avatart

khach

icon

Muốn dạy trẻ tiết kiệm tiền cha mẹ đừng bỏ qua những phương pháp dưới đây

Tiết kiệm

- 04/11/2021

0

Tiết kiệm

04/11/2021

0

Trẻ em Nhật thường được dạy cách tiết kiệm tiền từ rất sớm, chính vì thế khi lớn lên thói quen này đã hình thành trong lối sống của họ giúp họ có được khối tài sản lớn. Vậy nên, muốn dạy con cách tiết kiệm tiền, các bậc cha mẹ nên dạy cho con ngay từ nhỏ để hình thành thói quen tiết kiệm cho sau này. 

Mục lục [Ẩn]

Cha mẹ luôn làm tấm gương dạy bé tiết kiệm tiền

Cha mẹ luôn làm tấm gương dạy bé tiết kiệm tiền

Cha mẹ luôn làm tấm gương dạy bé tiết kiệm tiền

Để hình thành thói quen tiết kiệm cho trẻ, cha mẹ phải chính là tấm gương để trẻ học tập và noi theo. Bạn có thể kể cho trẻ nghe những câu chuyện dễ hiểu về việc tiết kiệm tiền bạc hoặc những tình huống hằng ngày. 

Ví dụ, khi con bạn đang xem tivi, bạn hãy để tiền vào hũ và cho con biết đây là hũ tiền tiết kiệm của mẹ. Điều này sẽ cho con thấy tiết kiệm là chuyện bình thường. Hơn nữa, hầu hết trẻ nhỏ muốn giống người lớn nên khi thấy bạn tiết kiệm tiền, con cũng muốn giống bạn.

Xem thêm: Học cách tiết kiệm tiền kiểu Nhật giúp bạn quản lý chi tiêu tốt hơn

Dạy trẻ cách tiết kiệm tiền bằng cách bỏ ống heo 

Dạy trẻ cách tiết kiệm tiền bằng cách bỏ ống heo

Dạy trẻ cách tiết kiệm tiền bằng cách bỏ ống heo

Bỏ ống heo là một cách tiết kiệm đơn giản nhất mà các bậc cha mẹ có thể dạy trẻ. Hằng ngày bạn có thể cho trẻ một khoản tiền tiêu vặt nho nhỏ để con cho vào heo đất. Khi heo đã được “ăn no” thì trẻ có thể sử dụng chúng để mua những món đồ mình yêu thích. 

Hãy dạy trẻ hiểu rằng tiền là dùng để mua đồ 

Hằng ngày khi đi chợ, bạn có thể giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của tiền cũng như giúp trẻ phân biệt được giá trị của những đồng tiền là khác nhau. Chẳng hạn hai tờ mười nghìn sẽ bằng 1 tờ hai mươi nghìn. Số tiền này có thể sử dụng để mua đồ gì. Cứ như vậy, mỗi ngày hãy củng cố cho trẻ một chút kiến thức giúp trẻ hiểu hơn về tiền bạc. 

Hãy giải thích cho trẻ biết để mua được món đồ yêu thích thì cần phải tiết kiệm 

Đây là cách để giúp trẻ thích thú hơn với việc tiết kiệm. Các bậc cha mẹ có thể đưa ra mục tiêu để trẻ có thể phấn đấu. Chẳng hạn nếu trẻ muốn mua một món đồ chơi ghép hình lego, muốn có được chúng trẻ sẽ phải tiết kiệm hằng ngày, có thể là tiền ăn sáng, tiền được cho hoặc tiền thưởng. Sau khi đạt được khoản tiền tiết kiệm đó trẻ có thể sử dụng chúng để mua món đồ chơi đó. 

Dạy trẻ cách so sánh khi mua sắm

Khi trẻ lớn, mỗi lần đi chợ hoặc siêu thị khi mua một món đồ gì đó, cha mẹ có thể nói với trẻ về việc so sánh khi mua sắm. Chẳng hạn nếu món đồ trong danh sách cần mua đang được khuyến mãi thì có thể lựa chọn chúng thay vì mua món đồ tương tự nhưng giá đắt hơn. Chỉ với cách đơn giản này bạn cũng đã giúp trẻ hiểu hơn về việc tiết kiệm tiền bạc. 

Treo thưởng khi con tiết kiệm tiền 

Để tạo cảm giác hứng thú cho trẻ cũng như hoan nghênh trẻ đã biết tiết kiệm tiền của mình, cha mẹ có thể khen thưởng cho con một phần quà gì đó chẳng hạn như phần thưởng có thể là thêm 30 phút chơi đồ chơi hoặc bất cứ điều gì mà con muốn. Cứ như vậy trẻ sẽ cảm thấy hứng thú hơn với việc tiết kiệm và cố gắng đạt thành tích cao hơn cho những lần sau. 

Giới thiệu về gửi tiết kiệm ngân hàng 

Khi trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể dạy cho con cách tiết kiệm tiền tại ngân hàng để sinh lời từ khoản tiền của mình. Hiện nay có rất nhiều ngân hàng triển khai các chương trình tài khoản cho trẻ với nhiều ưu đãi đặc biệt. 

Dạy cho trẻ hiểu hơn về thẻ tín dụng 

Dạy cho trẻ hiểu hơn về thẻ tín dụng

Dạy cho trẻ hiểu hơn về thẻ tín dụng

Với những trẻ từ 15-19 tuổi khi thấy cha mẹ sử dụng thẻ tín dụng sẽ biết về sự tiện lợi của chúng, thế nhưng đấy chỉ là một phần của thẻ tín dụng, trẻ không thể nào hiểu được những loại phí, lãi suất mà khi dùng trẻ phải trả. 

Vậy nên, bạn có thể giải thích cho trẻ sự khác biệt giữa thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng cũng như cách sử dụng thẻ tín dụng. 

Cho con tự chịu trách nhiệm tài chính 

Khi trẻ học trung học, bạn hãy cho trẻ tự chủ trong chi tiêu của mình. Chẳng hạn hàng tuần bạn sẽ cấp cho con 1 khoản nhất định để sử dụng cho ăn sáng, đi lại, hãy nhấn mạnh với trẻ rằng nếu con sử dụng hết số tiền này thì trong tháng đó con phải nhịn ăn sáng hoặc đi bộ đi học. 

Việc cho con tự quản lý chi tiêu là cách giúp trẻ ý thức hơn về việc sử dụng tiền bạc và là tiền đề để cho trẻ chi tiêu hiệu quả hơn trong những năm đại học khi sống xa gia đình. 

Dạy trẻ tiết kiệm không phải là chuyện ngày 1 ngày 2, nó là cả một quá trình cần cố gắng rèn luyện trong cuộc sống. Vậy nên tùy từng độ tuổi mà cha mẹ có thể dạy con cách tiết kiệm sao cho phù hợp.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *