện đang cung cấp các sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp phù hợp với từng ngành nghề. Cụ thể như sau:

Khách hàng có thể click trực tiếp vào các link trên để xem quy tắc bảo hiểm của các sản phẩm trên.

Ngoài các công ty bảo hiểm trên, còn có một số công ty như VNI, MIC, Bảo Minh… cũng là những địa chỉ uy tín mà khách hàng có thể tham khảo.

ĐẶC BIỆT

Hiện nay TheBank đã hợp tác với các đối tác trên để hỗ trợ khách hàng tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp với mức phí hợp lý.

Vì vậy, khách hàng có thể đăng ký NGAY TẠI ĐÂY, TheBank sẽ tư vấn và làm thủ tục giúp bạn:

Đăng ký ngay

Phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp

Mức phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng thỏa thuận và được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm. Mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có quy định riêng về mức phí này.

Ví dụ:

- Nghề công chứng:

Căn cứ Khoản 2 Điều 22 Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng quy định về mức phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp với nghề công chứng như sau:

Doanh nghiệp bảo hiểm và tổ chức hành nghề công chứng hoặc tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên trong trường hợp được tổ chức hành nghề công chứng ủy quyền thỏa thuận mức phí bảo hiểm, nhưng không được thấp hơn 03 (ba) triệu đồng một năm cho một công chứng viên.

- Ngành xây dựng:

Căn cứ Điều 11, Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định mức phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp như sau:

Điều 11. Nguyên tắc xác định mức phí bảo hiểm

Mức phí bảo hiểm đối với các sản phẩm bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng phải được xác định dựa trên số liệu thống kê, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm và phải tương ứng với điều kiện bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Đây là sản phẩm bảo hiểm mà doanh nghiệp nên tham gia để giảm thiểu tổn thất về tài chính nếu chẳng may rủi ro liên quan đến công việc chuyên môn của mình.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *