avatart

khach

icon

Cách chi tiêu 2 triệu đồng/tháng cho sinh viên, người thu nhập thấp có thể áp dụng

Tiết kiệm

- 13/11/2021

0

Tiết kiệm

13/11/2021

0

Với những sinh viên, người thu nhập thấp làm sao để chi tiêu với mức lương chỉ với 2 triệu đồng/tháng khi sinh sống tại các thành phố lớn như Hà Nội hoặc TP HCM. Nếu muốn có thể chi tiêu tiết kiệm hiệu quả với số tiền 2 triệu thì bạn sẽ phải có kế hoạch chi tiêu hợp lý chi tiết.

Mục lục [Ẩn]

Lên kế hoạch chi tiêu những thứ cần thiết

Các khoản chi tiêu cần thiết sẽ bao gồm tiền nhà trọ, tiền ăn uống hàng ngày, tiền điện nước, xăng xe. Với những người có nhà tại thủ đô thì có thể ở ngay tại nhà. Tuy nhiên với những người ở tỉnh lẻ lên thì khoản chi phí tiền nhà thường chiếm một khoản ngân sách khá lớn. Vậy nên, muốn tiết kiệm khoản chi tiêu này, bạn có thể tìm những phòng trọ có giá rẻ và rủ thêm 2-3 người bạn ở cùng để chia sẻ gánh nặng tiền nhà. Hoặc sinh viên có thể ở trọ trong ký túc xá ở trường cũng là cách để tiết kiệm tiền nhà. Khoản chi tiêu cho tiền nhà bạn có thể chia tối đa là 500 - 600 nghìn đồng. Vậy nên hãy cân đối làm sao cho phù hợp nhất.

Cách chi tiêu với 2 triệu đồng/tháng

Cách chi tiêu với 2 triệu đồng/tháng

Bên cạnh tiền nhà sẽ là tiền ăn, đây cũng là khoản chi tiêu khá tốn trong ngân sách của bạn. Muốn biết được tổng tiền ăn sẽ là bao nhiêu, bạn nên tính trung bình mỗi ngày mình sẽ phải chi ra bao nhiêu tiền để vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng, vừa đổi món không nhàm chán lại phù hợp với thu nhập của mình. Muốn tiết kiệm tiền ăn uống, bạn có thể rủ thêm 2-3 người bạn để góp gạo thổi cơm chung, vừa giúp giảm chi phí vừa có những bữa ăn đầm ấm mà lại vô cùng an toàn.

Xem thêm: Cách chi tiêu hợp lý cho gia đình có thu nhập thấp

Liệt kê những khoản chi tiêu cần thiết cho bản thân

Bên cạnh tiền ăn và tiền nhà thì chúng ta sẽ cần trích ra một khoản để mua những thứ cần thiết cho bản thân chẳng hạn như quần áo, sửa rửa mặt, mỹ phẩm… để tránh mua cùng lúc quá nhiều thứ ảnh hưởng đến ngân sách chi tiêu thì bạn nên liệt kê những thứ đồ muốn mua. Sau khi có danh sách bạn sẽ lọc ra những món đồ cần thiết sử dụng trước và ưu tiên mua trước, những thứ còn lại sẽ mua vào tháng sau.

Một cách khác, nếu bạn muốn mua một món đồ nào đó, hãy cố gắng lùi ngày mua lại thêm vài ba ngày. Lùi càng lâu càng tốt. Khi đó hứng thú mua sắm trong bạn dần giảm xuống, có thể bạn sẽ thấy không thích món đồ đó nữa và từ bỏ ý định mua nó. Đây là quy tắc mua sắm 24 giờ thường được các tỷ phú áp dụng khá hiệu quả.

Thay đổi thói quen chi tiêu

Với những người sinh sống xa nhà thì ắt hẳn sẽ thường xuyên gọi điện về cho gia đình để hỏi thăm sức khỏe. Thay vì sử dụng cước viễn thông như trước kia, bạn có thể sử dụng các ứng dụng gọi điện, nhắn tin miễn phí như Zalo, Messenger, Whatapp… Như vậy mỗi tháng bạn chỉ cần chi trả tiền mạng Internet thay vì tiền điện thoại.

Điện và nước là hai khoản chi tiêu không cố định, nó có thể tăng hoặc giảm tùy vào nhu cầu sử dụng của bạn hàng tháng. Vậy nên, hãy học cách tiết kiệm điện, nước nó không chỉ có lợi cho bản thân bạn mà còn giúp môi trường trở nên tốt hơn.

Một số thói quen đơn giản giúp bạn tiết kiệm điện như tắt điện khi không ở trong phòng, rút các ổ cắm sau khi sử dụng xong, lựa chọn những đồ dùng có nhãn tiết kiệm điện năng. Còn đối với nguồn nước, bạn có thể cho chế độ nước sang vòi nhỏ để sử dụng tiết kiệm, tái sử dụng lại nước nếu còn sạch…

Đặt ra các mục tiêu tiết kiệm cho bản thân

Cách chi tiêu hợp lý với 2 triệu đồng

Cách chi tiêu hợp lý với 2 triệu đồng

Ngoài thay đổi thói quen chi tiêu, bạn cũng nên học cách tiết kiệm tiền. Tiết kiệm sẽ giúp cho bạn có một quỹ phòng thân nếu chẳng may bạn bị ốm hoặc muốn mua sắm một chiếc máy tính phục vụ cho học tập, làm việc. Có rất nhiều cách để bạn có thể tiết kiệm chẳng hạn như nuôi heo, gửi tiết kiệm ngân hàng… Ban đầu có thể chỉ là những khoản tiền nhỏ, nhưng “tích tiểu thành đại”, sau này bạn sẽ bất ngờ về khoản tiền mình đã tiết kiệm đấy.

Tìm cách để tăng thêm nguồn thu nhập

Nếu số tiền hiện tại của bạn không đủ để bạn chi tiêu thoải mái. Vậy tại sao không tìm cách để tăng thêm nguồn thu nhập khi nhàn rỗi. Bán hàng online, shipper, chạy xe công nghệ, gia sư, giúp việc nhà, phục vụ quán cà phê, nhà hàng, bảo vệ khách sạn… rất nhiều các công việc part-time có thể tham khảo và bạn sẽ có thêm một khoản không hề nhỏ để chi tiêu và tiết kiệm.

Trên đây là cách chi tiêu với ngân sách 2 triệu đồng. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có kế hoạch chi tiêu hợp lý.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *