7 tố chất mà nhân viên tín dụng cần có để thành công
Mục lục [Ẩn]
Nhân viên tín dụng là gì?
Nhân viên tín dụng là cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng – Những cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn.
Hầu hết các hệ thống ngân hàng đều chia tín dụng thành hai mảng, chuyên viên tín dụng cá nhân và chuyên viên tín dụng doanh nghiệp.
Dưới góc độ của nghiệp vụ ngân hàng, nhân viên tín dụng là một bộ phận quan trọng, tiếp cận với khách hàng ở thế chủ động, làm cho quy trình vay mượn dễ dàng hơn bằng cách tìm các khách hàng tiềm năng và hỗ trợ họ đăng ký vay vốn.
Xem thêm: Có mấy loại nhiên viên tín dụng?
Nhân viên tín dụng thuyết phục khách hàng vay vốn
Trong nhiều trường hợp, nhân viên tín dụng đóng vai trò như là nhân viên kinh doanh. Công việc cụ thể của một nhân viên tín dụng như sau:
- Nhân viên tín dụng liên lạc với khách hàng để xác định nhu cầu vay vốn. Sau đó họ sẽ cố gắng để thuyết phục khách vay vốn từ ngân hàng của mình.
- Khi đã thuyết phục được khách hàng, nhân viên tín dụng bắt đầu hướng dẫn khách hàng làm thủ tục vay vốn. Trong suốt thời gian này, nhân viên tín dụng sẽ thu thập các thông tin cơ bản về mục đích vay vốn, giải thích sự khác nhau của các khoản vay và điều khoản áp dụng dành cho người đăng ký vay vốn...
- Sau khi khách hàng đã hoàn thành đơn vay vốn, nhân viên tín dụng bắt đầu quy trình phân tích và phân loại thông tin dựa trên đơn này để xác định khả năng trả nợ của khách hàng.
- Trong trường hợp không có sẵn hồ sơ tín dụng hoặc điều kiện tài chính có vấn đề, nhân viên tín dụng có thể yêu cầu khách hàng cung cấp thêm thông tin.
Với những thông tin này, nhân viên tín dụng (lúc này cũng là nhân viên thẩm định) thực hiện các phân tích tài chính và đánh giá các rủi ro khác. Nhân viên tín dụng sẽ khi bàn bạc với trưởng phòng tín dụng để quyết định có chấp nhận cho vay hay không.
- Ngoài ra, một số nhân viên tín dụng còn làm nhân viên thu hồi nợ. Họ liên hệ với người có khoản nợ quá hạn để giúp họ tìm cách trả nợ, tránh tình trạng vỡ nợ. Nếu kế hoạch trả nợ không thành công, nhân viên thu hồi nợ sẽ đề xuất việc bán tài sản thế chấp để thanh toán khoản vay.
Xem thêm: Những nhiệm vụ chính của 1 nhân viên tín dụng ngân hàng.
Nhân viên tín dụng phải cẩn thận, tỉ mỉ
Những tố chất cần có của một nhân viên tín dụng giỏi
Nhân viên tín dụng ngoài kiến thức nghiệp vụ vững vàng thì còn đòi hỏi những phẩm chất sau:
Khả năng giao tiếp tốt
Nhờ khả năng này, họ sẽ dễ dàng xây dựng và phát triển các mối quan hệ với khách hàng, nâng cao cơ hội ký hợp đồng. Bên cạnh đó, đối với quan hệ công chúng, nhân viên tín dụng phải sẵn sàng đại diện ngân hàng tham gia các sự kiện cộng đồng.
Năng động, có tính tự chủ cao
Nhân viên tín dụng là những người đi làm việc bên ngoài văn phòng khá nhiều, tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng, đồng thời cũng thường phải đi công tác xa. Họ phải luôn tự giải quyết các vấn đề mà bản thân và khách hàng mắc phải.
Cương quyết và kiên định
Ngân hàng hoạt động tuân theo những quy định và luật được ban hành. Trước hết là luật ban hành từ phía Ngân hàng nhà nước, sau là quy định riêng của mỗi ngân hàng. Các nhân viên tín dụng phải cương quyết để đảm bảo công khai, đúng luật đối với các khoản vay.
Bật mí kinh nghiệm vàng để trở thành nhân viên tín dụng xuất sắc.
Cẩn thận
Đây là công việc liên quan đến tiền. Bởi vậy, chỉ cần sai lệch một con số, một dấu chấm, phẩy cũng có thể gây ra rất nhiều vấn đề và thiệt hại có thể sẽ rất lớn.
Trung thực, có đạo đức
Bởi công việc của nhân viên tín dụng là tiếp xúc với tiền mặt, là người đại diện cho ngân hàng tiếp xúc với khách hàng và tiếp nhận, thẩm định ban đầu hồ sơ của khách. Nếu không trung thực, vì tư lợi hoặc cố ý làm trái ngân hàng sẽ chịu tổn thất, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.
Nhiệt tình, chăm chỉ
Nhân viên tín dụng có thể coi là bộ mặt của ngân hàng, vì cuộc cạnh tranh trên thương trường là không bao giờ tránh khỏi, chỉ có sự năng nổ và nhiệt tình mới có thể theo đuổi nghề nghiệp lâu dài.
Các khách hàng không phải bao giờ cũng hẹn gặp được trong giờ hành chính hoặc tại ngân hàng. Lúc đó, nhân viên chỉ có thể hẹn gặp khách vào giờ ăn trưa, buổi tối hoặc trong các ngày nghỉ. Nhưng đó là yêu cầu công việc, không có sự nhiệt tình thì sẽ không thể làm được điều này.
Sử dụng ngoại ngữ và máy tính thành thạo
Đây là hai điều kiện quan trọng để bạn có thể có một mức lương hấp dẫn và khả năng thăng tiến cao trong công việc.
Nhân viên tín dụng là bộ mặt của ngân hàng
Lương của nhân viên tín dụng
Mỗi ngân hàng có chính sách chi lương cho nhân viên tín dụng khác nhau để thu hút nhân tài. Theo như khảo sát, mức lương của nhân viên tín dụng hiện nay từ 7 đến 10 triệu đồng.
Ngoài mức lương cứng, nhân viên tín dụng sẽ được thưởng thêm tiền hoa hồng dựa trên hiệu quả công việc. Hơn nữa, các ngân hàng cũng có chính sách điều chỉnh tăng lương hàng năm cho nhân viên tín dụng dựa trên hiệu quả công việc và mức độ gắn bó với ngân hàng.
Tìm hiểu thêm:
- Lương nhân viên tín dụng tại các Ngân hàng Thương Mại.
- Lương nhân viên tín dụng BIDV là bao nhiêu?
- Lương của nhân viên tín dụng Sacombank là bao nhiêu?
- Mức lương nhân viên tín dụng Agribank.
Trên đây là những chia sẻ về nghề nhân viên tín dụng - Bộ phận có thể xem là bộ mặt và phản ánh hình ảnh cũng như chất lượng dịch vụ của ngân hàng. Qua bài viết này bạn sẽ biết được những tố chất mà một nhân viên tín dụng cần có để đạt được thành công trong công việc.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất