avatart

khach

icon

Hướng dẫn lập kế hoạch chi tiêu cá nhân hợp lý, tiết kiệm

Tiết kiệm

- 10/11/2021

0

Tiết kiệm

10/11/2021

0

Muốn tiết kiệm và đầu tư hiệu quả thì việc lên kế hoạch quản lý tài chính cá nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một bản kế hoạch tài chính cá nhân chi tiết và hợp lý sẽ giúp cho bạn dễ dàng thực hiện, tránh những sự lãng phí không đáng có.

Mục lục [Ẩn]

Chi tiêu cá nhân là gì?

Chi tiêu cá nhân trong tiếng Anh là (Personal Consumption Expenditures – PCE) là chỉ số đo lường một cách toàn diện về mức độ chỉ tiêu hàng tháng của người tiêu dùng, bao gồm chi phí hàng hóa lâu bền, hàng tiêu dùng và dịch vụ.

Các phương pháp quản lý chi tiêu cá nhân

Phương pháp quản lý chi tiêu cá nhân

Phương pháp quản lý chi tiêu cá nhân

Để giúp cho việc quản lý tài chính cá nhân được hiệu quả, bạn có thể tham khảo và sử dụng 2 công cụ hỗ trợ dưới đây.

Quản lý bằng app

Hiện nay việc quản lý tài chính qua app trên điện thoại dần trở nên phổ biến và là công cụ đắc lực giúp bạn lên kế hoạch chi tiêu, quản lý tiền, đầu tư, tiết kiệm… Dựa trên nền tảng số, các app quản lý chi tiêu sẽ giúp bạn đưa ra những số liệu, phân tích tình hình tài chính của bạn một cách cụ thể, một số app còn có chức năng nhắc nhở người dùng ghi chép khi quên.

Bạn có thể sử dụng app quản lý chi tiêu cá nhân misa, Spendee, PocketGuard…

Xem thêm: Top những app tiết kiệm chi tiêu trên điện thoại bạn không nên bỏ qua

Quản lý tài chính cá nhân qua excel hoặc qua sổ sách

Bên cạnh những app, bạn cũng có thể quản lý chi tiêu cá nhân qua excel hoặc sổ sách để dễ dàng theo dõi hoạt động thu chi, tích lũy hàng tháng của mình.

Với công cụ Excel bạn có thể dễ dàng tính toán, xác định được chênh lệch thu chi để bạn điều chỉnh kịp thời.

Cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân hợp lý, tiết kiệm

Bảng kế hoạch chi tiêu cá nhân

Bảng kế hoạch chi tiêu cá nhân

Nắm bắt được tình hình tài chính cá nhân

Để cho kế hoạch tài chính đạt được hiệu quả, bạn cần phải nhận định chính xác tình hình tài chính hiện tại của bản thân mình. Bạn phải cần biết được thu nhập mỗi tháng của mình là bao nhiêu, có các khoản nợ nào cần được thanh toán…

Khi liệt kê càng chi tiết thì việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân càng dễ đạt hiệu quả cao khi thực hiện.

Xác định các khoản cần chi tiêu

Dựa vào tổng thu nhập đó, mỗi người sẽ có những khoản chi tiêu khác nhau. Vì thế bạn cần xác định rõ nhu cầu bản thân, từ đó phân loại nhóm tiền cụ thể. Thông thường, các khoản chi tiêu sẽ bao gồm 3 nhóm chính:

- Nhóm 1 ( Tiền cố định hàng tháng): Tiền nhà, tiền ăn, xăng xe đi lại, hóa đơn điện nước, tiền điện thoại, tiền cho con cái hoặc bố mẹ…
- Nhóm 2 (Khoản chi tiền để tiết kiệm và đầu tư): Dự phòng khoản tiền tiết kiệm để đủ sống trong vòng 3 tháng nếu mất việc. Khoản tiền này có thể dùng để trả nợ, đầu tư nâng cao kỹ năng, cải thiện thu nhập…
- Nhóm 3 (Khoản chi tiêu tự do): Dành cho những mối quan hệ người thân, bạn bè, cần được giải trí. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng để phân chia cho 2 nhóm trên.

Tính toán và đưa ra kế hoạch chi tiêu cho từng khoản

Bản kế hoạch chi tiêu cá nhân

Bản kế hoạch chi tiêu cá nhân

Sau khi xác định được các khoản cần chi tiêu, bạn sẽ phân bổ khoản tiền của mình sao cho phù hợp nhất. Bạn có thể trích ra khoảng 50% tổng thu nhập để chi tiêu cho các khoản thiết yếu trong cuộc sống, 15-20% tổng thu nhập để có thể đầu tư, tiết kiệm cho tương lai. 20-30% còn lại để đáp ứng cho các nhu cầu, thói quen sinh hoạt cá nhân.

Khi lập bảng chi tiêu cá nhân, bạn có thể tham khảo, áp dụng các phương pháp nổi tiếng về quản lý chi tiêu như 6 chiếc hũ hoặc 50/30/20.

Tính toán và cân đối lại chi tiêu

Ngay sau khi phân bổ xong nguồn tiền theo tình hình thực tế, bạn cần tính toán lại các khoản dự chi. Xác định mức chênh lệch để cân đối nguồn tiền cho từng khoản, từng nhóm chi tiêu.

Bạn hãy xem xét các mục không cần thiết để đạt được mục tiêu quản lý tài chính. Bạn có thể cắt nhóm 5% các khoản không cần thiết ở nhóm 1 mà vẫn đảm bảo mức sống, tiết kiệm hiệu quả.

Tiết kiệm và đầu tư cho tương lai

Tùy vào thu nhập của bản thân mà bạn có thể lựa chọn mức tiết kiệm sao cho phù hợp nhất. Với khoản đầu tư tiết kiệm này bạn sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính trong tương lai, phòng rủi ro thất nghiệp, bệnh tật…

Thực hiện tuân thủ theo kế hoạch đã đề ra

Việc cuối cùng của bạn đó là tuân thủ bảng kế hoạch đã đề ra. Sau một vài tháng thực hiện, bạn hãy xem xét lại xem có những khoản nào chưa phù hợp hay cần thay đổi thì bạn có thể điều chỉnh lại sao cho phù hợp nhất với tình hình thực tế của bản thân.

 


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *