avatart

khach

icon

Có được vay thế chấp tài sản hình thành trong tương lai không?

Kiến thức vay thế chấp

- 14/03/2023

0

Kiến thức vay thế chấp

14/03/2023

0

Vay thế chấp tài sản hình thành trong tương lai mang đến sự tiện lợi cho người vay nhưng đồng thời cũng khiến bên cho vay gặp nhiều rủi ro hơn. Vì vậy chỉ một số ít tài sản hình thành trong tương lai được chấp nhận làm tài sản thế chấp.

Mục lục [Ẩn]

Bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng kể tên hàng trăm loại tài sản như nhà, xe, máy móc, thiết bị, vàng...Nhưng những tài sản gì được gọi là tài sản hình thành trong tương lai thì không phải ai cũng biết.

Thế nào là tài sản hình thành trong tương lai?

Theo quy đinh tại điều 108 của Bộ luật dân sự năm 2015 thì tài sản tương lại được định nghĩa như sau:

Tài sản trong tương lai là tài sản chưa được hình thành và tài sản đã được hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.

Hiểu đơn giản, tài sản hình hình trong tương lai là tài sản đang được đầu tư, xây dựng và chưa hoàn thiện cả về công năng, công dụng hoặc tài sản được hình thành từ vốn vay. 

Tài sản hình thành trong tương lai gồm những loại tài sản sau:

  • Tài sản được hình thành từ các nguồn vốn vay
  • Tài sản đang trong quá trình hình thành hợp pháp tại thời điểm thực hiện giao dịch thế chấp tài sản.
  • Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu. Tài sản này chỉ được đăng ký quyền sở hữu sau khi đã thực hiện giao dịch bảo đảm.

Lưu ý quyền sử dụng đất không được tính là tài sản hình thành trong tương lai. 

Vay thế chấp tài sản hình thành trong tương lai

Tài sản hình thành trong tương lai có được thế chấp để vay vốn không?

Điều 295 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về tài sản đảm bảo như sau: "Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.”

Như vậy tài sản hình thành trong tương lai có thể sử dụng để thế chấp vay vốn tại ngân hàng. Thông thường ngân hàng có 3 gói vay chấp nhận tài sản hình thành trong tương lai làm tài sản đảm bảo:

  • Cho vay mua nhà dự án: áp dụng với khách hàng mua nhà chung cư hoặc căn hộ thuộc các dự án bất động sản đang trong quá trình xây dựng chưa hoàn thiện hoặc đã hoàn thiện nhưng chưa làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu
  • Cho vay mua ô tô mới: áp dụng cho khách hàng vay mua ô tô mới thế chấp bằng chính chiếc xe mua. 
  • Cho vay mua đầu tư máy móc, tài sản cố định: áp dụng với khách hàng là cá nhân, tổ chức vay sản xuất kinh doanh

Điều kiện để được thế chấp tài sản hình thành trong tương lai

Đối với nhà ở hình thành trong tương lai:

- Nhà xây dựng trên đất của mình:

  • Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp
  • Có giấy phép xây dựng 

- Nhà ở hình thành trong tương lai mua từ chủ đầu tư dự án:

  • Có hợp đồng mua bán hợp pháp ký kết trực tiếp với chủ đầu tư hoặc có văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nếu khách hàng là bên nhận chuyển nhượng.
  • Có giấy tờ chứng minh đã đóng tiền mua nhà cho chủ đầu tư theo tiến độ trong hợp đồng mua bán.
  • Không thuộc diện đang có khiếu nại, khiếu kiện, tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở hoặc về việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở này;

Đối với tài sản khác

Tài sản khác ở đây có thể là máy móc, thiết bị, xe...Để được chấp nhận làm tài sản đảm bảo thì những tài sản này cần đảm bảo những điều kiện sau:

  • Có hợp đồng mua bán hợp pháp
  • Có giấy tờ chứng minh đã đóng đủ tiền theo hợp đồng
  • Tài sản không có tranh chấp, khiếu kiện.

Thủ tục đăng ký thế chấp tài sản hình thành trong tương lai

Theo quy định tại thông tư số 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT thì để đăng ký thế chấp tài sản hình thành trong tương lai thì bên thế chấp và bên nhận thế chấp cần chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ gồm:

- Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp theo Mẫu số 01/ĐKTC;

- Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp có công chứng, chứng thực trong trường hợp pháp luật có quy định;

- Giấy chứng nhận;

- Giấy tờ chứng minh trong các trường hợp sau:

  • Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là người được ủy quyền;
  • Một trong các loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp lệ phí đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất nếu có yêu cầu miễn lệ phí đăng ký thế chấp.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì bước tiếp theo là mang lên cơ quan có thẩm quyền gồm Văn phòng đăng ký đất đai và chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai để làm thủ tục đăng ký thế chấp.

Vướng mắc the chấp nhà ở hình thành trong tương lai

Hiện nay đối với tài sản là nhà hình thành trong tương lai đặc biệt là nhà tại các dự án chung cư thì không phải ngân hàng nào cũng nhận làm tài sản thế chấp. Nguyên nhân này xuất phát từ tình hình thực tế là nhiều chủ đầu tư không đủ điều kiện xây dự án, xây vượt tầng, trái phép khiến cho ngân hàng e dè. Vì vậy mà ngân hàng chỉ nhận tài sản là nhà hình thành trong tương lai của những dự án chung cư của chủ đầu tư uy tín, có ký hợp đồng hợp tác với ngân hàng để đảm bảo quyền lợi cho mình. Điều này đã khiến cho khách hàng gặp khó trong việc lựa chọn ngân hàng vay vốn.

Ngoài ra tình trạng một căn nhà được thế chấp nhiều lần tại nhiều ngân hàng khác nhau đẩy rủi ro cho cả người vay và ngân hàng. Thực tế đã có tình trạng chủ đầu tư sử dụng dự án xây dựng của mình làm tài sản thế chấp khi vay vốn. Khách hàng sau khi ký hợp đồng mua bán cũng lại tiếp tục sử dụng căn hộ đó làm tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng. Điều này dẫn đến tình trạng mâu thuẫn về lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng. Khi chủ đầu tư không trả được tiền vốn vay thì ngân hàng vẫn có quyền tịch thu căn nhà khách hàng đã mua. 

Chính vì những lý do trên mà hiện nay các ngân hàng đều khá hạn chế trong việc nhận tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai được mua từ các chủ đầu tư xây dựng. Khách hàng có thể gặp khó khăn trong việc tìm ngân hàng chấp nhận cho vay vốn thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai. 

Để lựa chọn được ngân hàng phù hợp chấp nhận cho vay thế chấp tài sản hình thành trong tương lai, bạn có thể liên hệ ngay với TheBank để được tư vấn miễn phí.

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn vay thế chấp

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH LÃI SUẤT VAY VỐN

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *